Định nghĩa sửa

Chất thải rắn nguy hại là chất thải có một trong những tính chất sau: Là rác thải tạo ra sự nguy hiểm đối với an toàn sức khỏe của con người và môi trường. Bất cứ chất thải rắn nào gây cháy, nổ, phản ứng, độc và có thể bền vững hoặc có thành phần độc đối với sức khỏe và an toàn của con người hoặc môi trường khi không thể quản lý. Những phản ứng dẫn đến tạo ra các chất hóa học nguy hiểm như những chất gây mùi, gây nổ.
Những tính chất của chất thải rắn nguy hại: Gây cháy nổ, gây ăn mòn, ngộ độc, ung thư, sinh quái thai, viêm nhiễm (thông thường chiếm từ 0,01 - 0,1 % chất thải sinh hoạt).
Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng năm khoảng 160.000 tấn chất thải (chiếm 1% - 2003).

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại sửa

  • Nguồn phát sinh: sinh hoạt, dịch vụ, nông nghiệp,..
  • Nguồn sinh hoạt: các acqui, pin hỏng vứt bỏ, dung môi sơn,...
  • Dịch vụ: tráng phim, chất thải từ chăm sóc y tế, hoá trị liệu, chất thải phóng xạ,... trong đó y tế khoảng 21.000 tấn hà+ ng năm.
  • Công nghiệp: Mạ kim loại  các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit,... khoảng 130.000 tấn hàng năm. (trong đó Công nghiệp nhẹ chiếm 47%, CN hoá chất 24%, Luyện kim 20%, Chế biến thực phẩm 8%, Điện, điện tử 1%)
  • Nông nghiệp: Bao bì thuốc trừ sâu, các thuốc trừ sâu cấm sử dụng, các loại thuốc hết hạn sử dụng,...

Ở Việt Nam lượng rác thải độc hại từ nông nghiệp hàng năm là 3.600 tấn/ năm, chưa kể 37.000 tấn chất hoá chất cấm sử dụng đang tồn kho chưa có biện pháp xử lý.

=> Nhìn chung nguồn phát sinh chất thải nguy hại phần lớn xuất phát từ các hoạt động công nghiệp.

Phân loại chất thải nguy hại sửa

  • Dựa vào tính chất:

Chất dễ cháy (nhiệt độ cháy <600C, dễ bốc cháy ở nhiệt độ phòng), dễ nổ, hóa học, chất độc tính sinh học, các chất phóng xạ được dùng trong tế, quốc phòng.

  • Dựa vào ngưỡng gây độc

LD50(Lethal dose 50%): Liều lượng lượng của hóa chất gây chết 50% sinh vật thí nghiệm đơn vị mg/kg cơ thể động vật trên cạn; mg/m2 qua da. Dưới đây là mức độ độc theo liều lượng LD50: Một số liều lượng gây độc

  • Nhóm I <100 Rất độc
  • Nhóm II 100 - 300 Độc cao
  • Nhóm III 300 - 1000 Độc vừa
  • Nhóm IV > 1000 Độc ít

Nguồn: Độc học môi trường LC50 (Lethal concerntration): Nồng độ gây chết 50% động vật thí nghiệm, đơn vị mg/L dung dịch hóa chất. Thường dùng để đánh giá độc tính của chất độc dạng lỏng hòa tan trong nước sông suối hay nồng độ hơi hoặc bụi trong môi trường không khí ô nhiễm có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm.
Là liều lượng gây chết 50% đối với số động vật thí nghiệm trong 96 giờ (mg/l, mg/m3). Phân loại theo liều lượng LC50:
Liều lượng và tính độc

  • <1 Rất độc
  • 1 - 10 Độc
  • 10 - 100 Độc trung bình
  • 100 - 1000 Ít độc
  • >1000 Không độc

Nguồn: Độc học môi trường.
Có 3 con đường dẫn mà độ tính xâm nhập vào cơ thể con người: ăn uống; hít thở và tiếp xúc qua da. LC, LD càng bé độc tính càng cao: HgCl.

  • Dựa vào độ bền vững: xác định bằng thời gian bán hủy (thời gian phân hủy hết 50%).

-Chất ít bền gây tác hại trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp.
-Chất bền gây tác hại trong thời gian dài, phạm vi rộng có thể rất xa nguồn phát sinh chất thải.

  • Chất thải nguy hại được chia làm 4 nhóm tùy thuộc vào thời gian bán hủy của chất thải đó:

-Không bền thời gian bán hủy từ 1 - 12 tuần (một số thuốc trừ sâu được cho phép sử dụng)
-Bền vững trung bình: từ 1 - 18 tháng.
-Bền: 2 - 5 năm.
-Rất bền: trên 5 năm. [1]

  1. ^ yeumoitruong.vn