Thảo luận:Quân đội nhà Lý

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Tmct trong đề tài Nhận định
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Nùng Trí Cao sửa

Mục "Dân tộc thiểu số" trong "Quân sự nhà Lý" có nói về cuộc chiến tranh với người Nùng do Nùng Tôn Phúc và con là Nùng Trí Cao lãnh đạo. Nội dung và ý tứ của mục này xuất phát từ quan điểm của người Việt (Kinh) nhiều. Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nước khác về cuộc khởi nghĩa của cha con Nùng Tôn Phúc - Nùng Trí Cao (Ở Trung Quốc, Nùng Trí Cao được gọi là Nong Zhigao và được cho người dân tộc Choang (Zhuang), dân tộc thiểu số Khu Tự trị Choang Quảng Tây của Trung Quốc). Ngay website của chính quyền tỉnh Cao Bằng cũng có trang ca ngợi Nùng Trí Cao và cho hay rằng, ở tỉnh này có nhiều đền thờ do nhân dân lập nên để thờ Nùng Trí cao cũng như cha mẹ ông.

Theo tôi, cho đến khi có những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy về cuộc nổi dậy (khởi nghĩa? phản loạn?) của Nùng Trí Cao, các thành viên Wikipedia nên thận trọng và giữ tinh thần trung lập khi đề cập đến nhân vật này và cuộc nổi dậy của ông ta. thảo luận quên ký tên này là của Dinh Dao Anh Thuy (thảo luận • đóng góp).

Nhận định sửa

Sách Lịch Sử Việt Nam - tập 1, đã ghi lại những thành tích cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời vua Lý Nhân Tông như sau:

Do thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến mà trong suốt cả thời kỳ thống trị ở phương bắc từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, nhà Tống không dám đụng chạm đến đất nước ta. Dù chí xâm lược của nhà Tống thực sự đã bị đè bẹp dưới sức mạnh đoàn kết đấu tranh kiên cường, bất khuất và trí tuệ sáng tạo của dân tộc ta. Ý nghĩa lịch sử quan trọng của cuộc kháng chiến là buộc nhà Tống, năm 1164, phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.

Thực ra nhận định trên của các tác giả sách LSVN là chưa chính xác, đúng là nhà Tống bại trận nên không dám xâm chiếm Đại Việt nữa, tuy nhiên dựa vào đấy mà dám cho rằng gần 100 năm (1075-1164)sau vì ý chí xâm lược bị đè bẹp nên phải công nhận Đại Việt là một vương quốc độc lập thì thật là thiển cận. Thực ra nhà Tống công nhận vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc Vương là vua của An Nam Quốc là vì Nhà Tống ngày càng bị Kim Quốc và Tây Hạ uy hiếp nặng nề ở mặt Bắc, họ trở nên suy yếu và chỉ kiểm soát được miền Nam Trung Hoa thôi, trong lúc đó uy tín quân sự Đại Việt càng mạnh sau chiến thắng Đế quốc Khmer(1145), khi sứ Kim quốc đến Đại Việt nhà Tống sợ Đại Việt liên kết với Kim Quốc đánh Nam Tống nên phải lấy lòng Đại Việt bằng cách công nhận Đại Việt là một nước độc lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc Vương, đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền giành được độc lập (939) xưng vương nhà Tống mới công nhận vua và vương quốc độc lập của Đại Việt. Trước đó các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ Quận Vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống


Tôi gỡ phần trên ra khỏi bài vì nội dung trên vừa lệch vừa chứa nhiều lập luận cá nhân không biết trích từ đâu. Ngay cả nhận xét được trích dẫn cũng chỉ nói đến 1 cuộc chiến tranh, một phần của toàn bộ "quân sự nhà Lý", chứ không đúng với tên mục là "nhận định" [về quân sự nhà Lý]. Nếu thấy "thiển cận" và "chưa chính xác" thì tốt nhất đừng đưa vào đây, sức mấy mà liệt kê hết các đánh giá thiển cận.

Thông tin về "lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền dành được độc lập (939) xưng vương..." xin đưa vào bài thích hợp, nhà Lý chẳng hạn.Tmct (thảo luận) 14:22, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Quân đội nhà Lý”.