Thảo luận:Vũ Bằng (nhà văn)

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Thuydaonguyen trong đề tài Vũ Bằng là điệp viên?

Infobox sửa

Em mới thêm infobox, có sửa đổi mâu thuẫn có gì cô Thuydaonguyen sửa lại giùm em, em cảm ơn. Magnifier () 22:54, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã giúp trang viết thêm đẹp. Tuy nhiên, qua nhiều sách và trang web ở phần liên kết ngoài ghi không thống nhất.

Có thể ngày xưa, giấy tờ sinh và năm sinh thật có đôi khi không khớp nhau. Vậy theo mình, nên tạm ghi cả hai trong khi chờ nguồn, để chi tiết này chính xác hơn.

Thuydaonguyen (thảo luận) 01:04, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hiện nay, nhà trường phổ thông có giảng dạy bài Tháng ba, nhớ rét nàng Bân trích trong Thương nhớ Mười Hai. Mình không nhớ cấp lớp nào. Bạn nào biết, xin cho thêm thông tin về năm sinh và cách đánh giá Vũ Bằng theo quan điểm của hội đồng soạn sách ra sao?
Chúc vui. Thuydaonguyen (thảo luận) 03:06, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vũ Bằng là điệp viên? sửa

Có thể xếp bài này vào thể loại:Điệp viên Việt Nam được không?--Bình Giang (thảo luận) 00:59, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyên ok ngay. Thân Thuydaonguyen (thảo luận) 01:02, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vũ Bằng có phải là nhà tình báo hay không còn là một điều chưa ai chứng minh được. Khi VB hoạt động ở miền Nam ông cũng chỉ hoạt động như 1 nhà văn lãng tử bình thường, và giả dụ có như lời ông Xuân gì đó thì gọi Vũ Bằng là "điệp viên" có phải là gượng ép quá không ? VB đã làm những cái công việc hệ trọng gì mà gọi là điệp viên ? 1 điệp viên mà đến khi chết tức là sau 9 năm hoàn thành nhiệm vụ lại bị đối xử như 1 người thuộc phe kẻ địch ? đừng có vì ham cái lạ nhất thời mà làm hại danh tiếng của người ta. VB nổi tiếng nhất là giọng văn dí dỏm chân thành, chứ cái tình báo gì đó chỉ mới ông Xuân là người cảm thấy. Tôi đề nghị xóa gấp chữ "điệp viên", trên đời này tôi chưa thấy ai gọi Vũ Bằng là điệp viên cảMưahoatrênđồi (thảo luận) 18:34, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã bỏ chữ điệp viên, nhìn 1 nhà văn có máu giang hồ chất ngất như vậy bị đeo cái nhãn điệp viên tôi thấy khó chịu quá. Ai còn muốn gọi VB là điệp viên thì hãy chứng minh cái đã Mưahoatrênđồi (thảo luận) 18:51, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Trong Tự điển Văn học Việt Nam , bộ mới, NXB Thế Giới, 2004, cũng đã ghi nhận Vũ Bằng là một chiến sĩ tình báo.
Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 22:38, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vũ Bằng "bị đeo cái nhãn điệp viên" à? Tôi tưởng là "được" mới phải chứ. Avia (thảo luận) 02:20, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vũ Bằng là điệp viên. Văn bản nhà nước VN đã xác nhận, đã truy tặng huân chương và giải thưởng về thành tựu văn học cấp nhà nước (13 tháng 2 năm 2007)

Nhà văn Triệu Xuân không có bà con gì với Vũ Bằng, mà chỉ là người mến mộ tài năng ông, nên bỏ công sưu tầm và in ấn, chứ không phải vì muốn tác phẩm Tuyển tập Vũ Bằng được in mà ngụy tạo lý lịch để thanh minh cho nhà văn này. Nên biết, Tổng cục chính trị không phải là một tổ chức dễ tính, nhất là chuyện xét tư cách chính trị cho một người “dinh tê” Tờ Hưng Việt là một trang web đối kháng với chính phủ VN hiện tại, ta cần thêm nguồn đáng tin cậy khác để chứng minh. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:44, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đính chính nhỏ: Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo), không phải Tổng cục Chính trị. Avia (thảo luận) 02:10, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyên văn đoạn này, ban đầu được một bạn nào đó đưa vào trang chính, tôi muốn đưa nó vào phần thảo luận để tùy bạn đọc đánh giá. Lý do tôi đã giải thích ở phần trên.

"Trên là ý kiến của Triệu Xuân trước khi cho in bộ Tuyển tập Vũ Bằng, tuy nhiên theo một bài viết, Vũ Bằng không hoạt động tình báo, ông chỉ về Nam theo ý muốn được tự do sáng tác, và những người này cho rằng những lời nói của ông Triệu Xuân là chỉ để cho việc in sách của 1 nhà văn từng bị cấm đoán được thuận lợi hơn[1]" Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:43, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Để tìm nguồn dẫn cho một văn bản của Tổng cục 2 hẳn là sứ mạng bất khả :-D Tuy nhiên ai nghĩ rằng nhà văn Triệu Xuân có thể, trên giấy trắng mực đen, dám mạo danh Tổng cục 2 xác nhận tư cách tình báo viên cho một kẻ di cư vào Nam, thì quả là không hiểu gì về chế độ xã hội chủ nghĩa cả. Avia (thảo luận) 02:10, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ở đây ghi " Hà Nội nay in Tuyển Tập Vũ Bằng và công khai cho biết Vũ Bằng là ‘’ Biệt đội Quân Báo của quân đội cộng sản (136). Nói rõ hơn, Vũ Bằng một đặc công cộng sản, một tên nằm vùng, một điệp viên cộng sản tại miền Nam ( Nguyễn Mạnh Trinh, Thời Báo , Toronto, Canada, số 868, ngày 18-8-2006, tr.132)". Còn Nguồn: Báo An Ninh Thế Giới cuối tháng 12.2003, Tô Hoài trả lời Theo tôi, có lẽ ông Vũ Bằng chỉ là cơ sở của tình báo quân đội thôi. Bảo ông ấy là nhà tình báo là không đúng. Bài này được talawas đăng lại. Lưu Ly (thảo luận) 02:41, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Là điệp viên, là quân báo hay chỉ là cơ sở tình báo, thiết nghĩ cũng là người dũng cảm, khi ở ngay Sài Gòn mà dám theo Hà Nội. Và nói gì thì ta vẫn phải theo nguồn chính thức của Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo), theo sách Tự điển Văn học, bộ mới, NXB Thế giới, 2004 do rất nhiều nhà nghiên cứu có tiếng biên soạn và của nhiều báo đài trong nước đã đưa tin về chuyện này. Việc xét tặng thưởng huân chương, tặng thưởng cấp nhà nước về thành tựu văn hóa nghệ thuật cũng đã ngầm xác nhận Vũ Bằng không phải là người dinh tê, phản bội...

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 09:16, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm tài liệu nữa chứng tỏ Vũ Bằng là một điệp viên Nguồn: [2]

--> Vũ Bằng chắc chắn là một điệp viên nhưng để có một văn bản của TC2 khẳng định ông là điệp viên thì đúng như bạn Avia nói, đó là một nhiệm vụ bất khả thi ^^thảo luận quên ký tên này là của Vndcch (thảo luận • đóng góp).

Tôi đã từng thấy bản Scan trên mạng, hình như có dấu đỏ hẳn hoi như sau:

"Theo báo cáo của đồng chí Hàn Ngọc Cẩm (tức Trần Văn Hội), nguyên đại tá, cán bộ Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng, đã nghỉ hưu. Đồng chí Ba Hội là người trực tiếp xây dựng và sử dụng nhà văn Vũ Bằng từ năm 1952. Sau Hiệp định Genève 1954, nhà văn Vũ Bằng được chuyển vào Nam công tác. Anh Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động với tư cách là cơ sở khai thác tin tức phục vụ tình báo cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-1975. Đánh giá về Vũ Bằng: Anh là người trung thực, thẳng thắn, dễ mến và tin tức thu lượm được trong tầm tay của anh. Đặc biệt anh là người rất chu đáo, ý thức kỷ luật tốt. KT.Cục trưởng Cục Chính trị Phó cục trưởng Đại tá Hà Khắc Thái"

Nhiều tờ báo đã in lại "chứng nhận này". Tôi thấy cái chứng nhận này rất hài. "Câu" đầu tiên chỉ là một mệnh đề. Giấy chứng nhận gì mà lúc thì "nhà văn" , lúc thì "anh" vv. Nội dung và hành văn hoàn toàn không phải là nội dung hay hành văn của một "Giấy chứng nhận". Có cái gì đó rất khiên cưỡng và đầy vẻ ngụy tạo.

Tác phẩm chính sửa

Phần tác phẩm chính nên bỏ bớt, giữ lại khoảng 3, 4 tác phẩm thôi. Một nhà văn làm gì mà nhiều tác phẩm chính thế?--195.83.178.10 (thảo luận) 03:22, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý. Cái bảng tóm tắt thông tin đó chỉ nên có 3, 4 tác phẩm (hãy xem các nhà văn nổi tiếng thế giới như Tolstoy, Victor Hugo, Shakespeare... cũng chỉ có khoảng 3 tác phẩm trong bảng tóm tắt đó). Danh sách tất cả các tác phẩm thì nên viết vào trong bài, không tại bảng tóm tắt. Mekong Bluesman (thảo luận) 05:36, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã sửa theo hiểu biết của tôi. Những ai có chuyên môn xin mời bổ sung thêm. conbo trả lời 06:00, ngày 29 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nên để thương nhớ mười hai lên đầu, đây là 1 tập khá dày và cũng là 1 tập văn huyền diệu nhất của Vũ Bằng, ngoài ra nên loại "miếng lạ miền nam" và bỏ vào "phù dung ơi vĩnh biệt" vì miếng lạ miền nam rất mỏng lại k fải làm nên danh tiếng VB. Tôi quan trọng chuyện mỏng - dày vì sách VB viết hay như nhau, càng dày càng thỏa mãn ng đọc Mưahoatrênđồi (thảo luận) 18:58, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguyên mẫu của nhân vật Hoàng sửa

Vũ Bằng cũng là nguyên mẫu của nhân vật Hoàng trong tác phẩm "Đôi Mắt" của nhà văn Nam Cao (sách giáo khoa văn học lớp 12 của Việt Nam). Trong tác phẩm ông được mô tả đúng như vỏ bọc của ông khi đó "có cái nhìn bi quan về kháng chiến , thờ ơ vô trách nhiệm , sống khép kín...". Nhà văn Nam Cao khi đó dĩ nhiên không biết bản chất của ông nên chỉ mô tả ông qua vẻ bề ngoài và đã xây dựng nhân vật rất thành công. [2] Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 22:36, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

  1. ^ [1]
  2. ^ Hồng Thái,Tô Hoài từng là nguyên mẫu của nhà văn Nam Cao, eVan.com.vn, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008
Quay lại trang “Vũ Bằng (nhà văn)”.