Thảo luận:Vũ Phạm Hàm

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Phuongcacanh trong đề tài "Thu thanh" hay "Thung thanh"

Untitled sửa

Xin sửa chữa một chi tiết trong bài về Vũ Phạm Hàm : "Bia các tiến sĩ thời Nguyễn, được lưu giữ tại Văn Thánh - Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế" Chú ý: Ở Huế không có "Văn Miếu - Quốc Tử Giám" như Hà Nội. Người gửi ý kiến: Vũ Phạm Chánh, địa chỉ E-mail: chanhvupham@yahoo.com 58.187.163.134 10:11, 21 tháng 11 2006 (UTC)

Cảm ơn bạn. Đúng là Văn Miếu ở Huế gọi là Văn Thánh, nhưng Huế cũng có Quốc Tử Giám (nay là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế xem). Mời bạn khẳng định lại là bia tiến sỹ này đặt tại Văn Thánh chứ không phải tại Quốc Tử Giám Huế. Nếu bạn có thể cung cấp cả nguồn dẫn chứng thì càng tốt. Tmct 11:07, 21 tháng 11 2006 (UTC)
À, tại đây nói rằng Quốc Tử Giám Huế vốn nằm tại địa điểm Văn Thánh ngày nay, đến năm 1908 mới chuyển vào thành nội. Nghĩa là vào thời điểm dựng bia tiến sỹ thì nơi đó vẫn gọi là Quốc tử giám. Tmct 11:11, 21 tháng 11 2006 (UTC)

"Thu thanh" hay "Thung thanh" sửa

Nguyễn Quảng Tuân có bài viết đăng trên tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1987. Đính chính lại chữ Thu thanh thành Thung thanh như sau

Ở đền Trần Hưng Đạo, tại số 36 đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, trước điện có hai câu đối bằng chữ Hán:

“Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí,
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh.”

Hai câu đối này là chép lại hai câu đối đã được nhận ở cổng đền Kiếp Bạc (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng), do Vũ Phạm Hàm cung đề và có nghĩa là:

Núi Vạn Kiếp chỗ nào cũng có hơi kiếm (bốc tỏa lên).

Sông Lục Đầu không có sóng nào là không có tiếng thu (gầm thét vang).

Đôi câu đối ấy trải qua bao năm tháng, từ thời còn các nhà nho, mà sao không thấy ai nói là chép sai để sửa lại.

Người ta vẫn cứ ca tụng cái ý nghĩa "kiếm khí hoành thu" của đôi câu đối ấy.

Theo ông Hoàng Thúc Trâm, trong quyển Trần Hưng Đạo[1], thì vào khoảng năm 1945, một nhà báo Nhật Bản qua Việt Nam, có đến thăm đền Kiếp Bạc, nhân đọc đôi câu đối ở trước cửa đền, tả núi Vạn Kiếp đầy kiếm khí và nước Lục Đầu vang tiếng thu, đã cảm xúc viết ra một bài thơ bằng chữ Hán như sau để tỏ ý ngưỡng mộ Trần Hưng Đạo:

“Thanh kỳ biệt hữu thử giang san,
Sản xuất anh hùng biểu thế gian.
Kiếm khí do kinh Hồ lỗ phách,
Thu thanh túc sái thủy sàn sàn[2]

Dịch nghĩa:

Ở đây, riêng có cảnh núi sông thanh kỳ này, chung đúc nên trang anh hùng làm tiêu biểu cho thế gian.

Hơi thanh kiếm [của ngài] đủ làm cho giặc Mông Cổ phải kinh hồn mất vía.

Tiếng mùa thu vi vút lạnh lùng, nước (Lục Đầu) ào ào dào dạt.

Bài thơ trên rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi câu đối với hai chữ "kiếm khí" và "thu thanh" mà mọi người đã quen đọc.

Cụ Giản Chi, trong một buổi nói chuyện với chúng tôi, đã cho rằng chữ "thu" là sai. Phải viết là "thung thanh" mới đúng.

Có thể người sao viết lại đôi câu đối ấy của Vũ Phạm Hàm đã nghe lộn chữ "thung" ra chữ "thu" và đã chép sai như vậy.

Thế rồi, vì chữ "thu thanh" nghe cũng có nghĩa nên mọi người cũng không ai để ý đến nữa. Theo chúng tôi nghĩ thì hai chữ "thung thanh" đúng hơn hai chữ "thu thanh" vì:

- Nếu là "thu thanh" thì sông nào chẳng có "tiếng thu" khi gặp gió lớn sóng to.

- Nếu là "thung thanh" thì chỉ có sông Bạch Đằng (Lục Đầu) mới có tiếng đóng cọc mà thôi. Hai chữ "thung thanh" mới gợi lại chuyện Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo xưa kia đã dùng mưu cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để phá quân Nam Hán (939) và quân Nguyên (1288) mà tiếng sóng vang reo ngày nay còn tưởng như có tiếng đóng cọc ầm ầm trên khắp dòng sông.

Hai chữ "thung thanh" đã được tìm thấy trong bài văn tế bằng chữ Hán vẫn thường đọc ở các đền thờ Trần Hưng Đạo, ngày 20 tháng 8 Âm lịch mỗi năm:

Sinh tiền bất hủ chi tâm, giang thung thu ngật,
Tủ Hậu lẫm như chi khí, hạp kiếm lôi minh.

Dịch nghĩa:

Khi còn sống, trái tim bất hủ, cọc giữa dòng sừng sững dưới trời thu. Lúc mất rồi, lẫm liệt khí thiêng, kiếm trong tráp khua vang như sấm dậy.

Hai chữ "thung thanh" ấy lại được tìm thấy trong một đôi câu đối khác của ông Nguyễn Văn Bình, cử nhân:

Đằng Giang vi nhị thứ chi chiến thắng trường tang hải bất vi thung thực tích,
Vận Lĩnh thị thiên thu chi linh ứng địa, phong lôi trường hưởng kiếm minh thanh.

Dịch nghĩa:

Đằng Giang là nơi hai lần chiến thắng, cuộc tang hải không làm mất được dấu vết của những chiếc cọc,

Vạn Lĩnh là đất nghìn thu linh ứng, gió và sấm còn vang dài mãi tiếng gươm.

Qua hai câu dẫn chứng thêm ở trên, chúng tôi nhận thấy chữ "thung" có nhiều ý nghĩa lịch sử hơn là chữ "thu". Nó nhắc lại cả một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc trong việc chống ngoại xâm. Hơn nữa, chữ "kiếm" đối với chữ "thung" chỉnh hơn là với chữ "thu", vì "kiếm" và "thung" đều là vật "cụ thể" còn "thu" chỉ là "trừu tượng" mà thôi.

Qua các lý lẽ nêu trên, chúng tôi đề nghị nên sửa lại đôi câu đối ấy cho đúng nghĩa hơn. Ngoài ra về âm đọc của chữ "thung" chúng tôi cũng đề nghị nên đọc là "chang" cho đúng. Chữ "thung" có hai âm:

- Nếu đọc là "thung" thì nó có nghĩa là đánh đập,

- Nếu đọc là "chang" thì có nghĩa là cái cọc.

Như vậy hai câu đối của Vũ Phạm Hàm phải đọc là:

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí.
Lục Đầu vô thủy bất chang thanh. [3]

--Duyphuong (thảo luận) 08:21, ngày 8 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

  1. ^ Hoàng Thúc Trâm: Trần Hưng Đạo - Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn 1950, tr.123.
  2. ^ Ông Hoàng Thúc Trâm đã thuật lại theo quyển Hưng Đạo Đại vương, của ông Lam Sơn, trang 11, và có ghi thêm ở phần chú thích: "Với tất cả mọi sự dè dặt...".
  3. ^ Tạp chí Hán Nôm, số 1, 1987
Quay lại trang “Vũ Phạm Hàm”.