Tiếng Enggano là một ngôn ngữ Nam Đảo nói trên đảo Enggano, nằm ở ngoài khơi duyên hải tây nam Sumatra, Indonesia.

Tiếng Enggano
Sử dụng tạiIndonesia
Khu vựcĐảo Enggano, ngoài khơi Sumatra
Tổng số người nói700 (2011)[1]
Dân tộcNgười Enggano
Phân loạiNam Đảo
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3eno
Glottologengg1245[2]
Đảo Enggano trong ô đỏ
ELPEnggano
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Vũ công Enggano

Tiếng Enggano nổi bật trong số các ngôn ngữ Nam Đảo miền tây Đông Nam Á hải đảo ở chỗ có nhiều biến âm khác thường, cộng với lượng từ vựng ít ỏi đồng nguyên với các ngôn ngữ Nam Đảo khác. Tuy vậy, các nhà Nam Đảo học đều đồng tình rằng đây là một ngôn ngữ Nam Đảo.[3][4][5][6][7] Khó khăn trong tìm kiếm yếu tố Nam Đảo trong khối từ vựng và hệ thống hình vị ràng buộc tiếng Enggano đã dẫn đến vài đề xuất rằng đây là một ngôn ngữ tách biệt với từ mượn Nam Đảo.[8][9]

Khi mới tiếp xúc với người châu Âu, người Enggano có thấy nhiều nét tương đồng văn hoá với cư dân bản xứ trên quần đảo Nicobar hơn là với người dân tại Sumatra. Tuy nhiên, không có điểm tương đồng rõ rệt nào giữa tiếng Enggano với ngữ chi Nicobar (hay các ngôn ngữ Nam Á khác).

Phân loại

sửa

Vấn đề phân loại tiếng Enggano vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.[10] Từ loại bỏ hẳn nó ra khỏi hệ Nam Đảo đến việc xếp nó vào Tây Bắc Sumatra–quần đảo Rào chắn, nhiều quan điểm đã được đề ra.

Dựa trên số lượng từ vựng ít ỏi có thể dứt khoát là mang gốc Nam Đảo, Capell (1982) kết luận rằng Enggano là một ngôn ngữ tách biệt.[8] Blench (2014)[9] cũng cho rằng tiếng Enggano là một ngôn ngữ tách biệt với từ mượn Nam Đảo, đồng thời ghi nhận rằng một phần từ vựng cơ bản tiếng Enggano không có gốc Nam Đảo. Dựa trên một số bằng chứng từ vựng, ông cho rằng người Enggano là hậu duệ của cư dân săn bắt-hái lượm thế Pleistocen (trước thời đại đồ đá mới).

Edwards (2015) chứng minh rằng đại từ, số từ cùng một số phụ tố tiếng Enggano có thể được truy nguyên về tiếng Mã Lai-Đa Đảo nguyên thủy.[11] Dựa trên điều này, cộng với nhiều đối ứng âm giữa tiếng Enggano với tiếng Mã Lai-Đa Đảo nguyên thủy, Edwards kết luận rằng Enggano rõ ràng thuộc về nhánh Mã Lai-Đa Đảo của hệ Nam Đảo. Trong ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo, ông cho tiếng Enggano đứng riêng trong một phân nhánh.[12]

Do vậy, Edwards bác bỏ đề xuất của Capell và Blench rằng tiếng Enggano là ngôn ngữ phi Nam Đảo. Dù quả là một khối lớn từ vựng không truy được về tiếng Mã Lai-Đa Đảo nguyên thủy, khó mà xác định rằng liệu chúng đại diện cho một lớp nền phi Nam Đảo từ một ngôn ngữ không rõ hay đơn giản là kết quả của sự thay thế từ vựng mang tính nội tại.[13] Tiếng Enggano có nhiều đặc điểm âm vị học khác thường trong vùng (chẳng hạn hệ thống âm vị nhỏ) và mức độ lưu giữ từ vựng thấp, hai điều trên đều thường thấy đối với ngôn ngữ miền đông Indonesia và Melanesia hơn là miền tây. Mức lưu giữ từ vựng của Enggano (tức phần trăm mục từ vựng bắt nguồn từ mục từ tiếng Nam Đảo nguyên thủy đã phục dựng) chỉ là 21% (46/217 từ), trong khi ở tiếng Mã Lai là 59% (132,5/223 từ).[14] Một vài ngôn ngữ phi Nam Đảo ở Đông Nam Á, như tiếng Nancowry, tiếng Semelai, tiếng Abui cũng có mức lưu giữ từ vựng thấp.[14]

Sự phát triển

sửa

Tiếng Enggano đã trải qua nhiều biến âm, làm nó trở nên khác biệt với các ngôn ngữ Nam Đảo khác trong vùng.[15] Ví dụ (PMP = tiếng Mã Lai-Đa Đảo nguyên thủy):

  • PMP *ŋ > h   (*taliŋa "tai" > e-kadiha)
  • PMP *m > b   (*Rumaq "nhà" > e-uba)
  • PMP *n > d   (*anak "con" > e-ada)
  • PMP *s > k   (*si-ia "cô ta, anh ta, nó" > kia)
  • PMP *t > k   (*mata "mắt" > e-baka)

Tiếng Enggano là ngôn ngữ Nam Đảo duy nhất ở miền tây có biến âm *t > k (biến âm này xảy ra độc lập nhiều lần trong nhiều nhóm con của nhóm ngôn ngữ châu Đại Dương).[16]

Một điểm khác thường nữa là sự hoà âm âm mũi trong khối từ vựng Nam Đảo, tức việc tất cả phụ âm lẫn nguyên âm đứng sau một nguyên âm mũi trong một từ được đều mũi hoá. Ví dụ, *eũ’ada’a trở thành eũ’ãnã’ã, so với e-uba 'nhà' và ʔa-riba 'năm' (< PMP *Rumaq, *ka-lima, cf. rumah, lima tiếng Mã Lai).[17]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Yoder (2011)
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Enggano”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Lafeber (1922).
  4. ^ Nothofer 1986.
  5. ^ Blust, R. A. (2013). The Austronesian Languages, revised edition. Canberra: Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, Australian National University.
  6. ^ Edwards (2015), tr. 90.
  7. ^ Smith (2017).
  8. ^ a b Capell, Arthur, 1982. 'Local Languages in the PAN Area'. In Reiner Carle et al. ed., Gava‘: Studies in Austronesian languages and cultures dedicated to Hans Kähler, trans. Geoffrey Sutton, 1-15, p. 4.
  9. ^ a b Blench, Roger. 2014. The Enggano: archaic foragers and their interactions with the Austronesian world. m.s.
  10. ^ Edwards (2015), tr. 54–55.
  11. ^ Edwards (2015), tr. 70–79.
  12. ^ Edwards (2015), tr. 93.
  13. ^ Edwards (2015), tr. 91–92.
  14. ^ a b Edwards (2015), tr. 76.
  15. ^ Edwards (2015), tr. 62.
  16. ^ Blust (2004), tr. 383.
  17. ^ Edwards (2015), tr. 68.

Tài liệu

sửa
  • Blench, Roger, The Enggano: archaic foragers and their interactions with the Austronesian world. Draft 11th August, 2014.
  • Blust, Robert (2004). “*t to k: An Austronesian sound change revisited”. Oceanic Linguistics. 43 (2): 365–410. JSTOR 3623363.
  • Capell, Arthur, Bezirkssprachen im gebiet des UAN. In Gava’: Studies in Austronesian languages and cultures dedicated to Hans Kähler, ed. by Rainer Carle, Martina Heinschke, Peter Pink, Christel Rost, and Karen Stadtlander, 1–14, Berlin, Dietrich Reimer, 1982.
  • Edwards, Owen (2015). “The Position of Enggano within Austronesian”. Oceanic Linguistics. 54 (1): 54–109. hdl:1885/114506.
  • Helfrich, O. L., Aanvullingen en verbeteringen op de Maleisch–Nederlansch–Enganeesch woordenlijst. Tijdschrift voor Indische Taal-, Land- en Volkenkunde 35:228–33, 1893.
  • Kähler, Hans (1940). “Grammatischer Abriss des Enggano”. Zeitschrift für Eingeborenen-Sprachen. 30: 81–117, 182–210, 296–320.
  • Lafeber, Abraham (1922). Vergelijkende klankleer van het Niasisch. s'-Gravenhage: Hadi Poestaka.
  • Nothofer, Bernd, The Barrier Island Languages in the Austronesian Language Family, Focal II: Papers From the Fourth International Conference on Austronesian Linguistics, pp. 87–109, Pacific Linguistics, Series C, No. 94, Canberra, Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University, 1986. hdl:1885/145382 doi:10.15144/PL-C94
  • Nothofer, Bernd, Lehnwörter Im Enggano, In Kölner Beiträge Aus Malaiologie Und Ethnologie Zu Ehren Von Professor Dr. Irene Hilgers-Hesse, ed. F. Schulze and Kurt Tauchmann, Kölner Südostasien Studien 1, Bonn: Holos, 1992
  • Nothofer, Bernd, The relationship between the languages of the Barrier Islands and the Sulawesi-Philippine languages. In Language contact and change in the Austronesian world, ed. by Tom Dutton and Darrell Tryon, 389–409, Berlin, Mouton de Gruyter, 1994.
  • Smith, Alexander D. (2017). “The Western Malayo-Polynesian Problem”. Oceanic Linguistics. 56 (2): 435–490.
  • Yoder, Brendon, Phonological and phonetic aspects of Enggano vowels, MA thesis, University of North Dakota, 2011 [1] Lưu trữ 2020-10-29 tại Wayback Machine

Đọc thêm

sửa
  • Adelaar, Alexander, The Austronesian Languages of Asia and Madagascar: A Historical Perspective, The Austronesian Languages of Asia and Madagascar, pp. 1–42, Routledge Language Family Series, London, Routledge, 2005
  • Dyen, Isidore, A lexicostatistical classification of the Austronesian languages. Indiana University Publications in Anthropology and Linguistics, 1965.
  • Goesmali, S.Z, et al, Morfofonemik bahasa Enggano, Padang, Pusat Penelitian Universitas Andalas. Laporan Penelitian, 1989.
  • Oudemans, J. A. C, Woordenlijst van de talen van Enggano, Mentawei en Nias, Tijdschrift voor Indische Taal-, Land- en Volkenkunde 25:484–88, 1879.
  • Kähler, Hans, Texte von der Insel Enggano (Berichte über eine untergehende Kultur), Berlin, Dietrich Reimer, 1975.
  • Kähler, Hans, Enggano-deutsches Wörterbuch, Veroffentlichungen Des Seminars Fur Indonesische Und Sudseesprachen Der Universitat Hamburg, Hamburg: Dietrich Reimer, 1987.
  • Kaslim, Yuslina, et al, Pemetaan bahasa daerah di Sumatra Barat dan Bengkulu, Jakarta: Pusat Pembinaan dan Pengembangan Bahasa, 1987
  • Nikelas, Syahwin, et al. Morfologi dan Sintaksis Bahasa Enggano, Jakarta, Pusat Pembinaan dan Pengembangan Bahasa, 1994.
  • van de Noord, A., Enggano, In Holle lists: Vocabularies in languages of Indonesia, ed. by W. Stokhof, vol. 10/3, 189–205, Canberra, Pacific Linguistics, 1987. hdl:1885/144589 doi:10.15144/PL-D76