Thảo luận:Tổng đốc Phương

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Magnifier trong đề tài tứ Định hay tứ Hỏa

Untitled sửa

Theo tôi thì Tổng Đốc Phương là công thần nhà Nguyễn Nguyễn Tri Phương chớ không phải là Đỗ Hữu Phương.

Tránh vi phạm bản quyền sửa

Đoạn 1: Pháp chiếm Sài Gòn, Phương trốn lên Bà Điểm chờ thời. Khi thành Chí Hòa thất thủ, nhờ cai tổng Phước ở Bình Điền dẫn ra trình diện với Francis Garnier bấy giờ làm Tham biện hạt Chợ Lớn. Lãnh phận sự dọ thám và kêu gọi những người khởi nghĩa ra hàng. Về mặt quân sự, Phương rất khôn ngoan, chỉ tham gia vài trận đánh cho Pháp tin cậy: trận đánh Bà Điểm, lúc bấy giờ lọt vào tay cậu Hai Quyền (con Trương Định) vào tháng 7-1866. Tháng 11-1867 cùng Tôn Thọ Tường đi Bến Tre để chiêu dụ hai cậu con trai ông Phan Thanh Giản; tháng 3-1868 xuống Rạch Giá dẹp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, tàu mắc cạn, nghĩa quân đóng đồn ở Sóc Suông (gần chợ Rạch Giá) chống cự mãnh liệt, Phương và bọn mã tà gần 200 người đã gần hết đạn nhưng vẫn cố thủ để chờ viện binh. Tháng 7-1686 được làm Đốc phủ sứ ở Vĩnh Long, góp phần truy nã nghĩa quân khi tên phó tổng ác độc ở Vũng Liêm bị giết.

Đoạn 2: Phương bị mất tín nhiệm vì đã bảo lãnh, xin chứa chấp và theo dõi Thủ Khoa Huân trong nhà. Suốt khoảng ba năm (sau khi bị đày ở Cayenne rồi được ân xá), Thủ Khoa Huân biết lợi dụng hoàn cảnh để liên lạc với những Hua kiều theo Thiên Địa Hội ở Chợ Lớn và tới lui vùng Tân An để cổ súy, tổ chức cuộc kháng chiến. Nhưng rút cuộc, Phương vẫn ung dung, càng mau giàu thêm và được thăng Tổng đốc.

2 đoạn trên giống y nguồn, cần phải viết lại nếu không sẽ vi phạm bản quyền. Lê Thy 07:14, ngày 17 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra còn cần sửa danh xưng để cho trung lập, trong tiếng Việt, gọi trống không tên (không có họ) là có ý coi thường. Tmct 13:38, ngày 17 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cách viết hoa tên người sửa

Viết hoa tên người:

  • Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu,... đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố Cái Đại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù Đổng Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, v.v…
  • Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng một danh từ chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước, v. v...) kết hợp với một danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu,... thì danh từ chung đó được viết hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị, Nghè Tân, Trạng Lường, Đồ Chiểu, Tú Xương, Đội Cấn, v. v...
  • Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường, Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui, v. v...

Trường hợp Tổng Đốc Phương, Thủ Khoa Huân, Thoại Ngọc Hầu v.v... rơi vào trường hợp thứ 3.

(trích Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:22, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không phản đối, tuy nhiên các kiểu viết chữ thường đối với các chức danh, tước vị vẫn để chuyển hướng. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 00:31, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã giải thích bên trên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể viết là Tổng đốc Phương hoặc tổng đốc Phương, nếu muốn. Nhưng đây là trường hợp tên riêng + tên chức vụ được xem như là tên riêng, tương tự như: Lãnh Binh Thăng, Phó Cơ Điều, Thủ Khoa Huân, Thoại Ngọc Hầu, Đốc Binh Vàng, Quản Cơ Thành v.v...Điều này vẫn được xem là đúng qui định theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cảm ơn bạn đã trao đổi. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 06:02, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tái bút: Giải thích để bạn thấy việc ghi tên như vậy không trật, nhưng theo tôi nên để tên bài là Đỗ Hữu Phương, rồi trong bài dùng tên Tổng đốc Phương hay gì gì đó... là phù hợp nhất.

Vì sao? Vì tôi thấy đa phần những người được ghi tên theo kiểu như Lãnh Binh Thăng, Phó Cơ Điều, Thủ Khoa Huân, Thoại Ngọc Hầu, Đốc Binh Vàng, Quản Cơ Thành v.v...đều là những người có công với nhân dân, với non sông Việt. Các anh chị Bảo quản viên nghĩ sao? Chuyển hướng nhé? Nếu ok, thì nhân tiện chuyển luôn Lãnh Binh Tấn thành Huỳnh Công Tấn dùm Nguyên...Chúc mọi người đều vui. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 06:37, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

lý do của Thuydaonguyen nghe mắc cười quá. Tôi thì thích cái ông Tổng đốc Phương và nhiều người thân Pháp có thể cũng vậy.--203.160.1.56 (thảo luận) 06:43, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên để tên bài là Tổng Đốc Phương, Lãnh Binh Tấn..., lý do: các tên Đỗ Hữu Phương, Huỳnh Công Tấn hoàn toàn không quen thuộc. Không liên quan chuyện công tội ở đây. Avia (thảo luận) 07:34, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

tứ Định hay tứ Hỏa sửa

Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định. Trong bài chú Hỏa lại nói tứ Hỏa và có nguồn. Vậy xin hỏi "tứ Định" có nguồn thế nào, cần bổ sung. Avia (thảo luận) 02:10, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC) Trả lời: Cụ Vương trongSài Gòn năm xưa (và theo nhiều tài liệu viết vào thời kỳ này nhưng các bạn hỏi thình lình không nhớ, nếu các bạn thấy cụ Vương chưa đủ, sẽ tìm thêm sau) ghi rõ Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.(Nxb TP. HCM, 1991 tr. 258). Về sau, có người nói Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa hay tứ Trạch hay tứ Bưởi..., chỉ là dạng thêm thắt mà thôi... Trả lời

Trong sách này, thấy ông Vương Hồng Sển, viết chú hỏa và Quách Đàm ở phần sau, chắc là thuộc thế hệ giàu sau. ThânBùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 02:39, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC) Và đây nữa.Trả lời

Bạn nên tra kỹ nguồn rồi sửa lại cái gì gì đó cuối trang nhé? Thân Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 02:58, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Định là ai? Và tên thật là gì ? Magg 03:02, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Gia Định xưa (Nxb TPHCM, tr. 181) của nhà văn Sơn Nam cũng ghi 4 ông như vậy.

Cụ Vương và Sơn Nam, là 2 ông thổ địa, vậy là bạn tin chưa? Và nhà văn Nguyên Hùng nói ở đây [1]

Tứ Định là Hộ Định - Làm Hộ trưởng, họ Trần (?) Nhà ở khoảng giữa đường Trần Thanh Cần, gần dốc cầu Palikao một đầu và chợ Quách Đàm một đầu. Ngôi nhà năm căn trệt chạm trổ thật khéo, cột cẩm lai bóng ngời ngó thấy mặt; trong nhà vật dụng từ khí từ cái bàn, cái ghế, cái đôn sành đều có vẻ cũ xưa. Mấy năm trước chính mắt tôi còn thấy làu làu vững chắc tuy khuỷnh vườn sân trước đã bị cắt xén sát mặt tiền nhường chỗ làm thềm và đường cái nay mở rộng nên lấp kinh. Gần đây, vì đất chợ cao giá nên tuy nhà lập làm phần hương hỏa mà con cháu đã bán và dỡ đi. Thay vào đó là một dãy phố lầu tiệm buôn khách trú. Phần hoa lợi tuy có thêm, nhưng thiệt hại phần cổ tích từ đây và cứ theo đà nầy, đô thành Sài Gòn ngày một mất dần những dấu vết xưa.[2]

Trên web, theo Nguyên, rất nhiều thông tin sai lệch. Vì vậy, khi sử dụng nên cân nhắc và tra kỹ lại. thân Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 03:40, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tin chứ, chỉ muốn hỏi về Tứ Định thôi vì xưa nay cũng ít nghe, cụ Vương Hồng Sển và nhà văn Sơn Nam thì tin tuyệt đối vì đây là hai thổ địa Nam Bộ. Magg 03:50, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tổng đốc Phương”.