Thảo luận:Nhuộm răng

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi 666.666.666 trong đề tài Bối tóc

Vi phạm bản quyền sửa

Xin đọc kỹ lại. Nhất là phần nói về các dân tộc. Phần nàu BS Duy cũng chịu 203.210.245.210 08:23, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)

Tôi đọc nhiều lần không thấy đoạn nào là chép lại từ trang đó. Xin chỉ rõ. Nguyễn Hữu Dng 08:24, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phần này:

...để làm sạch răng họ phải chà xát nhiều lần bằng một miếng cau khô sau đó dùng lưỡi dao hoặc lưỡi thuổng cùn hơ cho vừa nóng, rồi rắc bột cánh kiến lên để bột nhựa cánh kiến nóng chảy ra mà không cháy thành than. Chờ cho bột nhựa cánh kiến vừa nguội mới lấy nhựa đó miết vào răng. Miết cho đến lúc chất nhựa này bọc hết hai hàm răng mới thôi. Trong vòng 7 dến 10 ngày sau không được dùng thức ăn uống nóng, không nhai đồ ăn cứng, khi răng trở nên màu ngà họ sẽ nhuộm đen bằng nhựa cây mét non.

Từ [1]:

...để làm sạch răng họ phải chà sát nhiều lần bằng một miếng cau khô sau đó dùng lưỡi dao hoặc lưỡi thuổng cùn hơ cho vừa nóng, rồi rắc bột cánh kiến lên để bột nhựa cánh kiến nóng chảy ra mà không cháy thành than. Chờ cho bột nhựa cánh kiến vừa nguội mới lấy nhựa đó miết vào răng. Miết cho đến lúc chất nhựa này bọc hết hai hàm răng mới thôi. Trong vòng 7 dến 10 ngày sau không được dùng thức ăn uống nóng, không nhai đồ ăn cứng, khi răng trở nên màu ngà họ sẽ nhuộm đen bằng nhựa cây mét non.

Phần này:

...cũng biết nhuộm răng đen như người Kinh, nhưng cách nhuộm và thuốc nhuộm thì khác hẳn. Họ nhuộm răng đơn giản bằng nước vắt của lá cây mơ tam thể (Paederia foetida L.) hoặc lá cây mơ lông (Paederia tomentosa Blume), cả hai đều thuộc họ Thiến Thảo (famille des Rubiaceae). Trong nước vắt này có một tinh chất mùi hăng hăng của Bisulfure de Carbone ; người ta đã chiết suất được hai alcaloide là Paederine alpha và Paederine béta. Ðộ bền kém (chỉ chừng một tháng trở lại) cho nên phải nhuộm lại luôn, nếu muốn "làm đẹp".

Từ [2]:

...cũng biết nhuộm răng đen như người Kinh, nhưng cách nhuộm và thuốc nhuộm thì khác hẳn. Họ nhuộm răng đơn giản bằng nước vắt của lá dây mơ tam thể (Paederia foetida L.) hoặc lá dây mơ lông (Paederia tomentosa Blume), cả hai đều thuộc họ Thiến Thảo (famille des Rubiaceae). Trong nước vắt này có một tinh chất mùi hăng hăng của Bisulfure de Carbone ; người ta đã chiết suất được hai alcaloide là Paederine alpha và Paederine béta. Ðộ bền kém (chỉ chừng một tháng trở lại) cho nên phải nhuộm lại luôn, nếu muốn "làm đẹp"....

Thưa quý độc giả, tôi xin đính chính là họ Rubiaceae được dịch sang tiếng Việt là họ Cà phê (nguyenvanliemcagipharm@yahoo.com)

Phần này:

Việc nhuộm răng phải tuân theo từng giai đoạn làm sao cho răng đạt màu đen bóng. Để khởi đầu cho việc nhuôm răng thì miệng và răng phải được làm vệ sinh, phải chuẩn bị hàm răng cho thật sạch. Không được có bợn, bả răng trong các kẽ và chân răng phải lấy hết cho đến khi lấy tay sờ vào thân răng phải trơn láng mới được.
Trong ba ngày đầu phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn với muối sống hầm chín thành bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai ngậm chanh hoặc hạnh, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của nước chanh làm cho lớp men răng "mềm" đi, tính a xít của chanh sẽ bào mòn tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng. Thời gian này là thời gian đau đớn nhất cho người nhuộm vì răng, môi, lưỡi, lợi và niêm mạc trong vòm họng sưng tấy, hai hàm răng lung lay gần như muốn rụng. Thuốc nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến được điều chế trước đó 7 –10 ngày theo đúng công thức với tỷ lệ bột nhựa cánh kiến và nước cốt chanh tùy theo mỗi người, chất sền sệt đó được trét lên một mảnh vải thô trắng hay lụa. Ở thôn quê, người ta trét lên lá dừa, cau hay lá ngái sau đó mới áp lên hai hàm răng. Việc áp thuốc nhuộm răng được thực hiện vào sau buổi ăn chiều, đến giữa đêm sẽ được thay bằng một miếng áp mới.
Đến sáng bà thầy sẽ gỡ ra thật nhẹ nhàng nhằm tránh sự bong tróc lớp nhựa sơn mới phủ lên đêm trước. Sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm, có nơi dùng nước dưa chua để thải hết chất thuốc còn sót lại. Người nhuộm răng gần như phải ngậm miệng suốt đêm, tránh để miếng thuốc nhuộm bong ra, phải làm như vậy mỗi đêm 2 lần trong 7 đêm. Khoảng thời gian đó người nhuộm răng chỉ được nuốt chửng thức ăn chứ không được nhai. Thông thường các bà thầy cho các người nhuộm răng ăn bún trộn với mỡ heo và nước mắm để dể nuốt trửng. Khi thấy răng có màu đỏ già (màu của cánh kiến) thì việc nhuộm răng sẽ bước qua giai đoạn 2 là giai đoạn nhuộm đen răng bằng cách phết dung dịch bôi đen lên răng. Thuốc bôi đen là hỗn hợp phèn đen trộn với nhựa cánh kiến, dung dịch này được phết trong 2 ngày.
Sau đó phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là thuốc xỉa nước. Giai đoạn cuối cùng là cố định bằng nhựa của gáo dừa được đốt hay nấu chảy, chất nhựa này tạo thành một lớp men trên thân răng. Người ta gọi giai đoạn này là "giết răng". Khi hoàn tất giai đoạn này người nhuộm răng sẽ có một hàm răng đen bóng như hột mãng cầu.

Từ [3]:

Việc nhuộm răng phải tuân theo từng giai đoạn làm sao cho răng đạt mầu đen bóng. Để khởi đầu cho việc nhuôm răng thì miệng và răng phải được làm vệ sinh, phải chuẩn bị hàm răng cho thật sạch. Không được có bợn, bả răng trong các kẻ và chân răng phài lấy hết cho đến khi lấy tay sờ vào thân răng phải trơn láng mới được.
Trong ba ngày đầu phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn với muối sống hầm chín thành bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai ngậm chanh hoạc hạnh, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của nước cốt làm cho lớp men ngoài răng "mềm" đi, tính acid của chanh sẽ bào mòn tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng. Thơi gian này là thời gian đau đớn nhất cho người nhuộm răng, môi, lưỡi, lợi và niêm mạc trong vòm họng sưng tấy, hai hàm răng lung lay gần như muốn rụng. Thuốc nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến được điều chế trước đó 7 –10 ngày theo đúng công thức với tỷ lệ bột nhựa cánh kiến và nước cốt chanh tùy theo mỗi người, chất sền sệt đó được trét lên một mảnh vải thô trắng hay lụa. Ở thôn quê, người ta trét lên lá dừa, cau hay lá ngái sau đó mới áp lên hai hàm răng. Việc áp thuốc nhuộm răng được thực hiện vào sau buổi ăn chiều, đến giữa đêm sẽ được thay bằng một miếng áp mới.
Đến sáng bà thầy sẽ gỡ ra thật nhẹ nhàng tránh bị bong tróc lớp nhựa sơn mới phủ lên đêm trước. Sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm, có nơi dùng nước dưa chua để thải hết chất thuốc còn sót lại. Người nhuộm răng gần như phải ngậm miệng suốt đêm, tránh tối đa miếng thuốc nhuộm rơi bong ra, phải làm như vậy mỗi đêm 2 lần trong 7 đêm. Khỏang thời gian đó người nhuộm răng chỉ được nuốt trửng thức ăn chứ không được nhai. Thông thường các bà thầy cho các người nhuộm răng ăn bún trộn với mỡ heo và nước mắm để dể nuốt trửng. Khi thấy răng có mầu đỏ già, mầu của cánh kiến thì việc nhuộm răng sẽ bước qua giai đoạn 2 là giai đoạn nhuộn đen răng bằng cách phết dung dịch bôi đen lên răng. Thuốc bôi đen là hỗn hợp phèn đen trộn với nhựa cánh kiến, dung dịch này được phết trong 2 ngày.
Sau đó phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là thuốc xỉa nước. Giai đoạn cuối cùng là cố định bằng nhựa của gáo dừa được đốt hay nấu chảy, chất nhựa này tạo thành một lớp men trên thân răng. Người ta gọi giai đoạn này là “giết răng”. Khi hoàn tất giai đoạn này người nhuộm răng sẽ có một hàm răng đen bóng như hột mãng cầu.

Nếu bạn đã được phép sử dụng văn bản của Bác sĩ Duy, bạn cần phải chép lại lời cho pháp vào trang thảo luận này để mọi người có thể đọc xem.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:33, ngày 21 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bối tóc sửa

Tôi đã sửa lại là "bới tóc", còn từ "bối tóc" không chính xác lắm, sao người viết cứ nhất định sử dụng từ này ? Casablanca1911 09:00, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Bối tóc củ hành" đúng mà, chữ bới lên thì còn gì nữa. Chưa thấy người bối tóc à, chải xong, vấn tròn 1 cục, nếu ít tóc dài thì thành củ hành, nhiều tóc dai thì thành quả...bưởi 666.666.666 09:10, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi biết rồiiiii, "bới tóc" cũng là diễn tả việc đó đấy và là động từ. Còn "bối tóc" ít được sử dụng hơn, nó hay được dùng như danh từ. "Bối tóc củ hành" là danh từ. Người ta hay sử dụng như xả bối tóc xuống hay cất giấu thứ gì đó vào trong bối tóc...Casablanca1911 09:22, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy ở Hà Nội xưa hay dùng từ "búi" tóc hơn, cả với nghĩa động từ lẫn danh từ. Gần đây mới nghe thấy từ "bới tóc", hình như du nhập từ miền Nam theo các kiểu tóc mới. Từ "bối" thì quả chưa nghe thấy bao giờ. (Tmct 09:34, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời


Nếu tôi sai, có lẽ vì tôi đã quá già. 666.666.666 09:40, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ "bối" không có ở miền bắc đâu nhé ! "búi" là đúng nhất. Casablanca1911 09:43, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ok. Đúng nhất. Đã xem lại cách phát âm của từ Nôm (chữ này có thêm dấu nháy, nếu không có dấu này thì đọc là bối, có dấu nháy thì đọc là búi). Nhưng chuyển sang bài khác nhé. tóc củ hành hoặc búi tóc củ hành. OK.?666.666.666 09:50, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quả thực là tôi đã già. Mắt mờ.

Quay lại trang “Nhuộm răng”.