Tiếp thị liên kết
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
|
Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một hình thức Marketing dựa trên hiệu suất. Đây là một cách để các doanh nghiệp, công ty tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên nền tảng Internet. Trong đó, một Publisher sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều Advertiser khác và được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc mức độ thành công của đơn hàng.
Cấu trúc
sửaTiếp thị liên kết bao gồm bốn thành phần:
Advertiser
sửaNgười có nhu cầu quảng cáo hay còn được gọi là nhà bán lẻ được biết đến như là những người có sản phẩm/ dịch vụ và sẵn sàng trả tiền cho người quảng bá sản phẩm của họ bằng các kênh marketing online. [1]
Publisher
sửaLà cá nhân hoặc công ty quảng bá sản phẩm của Advertiser thông qua mạng xã hội, website hoặc blog và nhận hoa hồng từ Advertiser.[1]
Có 5 mô hình Publishing (thực hiện liên kết) điển hình:
- Thực hiện liên kết bằng cách hoàn tiền: Đây là một mô hình mang lại lợi nhuận cao vì có tỷ lệ chuyển đổi tương đối cao.
- Thực hiện liên kết bằng nội dung: Các Publisher xây dựng nội dung hướng đến nhóm khách hàng cụ thể và các chương trình khuyến mãi bao gồm các loại nội dung như quảng cáo biểu ngữ với thông tin về sản phẩm và dịch vụ, văn bản quảng cáo, đánh giá sản phẩm.
- Thực hiện liên kết bằng việc phát hành phiếu giảm giá: Người dùng trực tuyến được khuyến khích sử dụng các phiếu giảm giá này trong quá trình mua sắm để họ cảm thấy có lợi hơn. Từ đó các nhà thực hiện liên kết kiếm được hoa hồng, đồng thời mô hình này cung cấp lợi ích cho Advertiser, Publisher và người dùng trực tuyến.
- Thực hiện liên kết tổng hợp: Các nền tảng liên quan đến nhiều sản phẩm, ưu đãi về giá và người dùng trực tuyến được gọi là tổng hợp. Các nền tảng này có thể được coi là một trung tâm mua sắm, người dùng có thể xem các nhóm sản phẩm khác nhau và được đề xuất mua hàng.
- Thực hiện liên kết bằng thiết bị di động: Trong mô hình này, Publisher xem xét các tính năng của thiết bị di động. Ngoài ra, có thể tăng khả năng nhận dạng và tối đa hóa lưu lượng truy cập bằng cách sử dụng các lợi thế của nền tảng di động như gửi thông báo. Các Publisher di động có thể xây dựng nội dung của họ thông qua các ứng dụng di động để thực hiện việc liên kết tiếp thị.
Mạng tiếp thị liên kết (Affiliate network)
sửaBên trung gian cung cấp dịch vụ liên kết giữa Advertiser và Publisher. Đây có thể là một công ty hoặc một cá nhân có khả năng thu hút nhóm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ. Các mạng lưới liên kết đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc quảng bá, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia.[1]
Một vài hình thức Mạng tiếp thị liên kết phổ biến:
sửa- Mạng tiếp thị liên kết thông qua website
- Mạng tiếp thị liên kết thông qua nền tảng truyền thông
- Mạng tiếp thị liên kết thông qua Email
Một vài kênh cung cấp Mạng tiếp thị liên kết phổ biến:[1]
sửa- Influencers: Là một cá nhân có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của một bộ phận lớn khách hàng. Họ có lượng người theo dõi ấn tượng, vì vậy, họ dễ dàng hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm của người bán thông qua các bài đăng trên mạng xã hội, blog và các tương tác với những người theo dõi họ.
- Bloggers: Các blogger lấy mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó viết một bài đánh giá toàn diện nhằm quảng bá thương hiệu để thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web của sản phẩm/ dịch vụ.
- Các trang web quy mô nhỏ (Microsite): Các trang web này quảng cáo một trang web của đối tác và chúng tách biệt với trang web chính của tổ chức. Bằng cách cung cấp nội dung phù hợp, tập trung hơn cho đối tượng cụ thể, microsite dẫn đến tăng chuyển đổi do lời kêu gọi hành động đơn giản và dễ hiểu.
- Danh sách email: Các mạng lưới liên kết sử dụng email để quảng bá các sản phẩm của người bán và kiếm thu nhập từ hoa hồng sau khi khách hàng mua sản phẩm.
- Các trang web truyền thông lớn: Tạo ra một lượng lưu lượng truy cập khổng lồ, các trang web này tập trung vào việc xây dựng một lượng khán giả với hàng triệu người dùng và thực hiện quảng bá sản phẩm thông qua việc sử dụng các biểu ngữ và liên kết liên kết theo ngữ cảnh. Phương pháp này mang lại khả năng tiếp xúc vượt trội và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, mang lại doanh thu cao nhất cho cả Advertiser và Affiliate.
- Các mạng xã hội: Với lượng tương tác khổng lồ có thể giới thiệu quảng bá sản phầm,kéo lưu lượng truy cập về các trang bán hàng.
Khách hàng
sửaNgười trực tiếp nhìn thấy quảng cáo của Publisher và thực hiện một hành động (mua hàng, điền form đăng ký,...)[1]
Phương pháp tiếp thị liên kết bao gồm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tự nhiên (SEO), công cụ tìm kiếm trả phí (PPC – trả phí trên 1 lần nhấp chuột), tiếp thị qua email, tiếp thị nội dung và quảng cáo hiển thị.
Tiếp thị liên kết thường bị nhầm lẫn với tiếp thị giới thiệu, vì cả hai hình thức này đều sử dụng bên thứ ba để thúc đẩy doanh số cho nhà bán lẻ. Hai hình thức tiếp thị được phân biệt bằng cách: tiếp thị liên kết dựa hoàn toàn vào năng lực tài chính, trong khi tiếp thị giới thiệu phụ thuộc nhiều hơn vào niềm tin và các mối quan hệ cá nhân.[2]
Lịch sử hình thành
sửaNguồn gốc
sửaKhái niệm chia sẻ doanh thu xuất hiện trước khái niệm tiếp thị liên kết và Internet. Việc diễn giải các nguyên tắc chia sẻ doanh thu sang thương mại điện tử chính thống được bắt đầu vào 11/1994, gần 4 năm sau khi World Wide Web ra mắt.
Khái niệm tiếp thị liên kết trên Internet được hình thành, đưa vào thực tiễn và cấp bằng sáng chế bởi William J. Tobin, người sáng lập ra PC Flowers & Gifts. Ra mắt tren mạng Prodigy vào năm 1989, đến trước 1993, PC Flowers & Gifts đã đạt được doanh số hơn 6 triệu đô mỗi năm ở mảng dịch vụ Prodigy. Năm 1998, PC Flowers & Gifts đã phát triển mô hình kinh doanh trả phí hoa hồng bán hàng của Prodigy network.[3][4]
Năm 1994, Tobin ta mắt phiên bản beta của PC Flowers & Gifts trên Internet được hợp tác với IBM, chủ sở hữu 1 nữa của Prodigy.[5] Trước 1995, PC Flowers & Gifts đã ra mắt phiên bản thương mại của website và đã có 2600 đối tác tiếp thị liên kết trên World Wide Web. Tobin đã yêu cầu bảng sáng chế cho tiếp thị liên kết vào 22/1/1996, và đã được thông qua ở Mỹ. Bằng sáng chế có số 6,141,666 vào 31/10/2000. Tobin cũng nhận được bằng sáng chế ở Nhật có số 4021941 vào 5/10/2007.[6] 7/1998, PC Flowers & Gifts sáp nhập với Fingerhut và Federates Department Stores[6]
Tháng 11/1994, CDNow đã ra mắt chương trình BuyWeb của họ. CDNow có ý tưởng về một trang web định hướng âm nhạc có thể nhận xét hoặc liệt kê danh sách albums trên trang mà những người truy cập cảm thấy thú vị và mua. Những trang web này cũng được cung cấp một link mà người ghé trang có thể truy cập trực tiếp đến CDNow để mua album. Ý tưởng này nảy ra từ các cuộc nói chuyện với hãng âm nhạc Geffen Records vào mùa thu năm 1994. Ban quản lý của Geffen muốn bán CD các nghệ sĩ của mình trực tiếp từ trang web của họ và đã hỏi CDNow liệu rằng CDNow có thể thực hiện điều này không.[7]
Amazon.com đã khởi chạy chương trình liên kết của mình vào 7/1996 và thành công cho đến tận ngày nay.
Khi khách truy cập nhấp vào trang web của đối tác để đến Amazon và mua sách, đối tác sẽ được nhận Tiền hoa hồng. Amazon không phải là công ty đầu tiên cung cấp chương trình liên kết, nhưng đây là chương trình đầu tiên trở nên được biết đến rộng rãi và được sử dụng như một mô hình cho chương trình tiếp theo.[8][9]
2/2000, Amazon thông báo rằng họ đã được cấp bằng sáng chế[10] về các thành phần của một chương trình liên kết. Đơn xin cấp bằng sáng chế đã được gửi vào 2/1007, sớm hơn hầu hết các chương trình liên kết, ngoại trừ PC Flowers & Gifts (11/1994), AutoWeb.com (11/1995), Kbkids.com/ BrainPlay.com (1/1996), Epage (4/1996),…[11][12]
Lịch sử phát triển
sửaTiếp thị liên kết đã phát triển nhanh chóng kể từ khi thành lập. Các trang web thương mại điện tử, được xem như những thành phần không cần thiết ở tiếp thị vào giai đoạn đầu của Internet, trở thành một phần quan trọng của kế hoạch tiếp thị tổng quan của doanh nghiệp.
Theo như một báo cáo, tổng lượng doanh số của mạng lưới liên kết trong năm 2006 là 2,16 tỷ bảng chỉ ở riêng Vương Quốc Anh. Năm 2005, ước tính doanh thu là 1,35 tỷ bảng Anh.[13] Nhóm nghiên cứu của MarketingSherpa ước tính rằng, trong 2006, tiếp thị liên kết trên toàn thế giới đã kiếm được 6,5 tỷ đôla Mỹ tiền thưởng và hoa hồng từ nhiều nguồn khác nhau trong bán lẻ, tài chính cá nhân, chơi game và đầu tư mạo hiểm, du lịch, viễn thông, giáo dục, xuất bản và các hình thức khác như các chương trình quảng cáo.[14]
Trong năm 2006, lĩnh vực tích cực nhất cho tiếp thị liên kết cá trò chơi mạo hiểm cho người trưởng thành, công nghiệp bán lẻ và dịch vụ chia sẻ tài liệu.[15] Ba lĩnh vực dự kiến sẽ có tăng trưởng lớn nhất là điện thoại di động, tài chính và du lịch. Ngoài ra, các nhà cung cấp giải pháp liên kết hi vọng các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo sẽ nhận thấy tầm quan trọng của tiếp thị liên kết và xem đây là một phần cần có cho một chiến lược tiếp thị của họ.[15]
Nền tảng công nghệ tiếp thị liên kết
sửaỞ giai đoạn Web 1.0:[16] các nhà các nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình cho người thân, bạn bè, nhờ giới thiệu và trả hoa hồng (hoặc không có hoa hồng) cho các đơn hàng bán được. Cách này đơn thuần mục tiêu tất cả những người làm tiếp thị liên kết là spam càng nhiều – nói ra càng nhiều – tiếp cận và lôi kéo sự chú ý càng nhiều người càng tốt.
Ở giai đoạn Web 2.0:[16] ví dụ như cộng đồng blog và cộng đồng tương tác trực tuyến – đã ảnh hướng đến thế giới tiếp thị liên kết. Những nền tảng này cho phép truyền thông giữa các thương gia và các chi nhánh. Nền tảng Web 2.0 cũng đã mở ra các kênh tiếp thị liên kết cho các blogger cá nhân, tác giả và chủ sở hữu trang web độc lập. Quảng cáo theo ngữ cảnh cho phép các nhà xuất bản có lưu lượng truy cập trang web thấp hơn để thay thế các quảng cáo liên kết trên trang web.
Một vài hình thức truyền thông mới cũng được đa dạng hóa theo cách mà các công ty, thương hiệu và mạng quảng cáo phục vụ quảng cáo cho khách truy cập. Chẳng hạn, YouTube cho phép những người làm video gắn những quảng cáp vào mạng liên kết của Google. Những phát triển mới này đã tạo ra nhiều khó khăn hơn những chi nhánh không có đạo đức kiếm tiền. Những con cừu đen được khám phá và được biết đến trong cộng đồng tiếp thị liên kết với tốc độ và hiệu quả cao hơn.
Ở giai đoạn Web 3.0:[16] các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị liên kết để đánh vào tính cá nhân hóa của mỗi khách hàng.
Ở giai đoạn Web 4.0:[16] cùng với sự phát triển công nghệ và hành vi của khách hàng, các phương thức tiếp thị liên kết được chuyển hóa sang thời đại kỷ nguyên số. Ví dụ như việc dữ liệu số hóa của khách hàng, các nền tảng điện toán đám mây,... được phát triển mạnh mẽ
Các hình thức quảng bá sản phẩm của Publisher khi làm tiếp thị liên kết
sửaLàm tiếp thị liên kết có thể coi là một nghề độc lập mà người làm tiếp thị liên kết tự do về thời gian, chủ động sắp xếp công việc. Có nhiều hình thức tiếp thị sản phẩm khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là những hình thức sau:
- Tiếp thị qua Social media
- Tiếp thị qua Email Marketing
- Xây dựng niche site tiếp thị sản phẩm
- Xây dựng authority site tiếp thị sản phẩm
- Sử dụng YouTube làm tiếp thị liên kết
Tiếp thị qua social media
sửaNgày nay, Social media đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ và kết nối mọi người với nhau. Các doanh nghiệp nhỏ và lớn đã và đang sử dụng Social media để quảng bá dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu của họ. Tiếp thị liên kết là một kỹ thuật, nơi các trang web và các Publisher quảng bá doanh nghiệp. Một affiliate được thưởng hoa hồng mỗi khi khách hàng truy cập hoặc mua hàng thông qua quảng cáo trên trang web. Nó chứng tỏ là hữu ích để tăng lưu lượng và nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu. Dưới đây là những lý do một Publisher sử dụng Social media để làm tiếp thị liên kết.[17]
Nền tảng sẵn và gần như miễn phí
sửaMột trong những lý do chính mà Social media rất được ưa thích vì nó không đòi hỏi bất kỳ chi phí nào, ít nhất là cho các tính năng cơ bản. Các Publisher chỉ cần tạo một tài khoản, thêm nhóm có gia đình và bạn bè, làm quen với các tính năng và theo dõi mọi người hoặc những người có cùng sở thích. Các nền tảng này tuy miễn phí, nhưng Publisher cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.[17]
Tự do quản lý tài khoản
sửaNếu Publisher tự chịu trách nhiệm quản lý tài khoản mạng xã hội của mình, thì có thể khấu trừ chi phí khi thuê ngoài một ai đó để xử lý nó cho bạn. Nhiệm vụ cập nhật tài khoản truyền thông xã hội có thể được thực hiện hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, những người làm việc vào ban ngày có thể sử dụng thời gian nghỉ của họ để kiểm tra, cập nhật tài khoản.[17]
Tiếp cận đối tượng mục tiêu đơn giản hơn với Social media
sửaNgày nay, hầu hết mọi người đều có tài khoản Facebook hoặc Twitter. Và cũng rất khó tìm được người mà không xem video từ YouTube. Chính vì vậy, mạng xã hội là phương tiện truyền thông mạnh mẽ để thúc đẩy doanh nghiệp của mình tìm thấy khách hàng từ các cuộc trò chuyện trực tuyến. Nó đã trở nên dễ dàng hơn khi mọi người truy cập Internet bằng điện thoại di động thông minh.[17]
Social media hoạt động như một cộng đồng để mọi người cùng nhau nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, lợi ích chung và những bất bình của người tiêu dùng. Các Publisher có thể nắm bắt cơ hội này bằng cách làm cho khách hàng biết nhiều hơn về các sản phẩm, dịch vụ, vì vậy doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều nhấp chuột hơn cũng như tăng cường tiêu dùng sản phẩm.[17]
Tiếp thị qua Email Marketing
sửaNgay cả trong thời đại tiếp thị truyền thông xã hội ngày càng tinh vi với chu kỳ thông tin 24 giờ, sử dụng Email Marketing vẫn là chiến thuật quảng bá đáng tin cậy nhất (và có lợi nhuận) trong tiếp thị liên kết.[18]
Khi nói đến tiếp thị qua email, đây không phải là điều khó thực hiện. Bạn có thể chỉ cần gửi email như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với bạn bè, khách hàng của mình. Các email có văn bản đơn giản có xu hướng làm tốt hơn so với các email "chuyên nghiệp", vì vậy bạn không phải lo lắng về việc dành quá nhiều thời gian để cố gắng đưa ra các email quá cầu kỳ. Email có văn bản đơn giản dễ dàng truyền đạt thông tin rõ ràng và tạo cảm giác trung thực cho người đọc.[18]
Xây dựng niche site tiếp thị sản phẩm
sửaNiche Site là mô hình xây dựng một website thường được sử dụng vào mục đích kiếm tiền online hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ thuộc một lĩnh vực nhỏ bằng cách giới thiệu link của nhà cung cấp sản phẩm như Amazon, Lazada… khi khách hàng mua hàng qua link này thì bạn sẽ được chia hoa hồng theo chính sách của nhà cung cấp. Đặc trưng mô hình này là bạn sẽ chọn thị trường ngách tức là một thị trường hẹp bao gồm một số sản phẩm nhất định để quảng bá trên website của mình.[19]
Bạn sẽ phải chọn một thị trường nhỏ (Niche) hoặc rất nhỏ (Micro niche) để phát triển, và bắt buộc thị trường này phải ít cạnh tranh để website bạn có thể đạt thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm của Google.[19]
Khi đã có được sản phẩm và từ khoá bạn sẽ tạo website để viết thông tin quảng bá sản phẩm của mình, sau đó bạn sẽ tối ưu hoá để website của bạn đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Lúc này khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin sản phẩm và mua hàng qua link giới thiệu của Publisher.[19]
Xây dựng authority site tiếp thị sản phẩm
sửaAuthority Site là Nichesite được phát triển với quy mô rộng hơn và trong một thời gian có đủ độ lâu nhất định, đúng với cái tên “authority”của nó. Nội dung của nó không chỉ xoay quanh các chủ đề trong một phân khúc nhỏ mà sẽ bao gồm tất cả các chủ đề nhỏ trong một lĩnh vực lớn.[20]
Authority Site bạn có thể tạo và phát triển với các chủ đề tương đối rộng, ví dụ: sức khỏe, thể thao, động vật, thời trang, sắc đẹp... Bạn có thể kiếm tiền với Authority Site theo nhiều cách khác nhau như: Tiếp thị liên kết, Google Adsense, bán sản phẩm cá nhân, dịch vụ kinh doanh, tạo thương hiệu cá nhân,.. Vì vậy, các Authority Site được phát triển để kiếm tiền với tiếp thị liên kết có tên là Authority Affiliate Site.[20]
Bạn sẽ tạo một trang blog, bắt đầu từ việc xây dựng nội dung chất lượng cho trang web này, từ đó bạn sẽ kiếm được thu nhập từ tiếp thị liên kết. Một số mạng liên kết mà bạn có thể đăng ký như: Accesstrade, Amazon, Clickbank, Jvzoo, Ủy ban Junction, Shareasale,..[20]
Sử dụng YouTube làm tiếp thị liên kết
sửaXu hướng và thói quen xem video hướng dẫn trên YouTube là rất lớn, vì vậy đây cũng là cơ hội để YouTuber thúc đẩy các link liên kết (affiliate link) để làm tiếp thị liên kết qua việc chia sẻ video của họ. Họ tạo ra những video hướng dẫn, đánh giá so sánh các sản phẩm, nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin trực quan, và gắn những link liên kết của sản phẩm ở phần mô tả của video, sau đó sử dụng Call to action (CTA) để thúc giục người xem click vào link bên dưới để mua sản phẩm. Mục đích chính là để điều hướng người dùng về website/blog để mua hàng và YouTuber này sẽ nhận được khoản hoa hồng.
Các công cụ theo dõi độ hiệu quả
sửaĐường dẫn liên kết (Affiliate link)
sửaKhi Publisher đăng ký làm Affiliate trực tiếp hay thông qua Network, và quảng bá 1 sản phẩm nào đó, họ đều được cấp 1 đường dẫn liên kết duy nhất của riêng họ. Nó được gọi là affiliate link, nó có nhiệm vụ thu thập dữ liệu để xem khách hàng đến từ đường dẫn liên kết của Publisher nào.
Khi khách hàng bấm vào Affiliate link của Publisher và thực hiện các hành động như mua hàng, điền form, đăng ký, khảo sát,… thì Publishers sẽ được tính tiền hoa hồng.
Cloaking Link
sửaCác affiliate link thường nhìn rất dài và không chuyên nghiệp, vì đó là đường link riêng biệt thực hiện vai trò kiểm soát, đo lường. Cách thức rút gọn link theo tên miền nhưng ngắn hơn của Publisher gọi là link cloaker.
Tuy nhiên tùy vào điều khoản mà Advertiser đưa ra mà Publisher có được Cloaking Link. Ví dụ một số chương trình affiliate lớn (ví dụ Amazon), sẽ không cho phép rút gọn link vì để họ có thể kiểm tra, đo lường được khách hàng là từ trang nào tới.
Kỹ thuật cloaking link còn dùng cho các mục đích nâng cao hơn như theo dõi lượt click với hệ thống riêng, thực hiện A/B test hay có thể thay đổi affiliate link bất cứ khi nào mà không cần tạo lại quảng cáo.[21]
Coupon & custom coupon
sửaCoupon là mã giảm giá, nhiều Advertiser cung cấp mã giảm giá cho affiliate để affiliate có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tùy vào chương trình affiliate, mã giảm giá có thể gắn với đường link affiliate của Publisher, có nghĩa là họ sẽ có thể tạo 1 đường link riêng biệt cho mã giảm giá này, khi khách hàng bấm vào affiliate link này, thì mã giảm giá sẽ tự động được chấp nhận và giá tiền sẽ được tự động giảm. Hoặc cũng có thể mã giảm giá sẽ riêng biệt.
Nhiều affiliate hàng đầu sẽ được cung cấp mã giảm giá đặc biệt mà chỉ dành cho Publisher đó, được gọi là custom coupon hay exclusive coupon. Mã giảm giá này có thể mang lại cho khách hàng mức ưu đãi tốt hơn các mã giảm giá phổ biến bình thường hoặc có thể mang luôn thương hiệu của Publisher.[21]
Affiliate ID
sửaMột số chương trình liên kết có tính năng tạo Affiliate ID. Khi Publisher đăng ký 1 tài khoản affiliate thì tài khoản này sẽ có 1 ID (dãy số hoặc ký tự) tương ứng.
Từ Affiliate ID, Publisher có thể tạo ra Affiliate link cho bất cứ sản phẩm nào bằng cách gắn mã ID này theo đường link đó dựa vào hướng dẫn của chương trình liên kết. Có nghĩa là Publisher có thể tùy ý muốn đưa khách hàng vào trang sản phẩm nào chỉ với việc thêm mã Affiliate ID vào cuối đường link của trang đó và đi quảng bá.[21]
Affiliate Manager (AM)
sửaNhiều Network hoặc Advertiser có các chuyên viên hỗ trợ cho chương trình Affiliate mà họ tạo ra, những người này gọi là Affiliate Manager (AM). Nhiệm vụ của Affiliate Manager là giúp đỡ Publisher trong mọi vấn đề liên quan tới việc làm Affiliate cho sản phẩm thuộc Advertiser đó.
Chẳng hạn như gợi ý cách thức quảng bá, thông tin sản phẩm, các vấn đề về thanh toán, bảo trì, sản phẩm nào đang thịnh hành,… AM sẽ đưa ra danh sách từ khóa tiềm năng mà đội ngũ công ty nghiên cứu được, gợi ý cho Publisher các hình thức tiếp thị có thể mang lại lợi nhuận cao dựa theo thống kê, hay gợi ý cho họ một số công cụ tiếp thị hiệu quả,…[21]
Cookie
sửaTrong affiliate marketing, cookie là tệp của các chương trình affiliate tạo ra nhằm lưu thông tin duyệt web của khách hàng. Ví dụ 1 khách hàng bấm vào affiliate link của bạn, trình duyệt sẽ lưu lại cookie, và thời gian cookie được lưu phụ thuộc vào chương trình affiliate đó.
Ví dụ nếu cookie được lưu 60 ngày, thì ví dụ khách hàng đó không mua hàng ngay, mà trong vòng 60 ngày họ lại vào đúng máy tính, đúng trình duyệt đó mua hàng, thì hoa hồng vẫn tính cho Publisher đó (nhưng phải đảm bảo chưa nhấn vào affiliate link của 1 affiliate khác).
Tùy vào chương trình affiliate và sản phẩm cụ thể sẽ có cookie khác nhau.[21]
Tiền hoa hồng
sửaCác hình thức tính phí quảng cáo phổ biến
sửaCác mô hình sau đây cũng được gọi là mô hình tính hoa hồng dựa trên hiệu suất, bởi vì Advertiser chỉ trả tiền nếu khách hàng thực hiện hành động mà Advertiser mong muốn hoặc hoàn tất giao dịch mua. Các Advertiser và Publisher sẽ cùng chia sẻ rủi ro khi khách hàng không chuyển đổi.
- CPA (Cost Per Action) là mô hình tính phí quảng cáo tối ưu hiện nay khi dựa trên hành vi của người dùng. Nhà cung cấp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền thông tin …
- CPS (Cost Per Sale) là chương trình tiếp thị liên kết mà Advertiser hoặc Mạng tiếp thị liên kết sẽ trả hoa hồng cho Publisher khi có khách hàng hoàn tất giao dịch mua bằng cách thực hiện thanh toán thành công và xác nhận qua liên kết của Publisher.
- CPL (Cost Per Lead) là chương trình tiếp thị liên kết mà Advertiser hoặc Mạng tiếp thị liên kết sẽ trả hoa hồng cho Publisher khi có khách hàng điền thông tin cá nhân qua liên kết của Publisher. Thông tin sẽ được kiểm chứng hợp lệ thì hoa hồng mới tính cho Publisher.
- CPQL (Cost Per Quality Lead), vẫn là CPL nhưng yêu cầu lead chất lượng hơn. Các Publisher sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký và Advertiser chấp nhận trả tiền cho việc nhận được thông tin từ khách hàng theo đúng những tiêu chí đáp ứng yêu cầu riêng của họ tuỳ chiến dịch.
- CPO (Cost Per Order) là chương trình tiếp thị liên kết mà Advertiser hoặc Mạng tiếp thị liên kết sẽ trả hoa hồng cho Publisher khi khách hàng hoàn tất đặt hàng & tổng đài gọi điện xác nhận thành công. Publisher sẽ không cần phải chờ khi khách hàng nhận được hàng & thanh toán mới được tính hoa hồng.
- CPI (Cost Per Install) là chương trình tiếp thị liên kết mà Advertiser hoặc Mạng tiếp thị liên kết sẽ trả hoa hồng cho Publisher khi khách hàng cài đặt app thành công.
Các hình thức tính phí quảng cáo khác
sửaTrong các thị trường phát triển thì có ít hơn 1% sử dụng các hình thức tính phí quảng cáo truyền thống như tính phí theo lượt click CPC (Cost per Click) hay theo lượt hiển thị CPM (Cost per Thousand Impression). Các hình thức này thường được sử dụng trong quảng cáo hiển thị (Display advertising) hay quảng cáo phải trả tiền.
- CPC (Cost Per Click) là số tiền bạn phải trả cho 1 lần nhấp từ khách hàng khi chạy quảng cáo. Hình thức này phổ biến hơn trong những giai đoạn đầu của tiếp thị liên kết nhưng đã giảm dần do các vấn đề gian lận số lần nhấp chuột.
- CPM (Cost per thousand impressions) là số tiền bạn phải trả cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo cho khách hàng. Mỗi lần nhấp yêu cầu thêm bước chuyển đổi để tạo doanh thu cho doanh nghiệp: Khách hàng nhấp vào quảng cáo để truy cập trang web của nhà quảng cáo.
Các hình thức tính phí này đã giảm dần trong các ngành thương mại điện tử hay các ngành có hình thức Quảng cáo trực tuyến trưởng thành hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn phổ biến trong một số nơi có các ngành công nghiệp còn non trẻ. Trung Quốc là một ví dụ cho tiếp thị liên kết không giống với mô hình ở phương Tây.
Các hình thức tính có tên khác nhau và một số hình thức thực ra là trường hợp đặc biệt của một hình thức khác. Nên dưới đây là một bảng tổng hợp tên của các hình thức mặc định này.
Hình thức thay thế và hình thức phụ | Ghi chú | |
---|---|---|
CPC (Cost per click) | ||
1 | Pay per click (PPC) | PPC được sử dụng nhiều như CPC. Trong khi CPC đang được sử dụng nhiều hơn trong thống kê và phân tích, thì PPC chiếm ưu thế sử dụng PPC trong quảng cáo hoặc PPC trong công cụ tìm kiếm. |
CPA (Cost per action) | ||
2 | Pay per action (PPA) | |
Các trường hợp đặc biệt của CPA (hình thức phụ) | ||
3 | Cost per lead (CPL)/Pay per lead (PPL) | Dùng để thu thập thông tin của khách hàng. Các thông tin điền thường là email, tên, địa chỉ, số điện thoại,... Các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ thường cần những thông tin này để tiếp thị. |
4 | Cost Per Quality Lead (CPQL) | Vẫn là CPL nhưng yêu cầu lead chất lượng hơn. |
5 | Cost per conversion (CPC or CPCons)/Pay per conversion | Chi phí thực sự để có được một khách hàng thực hiện chuyển đổi thành công |
6 | Cost per acquisition (CPA)/Pay per acquisition (PPA) | Tạo đoạn danh sách khách hàng mới, danh sách email đăng ký |
7 | Cost per call/Pay per call | Một dạng đặc biệt của CPA yêu cầu theo dõi khác với theo dõi CPA truyền thống (chẳng hạn như số điện thoại duy nhất) |
8 | Cost per download/Pay per download | Chi phí theo lượt tải xuống hoặc chia chi phí cho mỗi lần nhấp (CPC) cho tỷ lệ tải xuống |
9 | Cost per install (CPI)/Pay per install (PPI) | Chuyển đổi bằng cách khách hàng cài đặt ứng dụng từ đường dẫn liên kết. Nếu chỉ nhìn vào giá cả, chi phí cho mỗi CPI thường cao hơn CPC và CPM, nhưng khi tính ra số tiền phải trả cho mỗi đợt quảng cáo để nhận được cài đặt mới sẽ thấp hơn so với chạy CPC hoặc CPM. |
CPS (Cost per sale) | ||
10 | Pay per sale (PPS) | |
11 | Commission per sale | |
12 | Revenue share | Phân phối doanh thu tạo ra từ việc bán hàng hóa và dịch vụ, giữa các bên liên quan |
CPM (Cost per mile) | ||
13 | Cost per thousand (CPM)/Pay per mile (PPM) | |
14 | Cost per impression (CPI)/Pay per impression (PPI) | Chi phí phải trả khi quảng cáo được hiển thị trên 1 khách hàng |
First Click & Last Click
sửaĐây là các cơ chế về cách tính hoa hồng do Advertiser quyết định.
First click
sửaLà cơ chế về cách tính hoa hồng cho kênh mà khách hàng đã truy cập vào website đầu tiên trước khi mua sản phẩm. Ví dụ có hai Publisher A và B cùng tiếp thị cho Advertiser thì khi khách hàng nhấp vào liên kết giới thiệu của Publisher A, sau đó khách hàng ko mua hàng và nhấp vào liên kết của Publisher B rồi mua hàng thì lúc này đơn hàng sẽ được tính cho Publisher đầu tiên đó chính là Publisher A.
- Ưu điểm: Những Publishers có khả năng thu hút được khách hàng cao sẽ dễ dàng đạt doanh thu cao với cơ chế này nếu các Advertiser chỉ chạy Retargeting mà không thực hiện bất kì hoạt động Marketing trước đó
- Nhược điểm: Các Publisher trở nên khó khăn trong việc đối đầu với các Advertiser lớn do họ sở hữu các công cụ Marketing như Google, Facebook, Email Marketing,… lớn mạnh. Khách hàng đã thuộc về các Advertiser ngay từ đầu tuy nhiên Publishers vẫn tiếp tục đầu tư cho việc thu hút khách dẫn tới lãng phí nguồn lực và không hiệu quả. Khi áp dụng cơ chế này, Advertiser hoàn toàn có thể cắt một phần lớn chi phí cho Remarketing, retargeting,.. Để đối đầu trực tiếp với Publishers, lúc này Publisher sẽ trở thành những kênh Retargeting cho Nhà cung cấp.[22]
Last click
sửaLà hệ thống ghi nhận và tính hoa hồng cho Publisher mà khách hàng đã truy cập vào website cuối cùng trước khi mua sản phẩm. Tương tự như ở ví dụ trên thì hoa hồng sẽ tính cho Publisher B vì đó là kênh mà khách hàng đã nhấp vào cuối cùng.
- Ưu điểm: Vẫn đảm bảo được những ưu điểm của mình khi cạnh tranh giữa các Publishers và Advertisers, cả hai đối tượng sẽ phải không ngừng nỗ lực để tìm kiếm khách hàng cũng như biến họ trở thành khách hàng của mình để có thể nhận hoa hồng.
- Nhược điểm: Các Publisher phải cạnh tranh trực tiếp với các hoạt động của Advertiser liên tục, tuy nhiên đây là nhược điểm của tiếp thị liên kết nói chung dù là ở cơ chế First click hay Last click.
Vì sự công bằng trong việc cạnh tranh giữa các publisher, các chương trình tiếp thị liên kết hiện nay hầu như đều được thực hiện theo cơ chế last click. Ví dụ như các Mạng lưới Tiếp thị liên kết lớn trên thế giới như Amazon, Clickbank, CJ, Rakuten,… đều đang áp dụng cơ chế Last click cả trong và ngoài mạng lưới. Cơ chế này hiện nay đã được chứng minh hiệu quả bởi mang lại sự công bằng cho cả Advertiser lẫn với Publisher, giữa các Publisher với nhau, cho phép các mạng lưới tiếp thị liên kết có thể mở rộng và không ngừng phát triển trong cơ chế cạnh tranh.
Mỗi cơ chế đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau tuy nhiên Publishers hoàn toàn có thể lựa chọn mạng lưới kiếm tiền có lợi nhất cho mình cùng những thông tin khác để quyết định như dựa trên tỷ lệ chia sẻ cho mỗi ngành hàng, mỗi Nhà cung cấp; hoạt động thanh toán, công cụ hỗ trợ quảng bá hiệu quả,… [22]
Các vấn đề mà Tiếp thị liên kết gặp phải trong quá khứ và hiện nay
sửaKể từ khi xuất hiện tiếp thị liên kết, có rất ít sự kiểm soát đối với hoạt động liên kết. Các affiliate vô đạo đức đã sử dụng thư rác điện tử (Email Spam), mở rộng trình duyệt độc hại (Malicious browser extensions), gian lận Cookie theo dõi trên máy tính của người dùng, và các phương pháp khác để hướng lưu lượng truy cập đến trang web của Advertisers. Mặc dù nhiều chương trình liên kết có các điều khoản dịch vụ có chứa các quy tắc chống thư rác điện tử, nhưng những Publishers vô đạo đức vẫn lạm dụng phương pháp tiếp thị này để gửi thư rác điện tử đi.
Thư rác điện tử (Email Spam)
sửaKể từ khi xuất hiện tiếp thị liên kết, có rất ít sự kiểm soát đối với hoạt động liên kết. Các affiliate vô đạo đức đã sử dụng thư rác điện tử (Email Spam), mở rộng trình duyệt độc hại (Malicious Browser extensions), gian lận Cookie theo dõi trên máy tính của người dùng, và các phương pháp khác để hướng lưu lượng truy cập đến trang web của Advertisers. Mặc dù nhiều chương trình liên kết có các điều khoản dịch vụ có chứa các quy tắc chống thư rác điện tử, nhưng những Publishers vô đạo đức vẫn lạm dụng phương pháp tiếp thị này để gửi thư rác điện tử đi.
Phần mở rộng trình duyệt độc hại (Malicious browser extensions)
sửaTiện ích mở rộng trình duyệt (Browser extension) là một phần mềm được thêm vào nhằm mở rộng chức năng và cung cấp các tùy chỉnh cho trình duyệt web. Tiện ích mở rộng thường được sử dụng các công nghệ web như HTML, JavaScript và CSS. Hầu hết các trình duyệt web ngày nay đều có sẵn một loạt các tiện ích mở rộng của bên thứ ba để tải xuống. Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng nhiều tiện ích mở rộng được thiết kế để gây hại và có thể tấn công bảo mật của máy tính, nên còn được gọi là là những phần mở rộng trình duyệt độc hại (Malicious Browser extensions).[23]
Các mở rộng trình duyệt độc hại (Malicious Browser extensions) trông có vẻ hợp pháp vì chúng bắt nguồn từ các trang web của nhà cung cấp và đi kèm với các đánh giá của khách hàng tích cực. Với tiếp thị liên kết thông thường, các affiliate chèn ID liên kết được theo dõi vào nội dung quảng cáo để dẫn đến trang của hàng, sản phẩm hoặc trang đăng ký và thực hiện việc mua thông qua nhấp chuột và affiliate được trả Tiền hoa hồng. Tuy nhiên, một kẻ lừa đảo sẽ tự động thay đổi ID liên kết quảng cáo thông qua một tiện ích mở rộng độc hại. Những Publisher vô đạo đức không thực sự quảng bá liên kết, mà thay vào đó để khiến mọi người tải xuống phần mềm quảng cáo hoặc tiện ích mở rộng trình duyệt và tạo chuyển đổi giả (fake conversion) từ các affiliate khác. Người dùng hoàn toàn không biết điều gì đang xảy ra, ngoài trừ hiệu suất trình duyệt của họ chậm lại. Các trang web cuối cùng trả tiền cho số lượng lưu lượng giả (fake traffic) và người dùng không muốn tham gia vào các chương trình quảng cáo như này nữa.[23]
Sự thiếu hụt trong tiêu chuẩn ngành (Lack of industry standards)
sửaTiếp thị liên kết hiện thiếu việc đào tạo và chứng nhận các tiêu chuẩn ngành. Có một số khóa đào tạo và hội thảo dẫn để cung cấp chứng chỉ; tuy nhiên, việc công nhận các chứng nhận đó hầu hết là do uy tín của cá nhân hoặc chỉ của công ty cấp chứng nhận đó mà thôi. Tiếp thị liên kết không được dạy phổ biến trong các trường đại học và chỉ có một vài giảng viên đại học làm việc với các nhà tiếp thị Internet để giới thiệu chủ đề này cho sinh viên chuyên ngành Marketing.
Những Publishers học được Affiliate Marketing thường xuyên nhất trong cuộc sống thực tế bằng cách tham gia và tìm hiểu qua thời gian. Mặc dù có một số cuốn sách về chủ đề hướng dẫn người đọc thao tác các lỗ hổng trong thuật toán Google, có thể nhanh chóng bị lỗi thời hoặc đề xuất các chiến lược không còn được các nhà quảng cáo chứng thực hoặc cho phép.
Các công ty quản lý chương trình được thuê ngoài thường kết hợp đào tạo chính thức và không chính thức, cung cấp chương trình đào tạo thông qua hợp tác nhóm hoặc gửi nhân viên Marketingđến các hội nghị.
Các tài nguyên đào tạo khác được sử dụng bao gồm các diễn đàn trực tuyến, weblog, podcast, hội thảo video và các trang web đặc biệt.
Gian lận Cookie (Cookie Stuffing)
sửaCookie Stuffing là 1 thủ thuật gian lận cookie. Cơ chế là khi khách hàng vào website của bạn, affiliate link sẽ chạy luôn để lưu cookie trong máy khách hàng mà khách hàng không cần bấm vào affiliate link của bạn. Affiliate link sẽ chạy trong 1 popup nhỏ hoặc load ngầm tự tắt trong thời gian rất nhanh. Hầu như các network và các chương trình affiliate hiện nay đều có những thuật toán phát hiện cookie stuffing và nếu bạn làm việc này sẽ nhanh chóng bị khóa tài khoản và không thanh toán.[21]
Tiếp thị liên kết từ quan điểm của doanh nghiệp
sửaƯu điểm của tiếp thị liên kết
sửaTrong hầu hết các trường hợp, các nhà kinh doanh thích tiếp thị liên kết vì nó sử dụng mô hình "trả tiền theo hiệu suất", nghĩa là Advertisers không phải chịu chi phí tiếp thị trừ khi khách hàng thực hiện chuyển đổi.
Các chương trình tiếp thị liên kết
sửaCó 2 cách triển khai mô hình tiếp thị liên kết là Tiếp thị liên kết nội bộ (Private Affiliate Program) và Tiếp thị liên kết công khai (Affiliate Public Networks). Quyết định chọn cách triển khai nào sẽ phụ thuộc vào sự phù hợp với doanh nghiệp, ngành hàng mà doanh nghiệp đang chạy các Campaign marketing của mình.[24]
Chương trình tiếp thị liên kết nội bộ (Private Affiliate Program)
sửaMột số công ty có điều kiện sẽ tự mở chương trình affiliate riêng của họ và phát triển phần mềm hỗ trợ tiếp thị liên kết riêng, được gọi là Private Affiliate Program. Họ có bộ phận nhân sự bên mảng này và người quản lý sẽ được gọi là Affiliate Manager (AM). Tuy nhiên, Publishers sẽ phải tự tìm kiếm đến các công ty có các chương trình Affiliate riêng trên Internet.
Private Affiliate Program thường có hoa hồng cao hơn vì công ty không phải chi trả các khoản phí khác cho bên trung gian nào và các Publisher sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ AM.
Lợi ích:
- Tiết kiệm chi phí: Advertiser sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền từ chi phí tìm kiếm và Tiền hoa hồng cho một mạng lưới liên kết.
- Mối quan hệ trực tiếp: Các Advertiser có thể phát triển mối quan hệ trực tiếp với các Publisher, cho phép tạo các chiến dịch tiếp thị tùy chỉnh và cách thức thanh toán tùy chỉnh. Bằng cách loại bỏ người trung gian, các Advertiser có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ các Publisher và hiểu rõ được cái gì đang hoạt động, cái gì không.
- Khả năng truy cập dữ liệu theo thời gian thực: Dữ liệu thời gian thực rất quan trọng, nhưng các nhà tiếp thị có thể bỏ lỡ nếu phải đợi thông tin chia sẻ từ bên thứ ba.
- Kiểm soát - Advertiser có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu để phân tích và xây dựng sự thấu hiểu cho sản phẩm, khách hàng và doanh nghiệp. Hạn chế các hoạt động lừa đảo, sử dụng spam, vi phạm nhãn hiệu, quảng cáo sai, cookie stuffing và các phương pháp vi phạm khác đã khiến tiếp thị liên kết bị mang tiếng xấu.
- Ưu đãi dành riêng - Có cơ hội được trải nghiệm trước các sản phẩm, nhận mã coupon giảm giá riêng cho từng Publisher.[24]
Nhược điểm:
- Không dễ tìm những chương trình này vì không quảng bá rầm rộ.
- Không dễ để được chấp thuận làm Affiliate nếu Publisher chưa phải là một Affiliate Marketer có kinh nghiệm, chưa có website/blog với traffic lớn.
- Với người Việt, không mạnh về khả năng giao tiếp ngoại ngữ là một yếu thế khi làm việc trực tiếp, trao đổi trực tiếp với các Affiliate Manager.
- Gần như rất ít tài liệu, tại VN cũng chưa ai chỉ dạy cách thức làm việc với các Private Programs này
- Một vài Affiliate Programs làm việc thiếu sự kiểm soát, hệ thống không minh bạch, thậm chí thanh toán không đúng hẹn,…
Chương trình tiếp thị liên kết công khai (Affiliate Public Networks)
sửaTrong khi tại thị các thị trường phát triển đang chuyển hướng qua Tiếp thị liên kết nội bộ thì Tiếp thị liên kết công khai đang bắt đầu phát triển tại thị trường Việt Nam. Các Publish Network này sẽ quảng cáo rầm rộ cho Networks của mình để thu hút càng nhiều Publishers giỏi càng tốt.
Affiliate Manager (AM) và quản lý hệ thống Mạng tiếp thị liên kết sẽ sử dụng các chương trình quản lý các liên kết thuê ngoài (OPM) thay vì chỉ một Affiliate Manager (AM) trực tiếp quản lý. Các OPM sẽ thực hiện quản lý chương trình tiếp thị liên kết cho doanh nghiệp tương tự như vai trò của một công ty quảng cáo phục vụ trong tiếp thị thông thường. Các khoản thanh toán cho các nhà quảng cáo có thể được thực hiện thông qua các Mạng tiếp thị liên kết hoặc trực tiếp giữa Advertisers và Publishers.
Một số doanh nghiệp thường có liên kết kết rộng với các Publishers trong mạng lưới của mình. Các liên kết tiềm năng có thể được tuyển dụng hay các Publishers trong hệ thống sẽ tự liên kết với nhau mà không cần Advertisers tuyển dụng.
Các trang web có liên quan thu hút đối tượng mục tiêu giống như Advertisers nhưng không cạnh tranh cũng có thể là một Publisher tiềm năng. Đối tác hoặc khách hàng hiện tại cũng có thể trở thành những Publisher của doanh nghiệp nếu làm như vậy có lợi và không vi phạm bất kỳ luật hoặc quy định nào.
Hầu như bất kỳ trang web nào cũng có thể trở thành Affiliate, nhưng các trang web có lưu lượng truy cập cao thường quan tâm đến CPM hay CPC thay vì CPA mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Lợi ích:
- Tối thiểu hóa nguồn lực: Advertisers không phải sử dụng tài nguyên của họ mà chỉ cần trả một khoản phí mỗi tháng thì mạng lưới tiếp thị liên kết sẽ hoàn thành các công việc còn lại.
- Kết nối: Advertisers có thể tận dụng các mạng lưới và mối quan hệ đã có với Publishers.
- Thông tin chi tiết: Các liên kết có quan hệ dọc nên giữa doanh nghiệp và Affiliates có thể chia sẻ chuyên môn của mình và xây dựng nên các chiến dịch quảng cáo sáng tạo.
- Các Networks xuất hiện ngày càng nhiều: phổ biến và đa dạng, có những Networks rất nổi tiếng và mang về thu nhập bền vững cho những Affiliate.
- Mô hình đơn giản: thông tin ngắn gọn, cách thức đăng ký dễ dàng, có thể thấy những thông tin để lựa chọn sản phẩm.
- Tập trung hàng ngàn sản phẩm: Publishers không lo việc thiếu sản phẩm để quảng bá, việc tiếp cận tương đối dễ dàng. Càng nhiều Networks xuất hiện, sẽ càng cạnh tranh và tạo nhiều ưu đãi cho các Affiliate để thu hút về bên họ.
- Hệ thống theo dõi, quản lý cho Affiliate luôn rõ ràng, minh bạch: luôn thanh toán đúng hạn, không cần lo về bất cứ gian lận nào ở đây.[24]
Nhược điểm:
- Publisher không được chăm sóc tận tình từ các MA của các Private Programs, thay vào đó sẽ làm việc thông qua những điều lệ chung của Networks.
- Đội ngũ Support của Networks chỉ hỗ trợ những thông tin chung mà họ đăng tải lên trang Networks.
- Publishers sẽ phải tự tìm tòi thêm, vận dụng những kỹ năng, khả năng sáng tạo nào đấy của bản thân để làm cho website, bài viết review của mình được tốt hơn vì Networks là trung gian, không phải nhà sản xuất sản phẩm, họ không có những thông tin chuyên sâu của sản phẩm để cung cấp.
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:0
- ^ “Khác biệt giữa Affiliate và Referral Marketing”. subiz.com.
- ^ Chicago Tribune, ngày 4 tháng 10 năm 1995
- ^ The Sunsentinal, 1991
- ^ PC Week Article, ngày 9 tháng 1 năm 1995
- ^ a b Business Wire, ngày 24 tháng 1 năm 2000
- ^ Olim, Jason; Olim, Matthew; and Kent, Peter (1999-01). "The CDNOW Story: Rags to Riches on the Internet", Top Floor Publishing, January 1999.
- ^ Frank Fiore and Shawn Collins, "Successful Affiliate Marketing for Merchants", from pages 12, 13 and 14. QUE Publishing, April 2001 ISBN 0-7897-2525-8
- ^ Gray, Daniel (1999-11-30). "The Complete Guide to Associate and Affiliate Programs on the Net". McGraw-Hill Trade, ngày 30 tháng 11 năm 1999. ISBN 0-07-135310-0.
- ^ “US 6029141”. worldwide.espacenet.com.
- ^ “History of Affiliate Marketing”. web.archive.org. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “ClickZ Network. Archived from”. www.clickz.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Affiliate Marketing Networks Buyer's Guide (2006)”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Anne Holland, publisher (ngày 11 tháng 1 năm 2006)”. www.marketingsherpa.com.
- ^ a b “e-Consultancy”. web.archive.org. tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2005.
- ^ a b c d “Affiliate Marketing”. vuvanhon.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2020.
- ^ a b c d e “Affiliate Marketing and Social Media Go Hand-in-Hand”. socialmediatoday.com.
- ^ a b “How to Promote Affiliate Marketing Products to Your Email List”. thebalancesmb.com.
- ^ a b c “Niche site là gì? Cách xây dựng niche site cho tiếp thị liên kết”. medium.com.
- ^ a b c “What is an Authority affiliate site & Why Should You Care?”. medium.com.
- ^ a b c d e f Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:02
- ^ a b “First Click và Last Click trong Tiếp thị liên kết Việt Nam”. masoffer.com.
- ^ a b “Affiliate Fraud: Malicious Browser Extensions”. gearbestassociate.com.
- ^ a b c “In-House vs. Outsourcing Affiliate Platforms: Why a Combination of Both May be the Best Solution”. multichannelmerchant.com.
What is search engine optimization Lưu trữ 2021-01-14 tại Wayback Machine.Google Scholar