Thảo luận:Nông lịch

Bình luận mới nhất: 1 tháng trước bởi Exphainet trong đề tài Nhuận tháng mười một, tháng chạp, tháng giêng

Nhuận tháng mười một, tháng chạp, tháng giêng sửa

Bài này nói rằng "Không được tính nhuận các tháng Tý, Sửu, Dần" (tức là tháng mười một, tháng chạp, tháng giêng). Như vậy là không đúng với bài bên Wikipedia tiếng Trung (zh:農曆) vì theo bài đó thì vẫn có nhuận tháng mười một, tháng chạp, tháng giêng. Cụ thể, trong bảng ở zh:農曆#平气 thống kê từ năm 103 TCN đến năm 1644 có 38 lần nhuận tháng mười một, 61 lần nhuận tháng chạp, 52 lần nhuận tháng giêng; trong bảng ở zh:農曆#年 thống kê từ năm 1810 đến năm 2409 có 4 lần nhuận tháng mười một, 0 lần nhuận tháng chạp, 2 lần nhuận tháng giêng. Xem trên Baidu Baike thì:

  • Nhuận tháng mười một xảy ra vào các năm 1642, 2033, 2128, 2147, 2242. Riêng năm 2033 có tranh cãi, xem zh:2033年問題.
  • Nhuận tháng chạp xảy ra vào các năm 208, 1574, 3358, 3472, 3806, 3988, 4751, 4941. Theo "Hậu Hán thư, Sóc nhuận biểu" của Từ Thiệu Trinh thì "Năm Mậu Tý, niên hiệu Kiến An thứ 13 (208), tháng 12, sóc vào ngày Nhâm Ngọ. Tháng 12 nhuận, sóc vào ngày Nhâm Tý (建安十三年戊子十二月壬午朔。闰十二月壬子朔).
  • Nhuận tháng giêng xảy ra vào các năm 27, 217, 1640, 2262, 2357, 2520, 2539, 2634. Hậu Hán thư ghi chép việc Đặng Vũ trả chức Đại tư đồ vào tháng giêng nhuận năm Kiến Vũ thứ 3 (27): Hậu Hán thư, quyển 1 thượng chép: "三年春正月甲子,以偏將軍馮異為征西大將軍,杜茂為驃騎大將軍,大司徒鄧禹及馮異與赤眉戰於回溪,禹、異敗績。征虜將軍祭遵破蠻中,斬張滿。辛巳,立皇考南頓君已上四廟。壬午,大赦天下。閏月乙巳,大司徒鄧禹免。: Ngày Giáp Tý, tháng giêng, mùa xuân, năm [Kiến Vũ] thứ ba, lấy Thiên tướng quân Phùng Dị làm Chinh Tây Đại tướng quân, Đỗ Mậu làm Phiêu kỵ Đại tướng quân, Đại tư đồ Đặng Vũ cùng Phùng Dị giao chiến với quân Xích Mi ở Hồi Khê, Vũ, Dị thua trận. Chinh lỗ tướng quân Sái Tuân phá Man Trung, chém Trương Mãn. Ngày Tân Tỵ, đưa hoàng khảo Nam Đốn Quân vào tứ miếu. Ngày Nhâm Ngọ, đại xá thiên hạ. Ngày Ất Tỵ tháng nhuận, Đại tư đồ Đặng Vũ trả chức". Tống sử còn ghi chép việc Văn Ngạn Bác bình định cuộc nổi dậy của Vương Tắc ở Bối Châu vào tháng giêng nhuận, năm Khánh Lịch thứ 8 (1048): Tống sử, quyển 11 chép: "八年春正月丁丑,文彥博宣撫河北,明鎬副之。壬午,江寧府火。乙未,日赤無光 。閏月辛丑,貝州平: Ngày Đinh Sửu, tháng giêng, mùa xuân, năm [Khánh Lịch] thứ 8, Văn Ngạn Bác làm Tuyên phủ Hà Bắc, Minh Cảo làm phó. Ngày Nhâm Ngọ, phủ Giang Ninh bị cháy. Ngày Ất Mùi, mặt trời đỏ, không sáng. Ngày Tân Sửu, tháng nhuận, Bối Châu bình định".

Như vậy trang Chinese Leap Lunar Months nói rằng "The 11th, 12th and 1st lunar months shouldn't contain a Leap Month" là không chính xác. Nhuận tháng mười một, tháng chạp, tháng giêng chỉ hiếm gặp mà thôi, chứ không phải là không có. Theo giải thích ở trang này, nguyên nhân là do sau cải cách lịch năm 1645 (lịch Thời Hiến), kinh độ Mặt Trời được dùng để xác định vị trí 24 tiết khí, khoảng cách giữa 2 trung khí liên tiếp là 30°, mà trong mùa đông Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn nên chuyển động nhanh hơn, 2 trung khí liên tiếp chỉ cách nhau 29,75 ngày, xấp xỉ khoảng thời gian của một tháng âm lịch, do đó khả năng tháng sau tháng mười một, tháng chạp và tháng giêng không có trung khí là rất ít. Ngược lại vào mùa hè Trái Đất ở xa Mặt Trời hơn nên chuyển động chậm hơn, 2 trung khí liên tiếp cách nhau hơn 32 ngày nên khả năng xuất hiện tháng không có trung khí cũng nhiều hơn. Như vậy sở dĩ hiếm khi xảy ra nhuận tháng mười một, tháng chạp, tháng giêng là do chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời chứ người Trung Quốc không hề có quy tắc nếu tháng sau các tháng Tý, Sửu, Dần không có trung khí thì phải chuyển tháng nhuận sang tháng khác như trong bài hiện nay viết. Tranminh360 (thảo luận) 06:37, ngày 9 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

@Tranminh360 Còn một vấn đề hiếm nữa là ở Lịch âm Việt Nam có tháng Giêng nhuận rơi vào năm 2148 (Mậu Thân), vì là Việt Nam ăn Tết trước Trung Quốc. – Exphainet (thảo luận) 15:17, ngày 16 tháng 3 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Nông lịch”.