Phù lục (giản thể: 符箓; phồn thể: 符籙; bính âm: Fúlù), phù chú (tiếng Trung符咒Fúzhòu), phù lệnh (tiếng Trung符令Fú lìng), phù văn (tiếng Trung符文Fú wén), phù thư (tiếng Trung符书Fú shū), phù thuật (tiếng Trung符术Fú shù), phù triện (tiếng Trung符篆Fú zhuàn), phù đồ (tiếng Trung符图Fú tú), phù chỉ (tiếng Trung符紙Fú zhǐ), giáp mã (tiếng Trung甲马Jiǎ mǎ) hay bùa Trung Quốc là một thuật ngữ cho câu thần chú đạo giáo siêu nhiên và biểu tượng ma thuật[1][2][3] hoặc bùa mê (viết hoặc vẽ) hoặc linh phù (giản thể: 灵符; phồn thể: 靈符; bính âm: Língfú)[4][5][6] được các học viên đạo giáo dùng trong quá khứ, những người có thể vẽ và viết sigil siêu nhiên.

  • Phù (tiếng Trung)[7][8], thần phù (tiếng Trung神符Shenfu) hay bùa là vật (thường là giấy) có vẽ hình hoặc viết chữ lên trên được cho là có chức năng triệu tập hoặc hướng dẫn cho các vị thần, linh hồn hoặc là công cụ trừ tà[9], làm thuốc Đông y chữa bệnh. Các đạo sĩ tin rằng trong quá khứ, khả năng viết thần phù đã từng được các vị thần của họ quyết định đối với các linh mục hoặc đạo sĩ (tiếng Trung道士dàoshi) được ủy quyền.
  • Lục (tiếng Trung/)[10] là cuốn sách/ thư tịch/ đăng ký tổng hợp các thứ văn tự thần bí thành viên của đạo gia cũng như các kỹ năng họ có thể sử dụng để sai khiến quỷ thần.
Một bùa "phù lục" đạo giáo

Những học viên này cũng được gọi là phù lục phái (tiếng Trung符籙派Fúlù pài) được tạo thành từ đạo sĩ từ các trường khác nhau hoặc nhánh của đạo giáo.

Phù trên đồng xu bùa Đạo giáo sửa

 
Một đồng xu bùa hoặc bùa hộ mệnh có chứa "chữ viết ma thuật" của Đạo giáo được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học, Thụy Điển.

Phù chú cũng được sử dụng trên bùa đồng tiền của Đạo giáo (nhiều trong số đó giống với tiền mặt) như yếm thắng tiền (tiếng Trung厌胜钱yàn shèng qián), nhiều trong số những lá bùa này chưa được giải mã nhưng mẫu vật nơi phù được sử dụng bên cạnh những gì được cho là có các chữ Hán tương đương của chúng tồn tại. Trong những dịp hiếm hoi, văn bản Đạo giáo phù cũng đã được tìm thấy trên bùa charmbùa hộ mệnh tiền cổ (numismatic) của Phật giáo. Hầu hết những bùa đồng xu có các chữ viết phù yêu cầu Lôi Công bảo vệ người mang nó khỏi linh hồn ma quỷ và bất hạnh trong thần thoại Trung Quốc theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa.[11][12][13]

Nhầm lẫn sửa

Người Việt Nam thường nhầm lẫn tất cả phù lục thành bùa Lỗ Ban do ông cũng khá nổi tiếng trong giới xây dựng, phong thủy và bùa trừ tà ở Việt Nam.

Tham khảo sửa

  1. ^ “符籙”. Ninchanese. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ “符籙”. Chinese English Pinyin Dictionary. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ “符籙”. ApproaChinese. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ “灵符”. Ninchanese. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “灵符”. Chinese English Pinyin Dictionary. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “灵符”. ApproaChinese. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Amulettes religieuses (Religious charms)”. François Thierry de Crussol (TransAsiart) (bằng tiếng Pháp). ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ “符 - Phù”. Từ điển Hán Nôm. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
  9. ^ The Tao of Craft: Fu Talismans and Casting Sigils in the Eastern Esoteric Tradition by Benenell Wen. Publisher: North Atlantic Books. Publication date: ngày 27 tháng 9 năm 2016. ISBN 978-1623170660.
  10. ^ “籙 - Lục”. Từ điển Hán Nôm. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
  11. ^ “Daoist (Taoist) Charms - 道教品壓生錢 - Introduction and History of Daoist Charms”. Gary Ashkenazy / גארי אשכנזי (Primaltrek – a journey through Chinese culture) (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  12. ^ TAOISTSECRET.COM Taoist Talismans. Truy cập: ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  13. ^ Anything Anywhere - CHINA, amulets. Chinese culture is permeated, no, based on poetic allusion, hidden meanings, union of opposites, complex currents of energy and intention. In certain contexts these bases can express in rank superstition (present in all human cultures), and in others can lead to scientific advancement. Truy cập: ngày 10 tháng 5 năm 2018.