Thảo luận Thành viên:Tdangkhoa/Lưu

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Mathanhloi trong đề tài Thanh mai trúc mã

Hoan nghênh sửa

Xin chào Tdangkhoa/Lưu, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Bạn có thể tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.

Welcome to the Vietnamese Wikipedia. If you do not speak Vietnamese, please feel free to read guestbook for non-Vietnamese speakers. Again, thank you and welcome! . - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:57, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thanh mai trúc mã sửa

Trong văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam thường có nhắc tới cây mai, như trong câu "Thanh mai trúc mã". Theo tôi biết thì cây mai chỉ sống ở vùng khí hậu không lạnh quá, như ở miền Nam. Vậy cây mai trong văn học cổ có phải là cây mai hiện nay không? -- Trần Đăng Khoa 03:03, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Cây mai là loài cây rất được ưa chuộng ở miền Nam và cả miền Bắc từ xưa tới nay. Trong thơ văn, cây mai được đề cao do hình ảnh của nó tuy mảnh mai, gầy guộc, mong manh, hoa có hưong thơm dịu dàng nhưng luôn chịu được qua mùa đông gió rét để nở hoa khi xuân về. Vì vậy, cây mai là đại diện của chữ Nhẫn và chữ Dũng. Theo phân loại của Trung Quốc có hơn 200 loại hoa mai khác nhau và có rất nhiều loại sống được trong gió rét. Theo tôi, cây mai trong văn học cổ là loại mai hiện nay vẫn có. Bạn có thể xem bài viết về các loại mai trong văn học cổ tại đây [3]. Casablanca1911 03:58, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Mai (Chaenomeles) có nhiều loại. Loại tại Việt Nam (hoa màu vàng) có thể thích sống dưới khí hậu nóng, nhưng cũng có các loại sống tại Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên (hoa màu đỏ, hồng hay trắng) thích sống dưới khí hậu lạnh. Tôi sống tại Canada, một trong những nơi lạnh nhất trên thế giới, và tôi có một cây mai hoa đỏ (Chaenomeles japonica) hơn 40 năm rồi. Mekong Bluesman 05:20, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Tôi chuyển câu hỏi của bạn sang đây vì muốn trao đổi thêm với bạn. Sau khi đọc các câu trả lời trên, nhất định bạn cũng đã hài lòng. Tuy nhiên, theo tôi đa số các hình ảnh cây mai được miêu tả trong văn học cổ (thơ Trung Quốc có Vương Duy, Tư Không Thự...; thơ Việt Nam có Cao Bá Quát, Huyền Quang Thiền Sư, Tuyết Giang Phu Tử...) là loại hàn mai (cây mai lạnh). Nếu lấy mai vàng miền Nam hiện nay để liên tưởng đến hình ảnh cây mai trong văn học cổ, tôi e nó sẽ có sự khập khiễng, bạn nghĩ sao? G.G 07:12, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Á à, tôi bắt được quả tang hai người trốn Bàn tham khảo và chuyển sang Bàn tâm sự nhé.Trần Đình Hiệp 11:59, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Qua trao đổi tôi thấy cây mai được nhắc tới đó không phải là cây mai vàng ở miền Nam, mà là một loại mai cùng họ với cây đào. Hôm trước tôi tìm được tên khoa học của mai vàng và mai ở các xứ lạnh thì thấy nó không cùng họ với nhau, nhưng tôi quên mất tên gì rồi. Cây mai ở xứ lạnh cùng họ với cây đào. -- Trần Đăng Khoa 03:35, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xem thêm Mơ và mai.Mathanhloi 07:14, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhầm rồi! sửa

Tôi có chuyển "vấn đề" sang đây nhưng không thấy thành viên Tdangkhoa lên tiếng. Câu của bác MB là từ BTK tôi chuyển sang (lúc đó vấn đề đang còn dang dở). Vây Hiệp bắt quả tang 'hai người" là hai người nào vậy? Nếu đếm số lượng là "ba", nhưng sự thật chẳng có ai tâm sự cả, Hiệp ạ. Coi chừng bị báo cảnh sát đó nha! G.G

Nói leo: thì anh với chị chứ ai. Là 2 thôi.Mathanhloi 01:46, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Quay lại trang của thành viên “Tdangkhoa/Lưu”.