Thảo luận:Thất nghiệp

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Bình Giang trong đề tài Kinh tế học Marxist đối với vấn đề thất nghiệp

Tương quan không nghĩa là quan hệ nhân quả sửa

1) Theo tôi hiểu thì lạm phát giảm và thất nghiệp tăng cùng là hậu quả của việc kinh tế tăng trưởng mạnh hơn. Đường cong Phillips cho thấy lạm phát và thất nghiệp có tương quan với nhau chứ không phải có quan hệ nhân quả. Do đó, viết "thất nghiệp có xu hướng làm giảm lạm phát" là không chặt chẽ, nên được sửa lại cách dùng từ một chút. Ngoài ra, cũng nên lưu ý việc lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cùng tăng (xem Đình lạm).

2) Tương tự, viết "thất nghiệp tăng tức là GDP giảm" e rằng sẽ có bạn đọc hiểu lầm rằng GDP giảm là hậu quả của thất nghiệp tăng.

3) Thất nghiệp, mất mát sản xuất, không khuyến khích đầu tư đều là hậu quả của tình trạng tổng cung vượt tổng cầu, có nghĩa là sản xuất thừa. Viết rằng thất nghiệp làm mất mát sản xuất và không khuyến khích đầu tư cũng tức là nhầm giữa tương quan với quan hệ nhân quả.

Tương quan không có nghĩa quan hệ nhân quả.

Bình Giang 16:17, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời


  1. Mình đã sửa lại thành "Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát". Theo mình hiểu thì Phillips chứng minh rằng có một sự đánh đổi giữa lạm phát và việc làm. Mặt khác, lý thuyết Phillips áp dụng cho nền kinh tế vận hành hiệu quả, ở điểm cận biên của năng lực sản xuất chứ không phải ở tình trạng bế tắc, "đình lạm". Đình lạm chỉ là tình huống không thường xuyên của tình trạng kinh tế được quản lý tốt.
  2. Không tìm thấy "thất nghiệp tăng tức là GDP giảm", có lẽ ai đó sửa rồi. Chỉ có "Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp" và có giải thích ngay sau đó. Hi vọng, không có ai đọc nhanh quá mà bỏ qua chỗ giải thích này.
  3. Thất nghiệp là lãng phí nguồn lực sản xuất. Nguồn lực đó có thể tạo ra sản phẩm cho xã hội. Nay nó không được sử dụng. Vậy là mất mát sản xuất. Điều này không phải quan hệ nhân quả sao??? Thứ hai, mình đồng ý rằng "thất nghiệp và không khuyến khích đầu tư" không có quan hệ nhân quả. Vậy có nên sửa lại rằng, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít đi?
Randall uob 13:56, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mình tán thành sửa đổi cách dùng từ một số chỗ trong bài như bạn đã làm. Về quan hệ thất nghiệp gia tăng dẫn tới cầu tiêu dùng giảm rồi lại dẫn tới đầu tư giảm mình cũng tán thành. Nhưng bạn viết thế e vắn tắt quá. Nếu người muốn tìm hiểu về thất nghiệp mà không có background về kinh tế học dễ thắc mắc rằng vì sao cầu tiêu dùng giảm lại làm giảm đầu tư. Mình nghĩ nên nói thêm một chút, tất nhiên là không sa đà quá.--Bình Giang 14:10, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp sửa

Randall uob có cách nào để thể hiện công thức này bằng tiếng Việt không? Mình đã loay hoay mãi mà chịu. Hình như chức năng viết công thức toán trong wikipedia không support tiếng Việt hay sao ấy bạn nhỉ.--Bình Giang 14:20, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Kinh tế học Marxist đối với vấn đề thất nghiệp sửa

"Thất nghiệp theo học thuyết Mark: là mức cần thiết để thúc đẩy công nhân làm việc và giữ mức lương thấp". Câu này khiến tôi hiểu rằng học thuyết Mark chủ trương cần có thất nghiệp.--Bình Giang 08:17, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn hiểu có phần đúng, Mác chỉ ra rằng thất nghiệp là tất yếu trong chủ nghĩa tư bản. Đó là tình trạng mà giới chủ duy trì một cách có chủ ý để tạo áp lực lên lương. Đồng thời, việc liên tục đầu tư máy móc để nâng năng suất lao động (năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương => bóc lột thêm giá trị thặng dư) sẽ tạo ra lao động dôi dư, lực lượng không có việc làm này đến lượt họ cạnh tranh với những người đang có việc làm. - Randall uob
Quay lại trang “Thất nghiệp”.