Thảo luận:Ngọc

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Tnt1984 trong đề tài Wikify

Định nghĩa sửa

Những định nghĩa của một từ nên được chuyển sang Wiktionary. Mekong Bluesman 22:15, ngày 16 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiêu bản sửa

Có nên làm 1 tiêu bản về đá quý-ngọc này hay không? Newone 10:24, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Thôi sửa

Sửa thế thôi, chờ các chuyên gia ngọc học viết cho hoành tráng hơn, anh em chỉ là dân ngoại đạo. Thêm nữa, thú thiệt, trong bài có một số tên ngọc từ trước tới nay tôi hầu như chưa biết gì! Khương Việt Hà 07:49, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không thống nhất sửa

Theo như tôi được biết thì opal và ngọc mắt mèo là một. Vậy tại sao trong rất nhiều phần của bài viết thì opal và ngọc mắt mèo là hai loại đá hoàn toàn khác nhau. Vậy mà đến cuối thì tác giả lại tiếp tục công nhận là hai loại đá này là một. Tôi không phải là một chuyên gia về đá quý nhưng quả thật cảm thấy hơi khó hiểu trước vấn đề này. Emerald king 08:49, ngày 22 tháng 3 năm 2009 (UTC)

Tôi không rành lắm tên tiếng Việt của các loại ngọc, nhưng từ "cat's eye" (Chrysoberyl) có phải là "ngọc mắt mèo" không nhỉ. Nếu đúng thì hai loại này phải khác nhau. Tuhan 01:11, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)

Cat's eye đúng là có nghĩa là mắt mèo, tuy nhiên khi nói đến đá ngọc mắt mèo thì người ta thường dùng từ opal thay vì cat's eye. Emerald king 13:05, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)

Xin trả lời các bạn sửa

Người sửa đổi cuối cùng bài viết về "Ngọc hay đá quý" trong Wikipedia đúng là chuyên gia trong ngành này ở Việt Nam. Xin được giải thích những thắc mắc đã nêu của các bạn như sau :

- Mắt mèo (cat's eye) hay mắt cọp (tiger's eye) là hiệu ứng ánh sáng đặc biệt bị khuếch tán theo một trục khi chùm tia sáng tiếp xúc với bề mặt cong, trơn láng của các loại ngọc mà có những bó sợi khoáng lạ song song ẩn bên trong, như bó sợi rutile chẳng hạn. Như vậy, bất cứ loại ngọc nào có yếu tố vừa nêu thì bề mặt sẽ có hiệu ứng " mắt mèo, mắt cọp nổi lên". Các loại ngọc thường gặp có hiệu ứng mắt mèo như : opal, ruby-sapphire, chrysoberyl, beryl, agate... Cho nên nếu gặp các viên ngọc này, bạn hãy gọi chúng là : opal mắt mèo, chrysoberyl mắt cọp, ruby mắt mèo nhé! (Tuy 2 mà 1, thấy 1 mà 2 đấy thôi ! ). - Hiệu ứng "sao / star : Các loại ngọc nếu có 2 bó sợi khoáng lạ (thường là rutile) ẩn bên trong giao nhau (chữ thập) hoặc 3-4 bó sợi giao nhau qua tâm thì sẽ có hiệu ứng "sao / star " 4 cánh hoặc 6 cánh. - Đá mắt mèo : thường để chỉ một loại ngọc bán quý dạng khối có chứa silic vi tinh thể(SiO2)và ngọc có từng lớp màu sắc vàng nâu phân biệt ,nên cũng gọi là đá mắt cọp (giống như ánh mắt của con cọp). - Trước năm 1980, người Việt chỉ quen với các loại ngọc như: ngọc thạch hay cẩm thạch(jade) và kim cương ( diamond, hay còn gọi là hạt xoàn) . Sau năm 1980, do hàng loạt các mỏ ngọc được phát hiện trên toàn Việt Nam thì ở nước ta mới biết đến tên các loại ngọc khác. Lúc ấy, hầu như mọi người đều phải dùng tên các loại ngọc (đá quý-đá bán quý) bằng tiếng Anh, Nga hoặc Pháp. Ngày nay, cùng với sự tiến triển của ngành này ở Việt Nam thì tên các loại ngọc đang dần dần được Việt hóa để tạo thuận lợi cho việc mua bán.Do vậy, nên các chuyên gia ngọc học vẫn đang phải loay hoay thảo luận đặt tên Việt Nam cho ngọc . Nên Bạn không biết tên chúng ...là đúng! Hoàng Chiến Thắng 13:46, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Hoàng Chiến Thắng.

Nghe đồng chí tự nhận là chuyên gia thấy giống "Mèo tự khen dài đuôi" quá :D Tớ sửa một lỗi chính tả cho đồng chí đấy (khuếch chứ không phải khuyếch) Tích Lan nhân (thảo luận) 13:49, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoài ra wiki không phải là nơi đưa những thuật ngữ chưa có trong những tài liệu khác. Đồng chí nên dẫn nguồn tài liệu đề cập đến cách dịch tên thuật ngữ sang tiếng Việt, nếu không sẽ bị liệt vào loại không có nguồn (có nghĩa là vô căn cứ). Tích Lan nhân (thảo luận) 13:53, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Wikify sửa

Có cần đặc bản wikify không nhỉ thấy cách trình bày hơi lộn xộn.Tnt1984 (thảo luận) 14:08, ngày 24 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Ngọc”.