Trương Công Cừu[1] (1 tháng 1 năm 19178 tháng 3 năm 2022[2][3]) là giáo sưchính khách Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa vào cuối thời Đệ Nhất Cộng hòa.

Trương Công Cừu
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 8 năm 1963 – 2 tháng 11 năm 1963
Tiền nhiệmVũ Văn Mẫu
Kế nhiệmPhạm Đăng Lâm
Bộ trưởng Đặc nhiệm Phối hợp Văn hóa Xã hội Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ28 tháng 5 năm 1961 – 23 tháng 8 năm 1963
Thông tin chung
Sinh(1917-01-01)1 tháng 1, 1917
Quảng Nam, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất8 tháng 3, 2022(2022-03-08) (105 tuổi)
Ronny-sur-Seine, Pháp

Tiểu sử sửa

Trương Công Cừu sinh năm 1917,[2] quê quán làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam,[4][5] và là hậu duệ của Thượng thư nhà Tây Sơn Trương Công Hy.[6]

Ông là tín hữu Công giáo. Năm 1952, ông tham gia vào công tác thành lập Giáo xứ Việt Nam tại Paris cùng với Đức Cha Cao Văn Luận.[2] Ông cũng là một trong những người sáng lập và là trưởng khoa đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, giảng dạy triết họcvăn học Pháp.[2][4][7]

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, ông giữ chức Bộ trưởng Đặc nhiệm Phối hợp Văn hóa Xã hội.[8][9][10] Tháng 8 năm 1963, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu xin từ chức do xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo, Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ việc từ chức nhưng cho phép ông nghỉ phép 3 tháng để hành hương sang Ấn Độ, và để Trương Công Cừu lên thay làm Quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.[1][11]

Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, ông giữ chức Chủ tịch Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng, lúc bấy giờ được coi là kế thừa của Đảng Cần lao Nhân vị thời Ngô Đình Diệm, tổ chức đảng này do đảng viên Cần lao ban đầu lãnh đạo.[12] Năm 1973, ông bỏ trốn sang Pháp trái phép, được cho là để giúp cậu con trai 17 tuổi né tránh đi lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[13]

Ông qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2022 ở Ronny-sur-Seine nước Pháp, hưởng thọ 105 tuổi.[2][3]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “吳廷琰調派文化部長張公裘代攝外長 准武文牡渡假三個月 美新大使來會晤南越官員” [Ngô Đình Diệm cử Bộ trưởng Văn hóa Trương Công Cừu thay mặt Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu đang nghỉ phép 3 tháng, đại sứ Mỹ và New Zealand đến gặp quan chức miền Nam Việt Nam.]. Nam Dương thương báo (bằng tiếng Trung). 26 tháng 8 năm 1963. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ a b c d e “Cáo Phó : Giáo Sư Trương Công Cừu”. Giáo Xứ Việt Nam Paris. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ a b “Acte de décès à Rosny-sur-Seine (78710) pour l'année 2022”. Acte Décès.fr (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  4. ^ a b NGUYỄN SÔNG HÀN (7 tháng 9 năm 2018). “Về làng để "vun chữ". BÁO QUẢNG NAM ONLINE. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  5. ^ N.Linh-C.Bính (3 tháng 1 năm 2016). “Thăm làng khuyến học Thanh Quýt”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  6. ^ UBND Điện Bàn (8 tháng 2 năm 2013). “TRƯƠNG CÔNG HY (1727-1800)”. Cổng thông tin điện tử UBND thị xã Điện Bàn. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ “Danh sách cựu Giáo sư ĐHSP Sàigòn”. Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ Trần Nam Tiến (2020). Ngoại giao của chính quyền Sài Gòn (1955–1963). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp TP.HCM. tr. 112.
  9. ^ “Cabinet changes announced”. News from Viet-Nam (bằng tiếng Anh). 7 (5): 16. 1961. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  10. ^ Đinh Quang Anh Thái (29 tháng 4 năm 2020). “Sinh hoạt văn học miền Nam trước 1975, ghi chép những ý nghĩ rời”. VOA. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ Foreign Broadcast Information Service (26 tháng 8 năm 1963). “Vu Van Mau Resignation”. Daily Report, Foreign Radio Broadcasts (bằng tiếng Anh) (166): KKK5-KKK6. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  12. ^ FEAR, SEAN. “The Ambiguous Legacy of Ngô Đình Diệm in South Vietnam's Second Republic (1967–1975)”. Journal of Vietnamese Studies (bằng tiếng Anh). 11 (1): 1-75. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  13. ^ FEAR, SEAN. “The Ambiguous Legacy of Ngô Đình Diệm in South Vietnam's Second Republic (1967–1975)”. Journal of Vietnamese Studies (bằng tiếng Anh). 11 (1): 48. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa

Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Vũ Văn Mẫu
Quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
23 tháng 8 năm 1963 – 2 tháng 11 năm 1963
Kế nhiệm:
Phạm Đăng Lâm
Tiền nhiệm:
Chức vụ mới lập
Bộ trưởng Đặc nhiệm Phối hợp Văn hóa Xã hội
Việt Nam Cộng hòa

28 tháng 5 năm 1961 – 23 tháng 8 năm 1963
Kế nhiệm:
Chức vụ bãi bỏ