Trận Bull Run thứ hai, dân miền Nam Hoa Kỳ gọi là Trận Manassas thứ hai, xảy ra trong các ngày 2830 tháng 8 năm 1862[1] thuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Trận đánh này là đỉnh cao của chiến dịch Bắc Virginia, khi tướng Robert E. Lee dẫn Binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh miền Nam tấn công Binh đoàn Virginia của Liên bang miền Bắc do tướng John Pope chỉ huy tại Bull Run. So với trận thứ nhất tại chiến địa Bull Run năm 1861, trận thứ hai này lớn hơn nhiều. Quân Liên minh trong trận này đã làm nên một trong những chiến thắng lớn nhất của cuộc nội chiến, bảo vệ được nền độc lập của Liên minh miền Nam.[4]

Trận Bull Run thứ hai
(Trận Manassas thứ hai)
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Cầu Stone Bridge đổ nát tại con rạch Bull Run, Manassas, Virginia, tháng 3 năm 1862.
Thời gian2830 tháng 8 năm 1862[1]
Địa điểm
Kết quả Liên minh miền Nam chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ John Pope Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Lực lượng
62.000[2] 50.000[2]
Thương vong và tổn thất
~10.000 chết hay bị thương[3] ~1.300 chết,
~7.000 bị thương[3]

Sau khi tiến hành một cuộc hành quân bọc sườn lớn đến đánh úp đồn lương của quân miền Bắc tại Manassas, Virginia, đe dọa đường liên lạc giữa tướng Pope và Washington, D.C., thiếu tướng miền Nam Stonewall Jackson đã kéo về phòng thủ tại Stony Ridge cách đó vài dặm theo hướng tây bắc. Ngày 28 tháng 8, Jackson tấn công một đội quân miền Bắc tại nông trại Brawner phía đông Gainesville, nhưng hai bên bất phân thắng bại. Cùng ngày, Lee ra lệnh cho thiếu tướng James Longstreet dẫn quân đánh thủng phòng tuyến yếu ớt của quân miền Bắc tại Thoroughfare Gap và đến tiếp ứng Jackson.

Tướng Pope nghĩ rằng Jackson đang trong thế thua, liền kéo hầu hết quân đến vây đánh. Ngày 29 tháng 8, Pope mở một loạt cuộc tấn công vào các vị trí của Jackson dọc theo một con đường sắt dốc còn đang làm dở dang. Cuộc tấn công bị đẩy lùi và cả hai bên đếu thiệt hại nặng nề. Đến trưa, Longstreet tới nơi và đóng quân bên sườn phải của Jackson. Pope dường như không biết Longstreet đã đến kịp, đưa quân ra đánh rấn ngày hôm sau, 30 tháng 8. Đợt tấn công đầu tiên của quân đoàn V do tướng Fitz John Porter chỉ huy liền bị pháo binh miền Nam bắn dập tan tành. Sau đó, 5 sư đoàn bộ binh, gồm 25.000 quân do Longstreet thúc đốc, đánh tràn sang đội ngũ quân miền Bắc. Đây là cuộc tấn công biển người lớn nhất của Nội chiến Hoa Kỳ.[5] Sườn trái của quân miền Bắc bị đánh tan tác, cả binh đoàn phải bỏ chạy về sông Bull Run. Nhưng nhờ có một cuộc chặn hậu có hiệu quả mà thảm họa của miền Bắc trong trận Bull Run thứ nhất đã không tái diễn. Dù vậy Pope vẫn phải khó nhọc lắm mới kéo quân rút được về đến Centreville.[6] Với chiến thắng vẻ vang này, Lee trở nên tiếng tăm lẫy lừng, như một nhà chiến thuật xuất sắc. Bên cạnh tài điều binh khiển tướng của ông, phe Liên bang lại cảm thấy nghi vấn về khả năng của các tướng lĩnh của mình cũng như khả năng tận diệt Liên minh.[4]

John Pope sau đó bị cách chức chỉ huy. Được sự cỗ võ của cuộc đại thắng này, Lee mang quân đi đánh đất Bắc, và cuối cùng ông đã phải hứng chịu thất bại lớn đầu tiên của ông trong trận Antietam.[4]

Chú thích sửa

  1. ^ a b National Park Service Lưu trữ 2005-11-26 tại Wayback Machine xác định ngày tháng của trận đánh. Các nguồn của Greene, Hennessy, Salmon, và Kennedy cũng xác nhận thời gian tương tự. Tuy nhiên tất cả các nguồn khác trong bài này xác định rằng các hoạt động trong ngày 28 tháng 8 là tách biệt với trận Bull Run thứ hai. Một số tác giả gọi đó là trận Groveton, Brawner's Farm, hay Gainesville.
  2. ^ a b Eicher, trg 327.
  3. ^ a b Greene, trg 54. Hầu hết số liệu được công bố là thương vong trong toàn bộ chiến dịch Bắc Virginia, bao gồm cả những trận đánh đáng kể tại Cedar Mountain và Chantilly. Thương vong của chiến dịch, theo Eicher, trg 334, là 14.462 cho phía miền Bắc (1.747 chết, 8.452 bị thương, 4.263 bị bắt/mất tích); và 9.474 bên phía miền Nam (1.553 chết, 7.812 bị thương, 109 bị bắt/mất tích).
  4. ^ a b c Michael Lee Lanning, The Civil War 100: The Stories Behind the Most Influential Battles, People and Events in the War Between the States, trang 151.
  5. ^ National Park Service Lưu trữ 2005-11-26 tại Wayback Machine. Trong chiến tranh có những lần miền Nam huy động nhiều quân số hơn — như 57.000 quân trong trận Gaines's Mill — nhưng họ tham gia tấn công thành nhiều đợt công kích lần lượt trong một thời gian dài hơn.
  6. ^ “National Park Service”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.


Thư mục sửa

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa