Thảo luận:Thuật hoài (Đặng Dung)

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Bùi Thụy Đào Nguyên trong đề tài "Đồ điếu"
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled sửa

Tôi nhờ là 2 câu cuối của bài này là:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma!

Vietbio 20:46, ngày 14 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Đồ điếu" sửa

Về phần "đồ điếu" trong "Thuật hoài", theo tôi biết thì "điếu" là Khương Tử Nha chứ không phải Hàn Tín. Namman (thảo luận) 19:01, ngày 22 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người bán thịt, hẳn là Phàn Khoái (thịt chó!); người câu cá là Khương Tử Nha (chả cá Lã Vọng). Còn Hàn Tín chỉ chui háng anh hàng thịt (nên hay bị khinh) chứ chưa từng làm nghề bán thịt. Dẫn điển tích những người khác thời đại là bình thường, không nhất thiết cứ phải những người cùng thời đại.
Chỉ có 1 tình tiết cuối cùng: anh hàng thịt bắt Hàn Tín chui háng, sau này không những Hàn Tín không thù mà còn gọi đến phong chức - tức là cũng bỗng chốc làm quan. Nhưng người này không đáng (không đủ nổi bật!) để người ta (Đặng Dung) đưa vào nhân vật chính trong điển tích trong bài thơ này. Do đó anh này bị loại trừ.--Trungda (thảo luận) 11:48, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
  • Nói thêm về chữ "điếu":

GS. Trịnh Vân Thanh chép: "Hàn Tín, người ở đất Hoài Âm, đời Hán Sở tranh hùng. Nhà rất nghèo, ông thường đi câu cá để đổi gạo ăn, nhiều bữa không kiếm được cá, Hàn Tín phải nhịn đói suốt ngày. Bên cạnh nhà ông ở có một người phiếu mẫu (bà thợ giặt) thấy tình cảnh của Tín đáng thương thường dẫn về nhà cho cơm ăn. Một hôm, Tín câu được cá mang ra chợ bán, gặp tên côn đồ làm nhục (bắt luồn trôn)"...(Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển, quyển I. Sài Gòn 1988, tr. 402). Tác giả Diên Hương trong Thành ngữ điển tích từ điển (Nxb Đồng Tháp, 1992, tr. 128), sách giáo khoa lớp 10 (lớp nâng cao, đang được giảng dạy), Giáo trình Hán Nôm (tập I) dùng cho bậc Cao đẳng sư phạm (đã dẫn ở trang chính) cũng đều chép tương tự.

Vậy, chữ "điếu" ở bài thơ, theo các sách vừa kể, là dùng để chỉ Hàn Tín chứ không phải ông Khương Tử Nha. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:06, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC) Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:06, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Thuật hoài (Đặng Dung)”.