Thủy triều Trái Đất

(Đổi hướng từ Thủy triều trái đất)

Thủy triều Trái Đất (Tên tiếng Anh: Earth tide, solid Earth tide, crustal tide, body tide, bodily tide, land tide) là sự dịch chuyển bề mặt đất rắn do lực hấp dẫn của Mặt TrăngMặt Trời gây ra. Thành phần chính của nó có biên độ ở cấp mét và kéo dài trong chu kỳ khoảng 12 giờ và lâu hơn. Các thành phần lớn nhất của triều Trái Đất là bán nhật triều, nhưng cũng có những sự đóng góp quan trọng khác của nhật triều, bán niên triều và triều hai tuần một lần. Mặc dù lực hấp dẫn gây ra triều Trái Đất và thủy triều đại dương là như nhau, nhưng các phản ứng thì hoàn toàn khác nhau.

Lực sinh triều

sửa
Lực triều mặt trăng: Những hình ảnh này mô tả Mặt Trăng ngay trên 30° vĩ bắc (hoặc 30° vĩ nam) được nhìn thấy từ phía trên bán cầu bắc, cho thấy cả hai phía của hành tinh. Màu đỏ là kéo lên, màu xanh lam là kéo xuống.

Phần lớn của lực sinh triều là từ Mặt Trăng nhưng lực sinh triều từ Mặt Trời cũng giữ vị trí quan trọng. Các hình ảnh dưới đây cho thấy lực sinh triều mặt trăng khi Mặt Trăng xuất hiện ngay trên 30° vĩ bắc (hoặc 30° vĩ nam). Mô hình này cố định với vùng màu đỏ hướng thẳng về phía (hoặc hướng thẳng ra xa) Mặt Trăng. Màu đỏ cho biết là kéo lên, màu xanh là kéo xuống. Ví dụ, nếu Mặt Trăng ở ngay trên 90° kinh tây (hoặc 90° kinh đông), các khu vực màu đỏ có tâm nằm ở phía tây bán cầu bắc, ở phía trên mé bên phải. Ví dụ, nếu Mặt Trăng ở ngay trên 90° kinh tây (90° kinh đông), tâm của các vùng màu đỏ là 30° vĩ bắc, 90° kinh tây và 30° vĩ nam, 90° kinh đông và tâm điểm của dải màu xanh lam cách xa đều nhau từ những điểm đó. Tại vĩ độ 30°, một đỉnh cao mạnh xảy ra một lần mỗi ngày mặt trăng, tạo ra một lực lớn mỗi ngày tại vĩ độ đó. Dọc theo đường xích đạo hai đỉnh (và hai đáy) có kích thước bằng nhau, tạo ra lực bán nhật triều tại đó.

Triều đất liền

sửa
Các dịch chuyển dọc của chuyển động hình quạt. Đỏ là kéo lên, xanh là kéo xuống.
Các dịch chuyển đông - tây của chuyển động hình quạt. Đỏ hướng đông, xanh hướng tây.
Các dịch chuyển bắc - nam của chuyển động hình quạt. Đỏ hướng bắc, xanh hướng nam.
Các dịch chuyển dọc của chuyển động đới. Đỏ là kéo lên, xanh là kéo xuống.

Thành phần triều

sửa

Các thành phần chính tạo nên triều Trái Đất. Số liệu thực tế và liệt kê có thể chênh lệch.[1][2]

Bán nhật triều

sửa
Thành phần triều Ký hiệu Darwin Chu kỳ Biên độ dọc (mm) Biên độ ngang (mm)
Bán nhật triều mặt trăng chính M2 12,421 giờ 384,83 53,84
Bán nhật triều mặt trời chính S2 12,000 giờ 179,05 25,05
Bán nhật triều elip mặt trăng lớn N2 12,658 giờ 73,69 10,31
Bán nhật triều mặt trăng mặt trời K2 11,967 giờ 48,72 6,82

Nhật triều

sửa
Thành phần triều Ký hiệu Darwin Chu kỳ Biên độ dọc (mm) Biên độ ngang (mm)
Nhật triều mặt trăng mặt trời K1 23,934 giờ 191,78 32,01
Nhật triều mặt trăng chính O1 25,819 giờ 158,11 22,05
Nhật triều mặt trời chính P1 24,066 giờ 70,88 10,36
φ1 23,804 giờ 3,44 0,43
ψ1 23,869 giờ 2,72 0,21
Nhật triều mặt trời S1 24,000 giờ 1,65 0,25

Dài hạn

sửa
Thành phần thủy triều Ký hiệu Darwin Chu kỳ Biên độ dọc (mm) Biên độ ngang (mm)
Mặt trăng hai tuần một lần Mf 13,661 ngày 40,36 5,59
Mặt trăng hàng tháng Mm 27,555 ngày 21,33 2,96
Mặt trời bán niên Ssa 0,50000 năm 18,79 2,60
Giao điểm mặt trăng 18,613 năm 16,92 2,34
Mặt trời cả năm Sa 1,0000 năm 2,97 0,41

Liên kết ngoài

sửa
  • McCully, James Greig, Beyond the Moon, A Conversational, Common Sense Guide to Understanding the Tides, World Scientific Publishing Co, Singapore, 2006.
  • Paul Melchior, Earth Tides, Pergamon Press, Oxford, 1983.
  • Wylie, Francis E, Tides and the Pull of the Moon, The Stephen Greene Press, Brattleboro, Vermont, 1979.

Tham khảo

sửa
  1. ^ John Wahr, "Earth Tides", Global Earth Physics, A Handbook of Physical Constants, AGU Reference Shelf, 1, pp. 40–46, 1995.
  2. ^ “Orbital forcing timescales: an introduction” (bằng tiếng Anh). Geological Society, London, Special Publications. Truy cập 7 tháng 12 năm 2018.