Tiếng Nhật thượng cổ

Tiếng Nhật thượng cổ (上代日本語 Jōdai Nihon-go: Thượng đại Nhật Bản ngữ?) là giai đoạn tiếng Nhật cổ nhất được ghi nhận và phục nguyên. Thông tin về nó đến từ văn liệu thời kỳ Nara (thế kỷ VIII). Nó trở thành tiếng Nhật Trung cổ vào thời kỳ Heian; thời điểm chia tách hai giai đoạn ngôn ngữ vẫn chưa rõ ràng. Tiếng Nhật Thượng đại thuộc ngữ hệ Nhật Bản.

Tiếng Nhật thượng cổ
上代日本語
Một đoạn của Man'yōshū, ghi lại tiếng Nhật cổ bằng chữ Hán
Khu vựcNhật Bản
Phân loạiNgữ hệ Nhật Bản
  • Tiếng Nhật thượng cổ
Hệ chữ viếtman'yōgana
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3ojp
Glottologoldj1239
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Nhật Thượng đại viết bằng chữ Hán; thứ chữ Hán này ngày một được chuẩn hoá và ngữ âm hoá để rồi phát triển thành man'yōgana. Tiếng Nhật Thượng đại là một ngôn ngữ chắp dính với cấu trúc chủ-tân-động, giống với tiếng Nhật hiện đại. Tuy nhiên, ngôn ngữ này có đôi nét khác biệt với các dạng tiếng Nhật về sau, như cấu trúc âm tiết đơn giản hơn và sự phân biệt nhiều cặp âm mà từ thời tiếng Nhật Trung cổ đã hợp nhất.

Tham khảo

sửa