Đơn vị hành chính: châu sửa

chữ châu không viết hoa trong tên địa danh, được sử dụng như là một danh từ chung để chỉ đơn vị hành chính thì trong tiếng Việt phải viết lên trước danh từ riêng. Còn viết sau thì chữ Châu đó phải được viết hoa và biến thành một phần không thể tách rời của danh từ riêng chỉ địa danh: ví dụ Lai Châu, Mộc Châu, Quảng Châu, Quỳnh Châu,...--Doãn Hiệu (thảo luận) 22:32, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mấy bài BQV Trungda viết vẫn dùng mấy từ Ích châu, Kinh châu đó thôi. Ví dụ như Lưu Yên. Và chẳng có quy định nào cả, ví dụ chẳng ai gọi là thành Tử Cấm hay tháp kim tự/tháp chữ kim cả. --Cnbhkine (thảo luận) 22:34, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôn trọng cách hành văn của tác giả hay vì người đọc tiếng Việt sửa

Tác giả đầu tiên dùng những từ ngữ xa lạ với đại chúng người đọc tiếng Việt hiện đại: Vi thị, Đoàn thị, trưởng tử,... (không có trong tiếng Việt hiện đại) mà trong tiếng Việt hoàn toàn có thể thay thế bằng các từ tiếng Việt phổ thông là họ Đoàn, họ Vi, con trưởng,... vậy có nên cố gắng tôn trọng không? Cái lý "tôn trọng cách hành văn của tác giả" thể hiện rõ ràng quan điểm sở hữu vĩnh viễn bài viết trên Wikipedia, vi phạm hiến chương của nó, khẳng định duy nhất một cái tôi cá nhân của tác giả.

Wikipedia:Câu thường hỏi? viết: Tại sao lối hành văn ở một số trang có vẻ lỗi thời?

Vì những người đóng góp trong Wikipedia tiếng Việt đến từ mọi nơi trên thế giới, không chỉ Việt Nam, một số người sinh sống ở nước ngoài không có cơ hội tiếp cận với tiếng Việt hiện đại, không sử dụng tiếng Việt tại Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy lối hành văn của một bài nào đó làm nhiều độc giả khó hiểu, xin sửa đổi để hoàn chỉnh bách khoa này. Tuy nhiên, xin tôn trọng cách hành văn của những tác giả trước nếu vẫn có thể hiểu được.

Như vậy tôn trọng tác giả nhưng tác giả không phải là tối thượng.

--Doãn Hiệu (thảo luận) 23:10, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lưu Ẩn”.