Thảo luận:Song song hóa thuật toán Dijkstra trên đồ thị

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Ilen.khtn trong đề tài Tên bài

Tên bài sửa

Thuật toán song song về nghĩa chung không phải chỉ là thuật toán trong đồ thị. Người ta có thể dùng thuật toán song song trong các vấn đề khác khi cần tính toán trên nhiều đối tượng, muốn làm giảm thời gian tính toán cũng như tăng hiệu quả thuật toán như ứng dụng trong vật lí (tính toán va chạm giữa các nguyên tử) hay dự báo thời tiết... Do vậy cần đổi tên bài. Earthshaker (thảo luận) 09:09, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhắc đến thuật toán song song người ta chỉ nghĩ đến trong khoa học máy tính mà thôi, thêm ý nữa kẻo mọi người không hiểu sâu sắc, cái chính là áp dụng khoa học máy tính vào đời sống các lĩnh vực nào đó bằng cách dùng thuật toán song song, cho nên việc nó liệt kê vào khoa học máy tính là điều khá bình thường. Nội dung bài khá lệch, thuật toán song song nói vài dòng tự dưng lấy đâu ra cái ví dụ về thuật toán Dijkstra của 1 báo cáo khoa học nào đó chêm vào, PR bản thân chăng?  TemplateExpert  Thảo luận 09:31, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Những đóng góp của (những) sinh viên (ở trường Khoa học Tự nhiên TPHCM?) về nội dung lí thuyết đồ thị thời gian qua cần phải xem lại. Earthshaker (thảo luận) 09:35, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đang xem xét viết lại. Nguồn từ hội nghị báo cáo sinh viên có thể xem là thiếu tin cậy không ta?  TemplateExpert  Thảo luận 09:38, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Về mặt học thuật trong khoa học tự nhiên thì theo tôi các conf quốc tế trở lên mới đủ độ tin cậy, vì có phản biện nghiêm túc. Với wiki tiếng Việt có thể hạ chuẩn xuống hội thảo quốc gia, còn báo cáo sinh viên thì e là chưa đủ độ tin cậy. Earthshaker (thảo luận) 10:17, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, đây không phải là một đề tài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh cấp quốc gia. Đây chỉ là đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Đề tài chủ yếu xoay quanh việc ứng dụng thuật toán song song cho bài toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị bằng thuật toán Dijkstra, hiểu một cách ngắn gọn là tìm cách song song hóa thuật toán Dijkstra trong bài toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị như một bước cải tiến để tối ưu hóa thuật toán.

Thứ hai, mặc dù rất cố gắng nhưng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào tin cậy hơn các tài liệu đã dẫn nói về chủ đề này. Do đó, tôi đã sử dụng các tư liệu này để biên soạn bài viết. Trong quá trình biên soạn chắn chắn có thiếu sót, cụ thể là tiêu đề bài viết đã gây nhầm lẫn khi làm cho người đọc lầm tưởng là bài viết chỉ nói về thuật toán song song. Do đó có thể tiêu đề bài viết cần đổi lại là "Song song hóa thuật toán Dijkstra trên đồ thị" đề sát với nội dung bài viết ban đầu. => Vui lòng, đổi tên và khôi phục lại bài viết như ban đầu.

Thứ ba, việc biên soạn và đưa các tài liệu này lên Wiki nhằm chuẩn hóa các nội dung trong bài viết thông qua sự đóng góp của cộng đồng, từ các chuyên gia hoặc những người có hiểu biết sâu rộng về vấn đề này. Một vấn đề dù chưa hoàn thiện nhưng được nêu ra để xây dựng hoàn thiện thêm vẫn tốt hơn là không làm gì cả và để nó chết trong quên lãng. Hơn nữa, mặc nội dung bài viết biên soạn từ đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên nhưng ở mức độ nào đó các nội dung này đều đã được phản biện(sơ lược) từ các giảng viên hướng dẫn. Nên các nội dung này vẫn tạm chấp nhận được trong khi chờ bổ sung hoặc chuẩn hóa từ các nội dung hoàn chỉnh hơn.

Mặc khác Wiki là bách khoa toàn thư mở(để mọi người còn đóng góp bổ sung) chứ không phải là chân lý bất biến mà yêu cầu nội dung đưa lên phải chính xác và chuẩn hóa tuyệt đối tại thời điểm công bố thông tin.

Cuối cùng, bài viết biên soạn với mục đính nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về môn lý thuyết đồ thị cũng như các ứng dụng của nó. Hoàn toàn không mục đích hoặc(và) hành vi PR cá nhân. Có rất nhiều cách hay ho và thông minh hơn để thực hiện việc này và Wiki là một lựa chọn tồi cho bất kỳ ai có ý định PR bản thân. Việc quy chụp người khác khi chưa có đầy đủ thông tin cũng như sự thấu hiểu là hành vi nên tránh, vì nó không phù hợp với môi trường tranh luận văn minh dân chủ và những người được giáo dục tốt. I Len (thảo luận) 11:15, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn có thể nhập chung nội dung vào bài thuật toán Dijkstra phần phương pháp song song. Phần lấy mã ban đầu bạn có thể xem trang lịch sử để lấy.
Bài thuật toán Dijkstra thiên về lý thuyết do một nhóm khác biên soạn trong khi bài của tôi thiên về ứng dụng. Do đó, chúng tôi cần nhiều thời gian để thảo luận và thống nhất với nhau cần giữ nguyên hoặc(và) thay đổi một phần hoặc(và) toàn bộ cấu trúc cũng như nội dung các bài viết trước khi đồng bộ chúng với nhau. Việc này là cần thiết giúp hạn chế các xung đột, cũng như các tranh chấp liên quan đến học thuật hay bản quyền bài viết. Vậy nên, trước mắt để dễ theo dõi tôi sẽ khôi phục lại bài viết như cũ. Việc gộp chung 2 nội dung sẽ bắt đầu sau khi chúng tôi thống nhất được các nội dung trên với nhau.I Len (thảo luận) 12:27, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ở Wiki nếu viết về khoa học bạn nên sử dụng nguồn mạnh đến cực mạnh thì tốt hơn.

Tôi đang nổ lực hết khả năng trong việc nâng cao chất lượng các bài viết. Nội dung bài viết sẽ được chuẩn hóa và bổ xung theo thời gian khi có nhiều kiện nghiên cứu hoặc nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này hơn.I Len (thảo luận) 12:27, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời


  • Nguồn của bài thuật toán song song dành cho đồ thị thì thế giới đã đi từ lâu. Bạn có thể hỏi thầy của bạn sẽ biết.
  • Bạn thông cảm Wiki có quy định hẳn hoi cho nên sẽ có 1 số quy định hay thắc mắc của mọi người tham gia Wiki.
  • Wiki không phải bất biến nhưng để nâng cao chất lượng chúng ta nên có nguồn mạnh.

 TemplateExpert  Thảo luận 11:27, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trước khi viết bài tôi luôn tôn trọng các quy định do Wiki đưa ra. Tuy nhiên, việc biên soạn các tài liệu chuyên sâu, đặt biệt là các chuyên đề thiên về lý luận, học thuật không phải lúc nào cũng thuận lợi vì cần đầu tư rất nhiều thời gian cũng công sức để nghiên cứu. Vậy nên, tạm thời ta chấp nhận cái đang có(miễn sao không quá tệ) rồi nâng cấp dần thành cái mình muốn vẫn tốt hơn là không làm gì và không có gì cả.I Len (thảo luận) 12:27, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Song song hóa thuật toán Dijkstra trên đồ thị”.