Thảo luận:Tự Đức

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Ituvan trong đề tài Lại là hoàng hậu
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Chưa có tiêu đề sửa

Bài này tôi gắn bảng đề nghị xóa vì bài lan man không bám sát chủ đề bài là Tự Đức chứ không phải tôi làm biếng sửa. Lê Thy

Không có thời gian cãi nhau với bạn. 193.52.24.125 09:42, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ở đây tôi trình bày lý do gắn bảng kém chất lượng. Sao lại gọi là cãi nhau? Bạn biết quý thời gian còn người khác thì không ư? Hãy cẩn thận trước khi gán ghép từ "làm biếng " cho người khác.Lê Thy 02:23, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng thấy không được thỏa mãn khi đọc bài này. Viết về một nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng (dù tích cực hay tiêu cực) trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhưng bài viết sơ sài quá. Mặc dù ít học và ít đọc, tôi cũng biết rằng xung quanh nhân vật Tự Đức, cần phải nói tới, một là vai trò của ông ta trên cương vị người lãnh đạo đất nước, trong hoàn cảnh lúc đó chính sách, quan điểm cai trị của ông ta như thế nào, hành động cụ thể của ông ta là gì, đã để lại kết quả, hoặc hậu quả gì cho đất nước? Hai là với vai trò của một nhà thơ, như nhiều người nhắc tới, ông ta đã có thành quả sáng tác nào? Thực ra tôi muốn tìm lại nguyên văn một câu nhận xét của TD về Trần Hưng Đạo, trong đó ông ta nói về đức thánh Trần rằng "may mà thắng", nên vào đọc bài này, vì vậy xin đừng "cãi nhau" với tôi, tôi không có ý kiến gì khác đâu.hatbui 08:43, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC) thảo luận quên ký tên này là của Hatbuicodoc (thảo luận • đóng góp).

Bà Từ Dụ sửa

Tên thật là Phạm Thị Hàng (còn có tên khác là Hằng, Nguyệt) người huyện Tân Hòa, Gia Định (nay thuộc Gò Công Đông, Tiền Giang), là con gái của Thượng thư Bộ Lễ Phạm Đăng Hưng. Bà sinh ngày 9.5 năm Canh Ngọ (1810), từ nhỏ nổi tiếng là người thông minh hiếu thảo, ham học. Năm 1823, khi mới 13 tuổi bà được gả cho hoàng tử Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này), năm 1829 bà sinh Hồng Nhậm (tức vua Tựï Đức), năm 1843 bà được phong làm Thành phi, rồi Quý phi năm 1846. Là người rất thông minh, có trí nhớ tuyệt vời nên bà thường được vua Thiệu Trị hỏi bàn việc nước.

Khi Tự Đức lên ngôi, bà được tấn phong làm Hoàng Thái hậu (1849) với mỹ hiệu là Từ Dụ. "Từ" là tình thương của người trên đối với kẻ dưới, ở trong nhà mẹ cũng thường được gọi là Từ, còn "Dụ" nghĩa là giàu có, đầy đủ, lại cũng có nghĩa là khoan thai. Tuy nhiên người ta vẫn cứ quen gọi bà là Từ Dũ, dù trong Hán tự chữ Dũ và chữ Dụ rất khác nhau.(xem[1]) Nói thêm Nhà Nguyễn có lệ không phong Hoàng hậu, trừ Hoàng hậu Nam Phương, cho nên tôi xin phép chỉnh lại. Mong người soạn vui lòng. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:12, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trung lập sửa

Ông là người chịu trách nhiệm chính (?) trong việc để mất Nam kì Lục tỉnh, Bắc kì dẫn đến mất cả nước về tay giặc (?) sau này. Giặc đến lúc đánh lúc hàng, gặp việc không quả quyết, lại nghe lời xu nịnh của bọn quan lại hèn nhát (?) (phái chủ hòa-chủ bại)nhiều lần ra lệnh quan quân thoái lui, bỏ mặc nhân dân (?) wiki gì mà kỳ vậy, sao giống góc nhìn VN thế?Người hùng cô đơn (thảo luận) 05:36, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lại là hoàng hậu sửa

Bắt đầu từ Minh Mạng mới hông có hoàng hậu. Bà Tống Thị Lan được phong hoàng hậu 1806 mà.--Ngọc Dung 513 (thảo luận) 15:19, ngày 21 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề nghị Ngọc Dung 513 cho 1 nguồn đáng tin cậy rồi hẵn nói.--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 14:18, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Muốn hiểu được VN hiện nay có lẽ phải truy đến tận thời Tự Đức. Nếu VN thức thời hơn thì lịch sử đã đi theo hướng khác. VN chắc chắn không thua Thái vì người Thái cũng chẳng thông minh hay siêng năng hơn người Việt. Chưa chắc giới tinh hoa hiện nay đã có tư duy tốt hơn giới tinh hoa thời Tự Đức. Hiện nay VN đang mở cửa nên có thể học hỏi nhiều, nhận được nhiều sự trợ giúp quốc tế chứ về nền tảng tinh thần, văn hóa, học vấn, đạo đức thì cái gọi là giới tinh hoa ở VN chẳng qua là mấy anh nông dân gặp thời thành ông này ông nọ chứ họ chẳng có gì có thể gọi là tinh hoa. Giới tinh hoa thời Tự Đức gặp hạn chế do họ ít tiếp xúc với bên ngoài chứ chẳng phải họ ngu. Hậu quả tồi tệ nhất của cuộc cách mạng vô sản ở VN là nó làm đảo lộn trật tự xã hội khiến VN không còn giới tinh hoa. Một quốc gia không có tinh hoa thì mãi mãi không khá nổi.Ituvan (thảo luận) 14:57, ngày 24 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Tự Đức”.