Trường Chinh 3B (tiếng Trung Quốc: 长征三号乙火箭), còn có tên gọi khác là CZ-3BLM-3B, là một tên lửa đẩy quỹ đạo 3 tầng với 4 tầng tách của Trung Quốc, được đưa vào sử dụng từ năm 1996 và được phóng từ Khu phóng 2 và 3 của Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện tại đây là tên lửa mạnh nhất trong các phiên bản Trường Chinh 3 và dòng tên lửa Trường Chinh. Tên lửa này chuyên được dùng để đưa các vệ tinh thông tin lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO).

Trường Chinh 3B
Trường Chinh 3B được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương
Cách dùngTên lửa đẩy
Hãng sản xuấtTập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hàng không vũ trụ Trung Quốc
Quốc gia xuất xứTrung Quốc
Chi phí phóng50−70 triệu đô la Mỹ[1][2][3]
Kích cỡ
Chiều cao
  • 3B: 54,8 m [4]
  • 3B/E: 56,3 m [5]
Đường kính3,5 m[4]
Khối lượng
  • 3B: 425.800 kg [4]
  • 3B/E: 458.970 kg [5]
Tầng tên lửa3 / 4
Sức tải
Tải đến Quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời (SSO)
Khối lượng7.100 kg[6][7]
Tải đến Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO)
Khối lượng
Tải đến Quỹ đạo địa tĩnh (GEO)
Khối lượng2.000 kg[7]
Tải đến Quỹ đạo nhật tâm (HCO)
Khối lượng3.300 kg[6][7]
Tên lửa liên quan
Họ tên lửaTrường Chinh
Được chế bởiTrường Chinh 3C
Các tên lửa tương đương
Lịch sử
Hiện tại
  • 3B: Ngừng sử dụng
  • 3B/E: Đang hoạt động
Nơi phóngTrung tâm phóng vệ tinh Tây Xương
Tổng số lần phóng
  • 48
    • 3B: 12
    • 3B/E: 36
Số lần phóng thành công
  • 45
    • 3B: 10
    • 3B/E: 35
Số lần phóng thất bại1 (3B, Intelsat 708)
Số lần phóng khác
Ngày phóng đầu tiên
Tầng tách (3B)
No. boosters4
Chiều cao15,33 m
Đường kính2,25 m
Khối lượng nhiên liệu37700 kg
Chạy bởi1 × YF-25
Phản lực mạnh nhất740,4 kN
Xung lực riêng261 s
Thời gian bật127 s
Nhiên liệuN2O4 / UDMH
Tầng tách (3B/E)
No. boosters4
Chiều cao16,1 m
Đường kính2,25 m
Khối lượng nhiên liệu41.100 kg
Chạy bởi1 × YF-25
Phản lực mạnh nhất740,4 kN
Xung lực riêng261 s
Thời gian bật140 s
Nhiên liệuN2O4 / UDMH
Tầng I (3B)
Chiều cao23,27 m
Đường kính3,35 m
Khối lượng nhiên liệu171.800 kg
Chạy bởi4 × YF-21C
Phản lực mạnh nhất2961,6 kN
Xung lực riêng261 s
Thời gian bật145 s
Nhiên liệuN2O4 / UDMH
Tầng I (3B/E)
Chiều cao24,76 m
Đường kính3,35 m
Khối lượng nhiên liệu186.200 kg
Chạy bởi4 × YF-21C
Phản lực mạnh nhất2961,6 kN
Xung lực riêng261 s
Thời gian bật158 s
Nhiên liệuN2O4 / UDMH
Tầng II
Chiều cao12,92 m
Đường kính3,35 m
Khối lượng nhiên liệu49.400 kg
Chạy bởi
Phản lực mạnh nhất
  • 742 kN (Chính)
  • 47,1 kN (Điều chỉnh đường bay)
Xung lực riêng
  • 298 s (Chính)
  • 297 s (Điều chỉnh đường bay)
Thời gian bật185 s
Nhiên liệuN2O4 / UDMH
Tầng III
Chiều cao12,38 m
Đường kính3,0 m
Khối lượng nhiên liệu18.200 kg
Chạy bởi1 × YF-75
Phản lực mạnh nhất167,17 kN
Xung lực riêng438 s
Thời gian bật478 s
Nhiên liệuLH2 / LOX
Tầng IV (Tùy chọn) – YZ-1
Chạy bởi1 × YF-50D
Phản lực mạnh nhất6,5 kN
Xung lực riêng315,5 s
Nhiên liệuN2O4 / UDMH

Vào năm 2007, phiên bản cải tiến Trường Chinh 3B/E hay G2 được đưa vào hoạt động nhằm tăng tải trọng lên GTO và khả năng chở các vệ tinh GEO nặng hơn. Một phiên bản khác có tải trọng ít hơn là Trường Chinh 3C được phát triển dựa trên Trường Chinh 3B, được phóng lần đầu vào năm 2008. Tính đến tháng 7 năm 2018, Trường Chinh 3B và 3B/E thực hiện 44 nhiệm vụ thành công, một thất bại và hai thất bại một phần, qua đó tỉ lệ thành công là 93,6%.

Lịch sử phóng sửa

Thứ tự Thời gian (UTC) Nơi phóng Phiên bản Kiện hàng Quỹ đạo Kết quả
1 14 tháng 2 năm 1996
19:01
LA-2, Tây Xương 3B Intelsat 708 GTO Thất bại
2 19 tháng 8 năm 1997
17:50
LA-2, Tây Xương 3B Agila-2 GTO Thành công
3 16 tháng 10 năm 1997
19:13
LA-2, Tây Xương 3B APStar 2R GTO Thành công
4 30 tháng 5 năm 1998
10:00
LA-2, Tây Xương 3B Chinastar 1 GTO Thành công
5 18 tháng 7 năm 1998
09:20
LA-2, Tây Xương 3B SinoSat 1 GTO Thành công
6 12 tháng 4 năm 2005
12:00
LA-2, Tây Xương 3B APStar 6 GTO Thành công
7 28 tháng 10 năm 2006
16:20
LA-2, Tây Xương 3B SinoSat 2 GTO Thành công
8 13 tháng 5 năm 2007
16:01
LA-2, Tây Xương 3B/E NigComSat-1 GTO Thành công
9 5 tháng 7 năm 2007
12:08
LA-2, Tây Xương 3B ChinaSat 6B GTO Thành công
10 9 tháng 6 năm 2008
12:15
LA-2, Tây Xương 3B ChinaSat 9 GTO Thành công
11 29 tháng 10 năm 2008
16:53
LA-2, Tây Xương 3B/E Venesat-1 GTO Thành công
12 31 tháng 8 năm 2009
09:28
LA-2, Tây Xương 3B Palapa-D GTO Thất bại 1 phần
13 4 tháng 9 năm 2010
16:14
LA-2, Tây Xương 3B/E SinoSat 6 GTO Thành công
14 20 tháng 6 năm 2011
16:13
LA-2, Tây Xương 3B/E ChinaSat 10 GTO Thành công
15 11 tháng 8 năm 2011
16:15
LA-2, Tây Xương 3B/E Paksat-1R GTO Thành công
16 18 tháng 9 năm 2011
16:33
LA-2, Tây Xương 3B/E ChinaSat 1A GTO Thành công
17 7 tháng 10 năm 2011
08:21
LA-2, Tây Xương 3B/E Eutelsat W3C GTO Thành công
18 19 tháng 12 năm 2011
16:41
LA-2, Tây Xương 3B/E NigComSat-1R GTO Thành công
19 31 tháng 3 năm 2012
10:27
LA-2, Tây Xương 3B/E APStar 7 GTO Thành công
20 29 tháng 4 năm 2012
20:50
LA-2, Tây Xương 3B Compass-M3
Compass-M4
Quỹ đạo chuyển tiếp Sao Hỏa (MTO) Thành công
21 26 tháng 5 năm 2012
15:56
LA-2, Tây Xương 3B/E ChinaSat 2A GTO Thành công
22 18 tháng 9 năm 2012
19:10
LA-2, Tây Xương 3B Compass-M5
Compass-M6
MTO Thành công
23 27 tháng 11 năm 2012
10:13
LA-2, Tây Xương 3B/E ChinaSat 12 GTO Thành công
24 1 tháng 5 năm 2013
16:06
LA-2, Tây Xương 3B/E ChinaSat 11 GTO Thành công
25 1 tháng 12 năm 2013
17:30
LA-2, Tây Xương 3B/E Chang'e 3 Quỹ đạo chuyển tiếp Mặt Trăng (LTO) Thành công
26 20 tháng 12 năm 2013
16:42
LA-2, Tây Xương 3B/E Túpac Katari 1 GTO Thành công
27 25 tháng 7 năm 2015
12:29
LA-2, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS M1-S
BDS M2-S
Quỹ đạo Trái Đất tầm trung (MEO) Thành công
28 12 tháng 9 năm 2015
15:42
LA-2, Tây Xương 3B/E TJS-1 GTO Thành công
29 29 tháng 9 năm 2015
23:13
LA-3, Tây Xương 3B/E BDS I2-S GTO Thành công
30 16 tháng 10 năm 2015
16:16
LA-2, Tây Xương 3B/E APStar 9 GTO Thành công
31 3 tháng 11 năm 2015
16:25
LA-3, Tây Xương 3B/E ChinaSat 2C GTO Thành công
32 20 tháng 11 năm 2015
16:07
LA-2, Tây Xương 3B/E LaoSat-1 GTO Thành công
33 9 tháng 12 năm 2015
16:46
LA-3, Tây Xương 3B/E ChinaSat 1C GTO Thành công
34 28 tháng 12 năm 2015
16:04
LA-2, Tây Xương 3B/E Gaofen 4 GTO Thành công
35 15 tháng 1 năm 2016
16:57
LA-3, Tây Xương 3B/E Belintersat-1 GTO Thành công
36 5 tháng 8 năm 2016
16:22
LA-3, Tây Xương 3B/E Tiantong-1-01 GTO Thành công
37 10 tháng 12 năm 2016
16:11
LA-3, Tây Xương 3B/E Fengyun-4A GTO Thành công
38 5 tháng 1 năm 2017
15:18
LA-2, Tây Xương 3B/E TJS-2 GTO Thành công
39 12 tháng 4 năm 2017
11:04
LA-2, Tây Xương 3B/E Shijian 13 GTO Thành công
40 19 tháng 6 năm 2017
16:11
LA-2, Tây Xương 3B/E Chinasat 9A GTO Thất bại 1 phần
41 5 tháng 11 năm 2017
11:45
LA-2, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS-3 M1
BDS-3 M2
MEO Thành công
42 10 tháng 12 năm 2017
16:40
LA-2, Tây Xương 3B/E Alcomsat-1 GTO Thành công
43 11 tháng 1 năm 2018
23:18
LA-2, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS-3 M7
BDS-3 M8
MEO Thành công
44 12 tháng 2 năm 2018
05:03
LA-2, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS-3 M3
BDS-3 M4
MEO Thành công
45 29 tháng 3 năm 2018
17:56
LA-2, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS-3 M9
BDS-3 M10
MEO Thành công
46 3 tháng 5 năm 2018
16:06
LA-2, Tây Xương 3B/E Apstar 6C GTO Thành công
47 29 tháng 7 năm 2018
01:48
LA-3, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS-3 M5 và BDS-3 M6 MEO Thành công
48 24 tháng 8 năm 2018
23:52
LA-3, Tây Xương 3B/E + YZ-1 BDS-3 M11 và BDS-3 M12 MEO Thành công

Sự cố sửa

Nhiệm vụ Intelsat 708 thất bại sửa

Vào ngày 14 tháng 2 năm 1996, ở nhiệm vụ đầu tiên, Trường Chinh 3B chở vệ tinh Intelsat 708 gặp sự cố khi vừa rời bệ phóng, đi chệch hướng rồi đâm xuống mặt đất và phát nổ ở mốc T+23 s (23 giây sau khi phóng). Ít nhất sáu người dưới mặt đất thiệt mạng vì vụ nổ.[8]. Nguyên nhân được cho là do một sợi dây trong hệ thống điều khiển bị đứt.[9]

Sự tham gia của công ty Space Systems/Loral trong quá trình điều tra gây ra nhiều tranh cãi mang tính chính trị tại Hoa Kỳ, với lí do thông tin thu thập được cung cấp cho Trung Quốc sẽ giúp nước này cải thiện công nghệ tên lửa. Vào năm 1998, Quốc hội Hoa Kỳ lại liệt công nghệ vệ tinh vào danh sách các loại vũ khí chịu sự quản lí của ITAR (International Traffic in Arms Regulations - Quy định quản lý buôn bán vũ khí quốc tế).[10] Chưa một giấy phép nào cho phép thiết bị bay của Hoa Kỳ phóng trên tên lửa Trung Quốc được cấp bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kể từ thời gian trên. Một quan chức của Cục Công nghiệp và An ninh (trực thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ) vào năm 2016 tái khẳng định "không một kiện hàng nào có nguồn gốc từ Mỹ, bất kể tầm quan trọng, bất kể được tích hợp vào sản phẩm của một nước khác, được đưa tới Trung Quốc".[11]

Nhiệm vụ Palapa-D thất bại một phần sửa

Vào ngày 31 tháng 8 năm 2009, một động cơ tầng ba hoạt động dưới công suất khiến vệ tinh Palapa-D nằm trên quỹ đạo thấp hơn kế hoạch. Vệ tinh sau đó phải sử dụng động cơ có sẵn để đạt GEO, làm giảm tuổi thọ của vệ tinh từ 15 năm xuống còn 10,5 năm. Điều tra cho thấy động cơ khí phục vụ bơm nhiên liệu bị chết máy do vòi phun Hydro lỏng bị băng làm tắc.[12]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Cheap, reusable space launchers are still years away for Chinese military”. 24 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ “How GSLV compares in the international launch market?”. 29 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ “Long March 3B”.
  4. ^ a b c Mark Wade. “CZ-3B”. Encyclopedia Astronautica. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ a b c “LM-3B”. China Great Wall Industry Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ a b c d “LM-3A Series Launch Vehicle User's Manual - Issue 2011” (PDF). China Great Wall Industries Corporation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ a b c d Gunter Krebs. “CZ-3B (Chang Zheng-3B)”. Gunter's Space Page. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  8. ^ Lan, Chen. “Mist around the CZ-3B disaster, part 1”. The Space Review. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ “Satellite Launches in the PRC: Loral”. CNN. ngày 25 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ Zelnio, Ryan (ngày 9 tháng 1 năm 2006). “A short history of export control policy”. The Space Review.
  11. ^ de Selding, Peter B. (ngày 14 tháng 4 năm 2016). “U.S. ITAR satellite export regime's effects still strong in Europe”. SpaceNews.
  12. ^ de Selding, Peter B. (ngày 19 tháng 11 năm 2009). “Burn-through Blamed in China Long March Mishap”. SpaceNews. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa