Thực vật có lá thật sự hay Thực vật lá thật sự (Euphyllophytes) là một nhánh thực vật trong phạm vi thực vật có mạch (Tracheophyta). Nhóm này có thể được coi như là một nhánh không phân hạng,[1] hay một ngành dưới các tên gọi khoa học Euphyllophyta Kenrick & Crane 1997/Telomophyta[2] hay một phân ngành dưới tên gọi khoa học Euphyllophytina.[3] Thực vật lá thật sự được đặc trưng bởi sự sở hữu các lá thật sự ("megaphyll"), và bao gồm 1 hoặc 2 dòng dõi chính của thực vật có mạch còn sinh tồn.[4] Như chỉ ra trong biểu đồ dưới đây, thực vật lá thật sự có quan hệ chị em với thạch tùng và đồng minh (Lycopodiophyta). Không giống như thạch tùng mà hiện nay chỉ bao gồm rất ít các nhóm còn sinh tồn, thực vật lá thật sự bao gồm phần lớn các dòng dõi thực vật có mạch đã tiến hóa kể từ khi 2 nhóm phát sinh từ tổ tiên chung vào khoảng trên 400 triệu năm trước.[4] Thực vật lá thật sự bao gồm 2 dòng dõi chính là thực vật có hạt (Spermatophyta) như thực vật có hoa/thực vật hạt kín (Angiospermae) và thực vật hạt trần (Gymnospermae, bao gồm các loài thông và họ hàng gần của chúng), cũng như dương xỉ (Monilophyta), cùng một số nhóm thực vật đã tuyệt chủng.[4] Sự phân chia thực vật có mạch còn sinh tồn ra thành 3 dòng dõi đơn ngành được hỗ trợ trong các nghiên cứu phân tử nhiều yếu tố.[4][5][6] Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng các phát sinh chủng loài chỉ dựa trên các dữ liệu phân tử mà không bao gồm các dữ liệu hóa thạch đã được đánh giá cẩn thận dựa trên các tái tạo tổng thể thực vật thì không nhất thiết sẽ là hoàn chỉnh và dung giải chính xác lịch sử tiến hóa của các nhóm như thực vật có lá thật sự.[7]
Một phát sinh chủng loài cập nhật cả các đơn vị còn sinh tồn và các đơn vị tuyệt chủng đã biết của Euphyllophyta[8][9][10] với các tác giả cho các đơn vị phân loại là theo Anderson, Anderson & Cleal (2007)[11] và một số tên nhánh lấy theo Pelletier (2012).[12]
^Kenrick, P. (2000), “The relationships of vascular plants”, Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences, 355 (1398): 847–855, PMC1692788, PMID10905613
^ abcdeKathleen M. Pryer, Eric Schuettpelz, Paul G. Wolf, Harald Schneider, Alan R. Smith & Raymond Cranfill (2004), “Phylogeny and evolution of ferns (monilophytes) with a focus on the early leptosporangiate divergences”, American Journal of Botany, 91 (10): 1582–1598, doi:10.3732/ajb.91.10.1582Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Alan R. Smith, Kathleen M. Pryer, Eric Schuettpelz, Petra Korall, Harald Schneider and Paul G. Wolf (2006), “A classification for extant ferns”, Taxon, 55 (3): 705–731, JSTOR25065646Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Kathleen M. Pryer, Harald Schneider, Alan R. Smith, Raymond Cranfill, Paul G. Wolf, Jeffrey S. Hunt, and Sedonia D. Sipes (2001), “Horsetails and ferns are a monophyletic group and the closest living relatives to seed plants”, Nature, 409 (6820): 618–622, doi:10.1038/35054555Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Rothwell, G.W. & Nixon, K.C. (2006), “How Does the Inclusion of Fossil Data Change Our Conclusions about the Phylogenetic History of Euphyllophytes?”, International Journal of Plant Sciences, 167 (3): 737–749, doi:10.1086/503298
^Kenrick, Paul; Crane, Peter R. (1997), The Origin and Early Diversification of Land Plants: A Cladistic Study, Washington, D. C.: Smithsonian Institution Press, tr. 339–340, ISBN1-56098-730-8
^Gonez, P. & Gerrienne, P. (2010a), “A New Definition and a Lectotypification of the Genus Cooksonia Lang 1937”, International Journal of Plant Sciences, 171 (2): 199–215, doi:10.1086/648988
^Anderson, Anderson & Cleal (2007), “Brief history of the gymnosperms: classification, biodiversity, phytogeography and ecology”, Strelitzia, SANBI, 20: 280, ISBN978-1-919976-39-6
^Pelletier (2012), Empire biota: taxonomy and evolution 2nd ed, Lulu.com, tr. 354, ISBN1329874005