Triết học cơ học là một dạng triết học tự nhiên so sánh vũ trụ vận hành như một một cơ chế cơ học quy mô lớn (tựa như một cỗ máy). Triết học cơ học gắn liền với cuộc cách mạng khoa học của Châu Âu thời kỳ cận đại. Một trong những giải trình đầu tiên về cơ chế vận hành được tìm thấy trong đoạn mở đầu quyển Leviathan của Hobbes, xuất bản năm 1651.

Một số nhà sử học trí thứccác nhà lý luận phê bình cho rằng triết học cơ học ban đầu gắn liền với sự tỉnh ngộ (disenchantment), bác bỏ ý tưởng rằng thiên nhiên tồn tại vào hoạt động là nhờ các linh hồn hay thần linh.[1] Tuy nhiên, có nhiều học giả khác đã lưu ý rằng ban đầu các nhà triết học cơ học vẫn cơ bản tin vào ma thuật, Kitô giáoduy linh.[2]

Phát triển Triết học cơ học sửa

Một nhóm nhà triết học tự nhiên Pháp là những người quan tâm đến sự phát triển triết học cơ học, đó là Pierre Gassendi, Marin MersenneRené Descartes. Tham gia cùng với họ còn có các nhà tư tưởng người Anh Sir Kenelm Digby, Thomas HobbesWalter Charleton; và nhà triết học tự nhiên người Hà Lan Isaac Beeckman.[3]

Robert Boyle đã sử dụng thuật ngữ "nhà triết học cơ học" để chỉ cả những người tiếp nhận lý thuyết "hạt" hoặc nguyên tử của vật chất, chẳng hạn như Gassendi và Descartes, và những người không mang lý thuyết như vậy. Một yếu tố phổ biến là quan điểm vũ trụ như một chiếc đồng hồ (clockwork universe). Lý thuyết này phù hợp với Nicolas LemeryChristiaan Huygens, nhưng có vẻ gặp vấn đề trong trường hợp của Hobbes và Galileo Galilei.. Cách sử dụng thuật ngữ "triết học cơ học" có từ năm 1952, được Marie Boas Hall định hình.[4]

Ở Pháp, triết học cơ học truyền bá chủ yếu thông qua các học viện và salon tư nhân; ở Anh thì truyền bá ở Hội Hoàng gia. Ở Anh, tư tưởng này truyền bá ít tích cực hơn ở Pháp, Hà Lan và Đức.[5]

Hobbes và triết học cơ học sửa

Một trong những giải trình đầu tiên về cơ chế phổ quát được tìm thấy trong đoạn mở đầu quyển sách Leviathan (1651) của Hobbes; chương thứ hai của cuốn sách là nguyên lý quán tính, nền tảng cho triết học cơ học.[6]

Hobbes nói về quan điểm triết học tự nhiên của ông trong tác phẩm De Corpore (1655).[7] Trong phần II và III của tác phẩm này, ông giành một lượng lớn văn bản để xác định vật lý cơ bản với hình học; và pha trộn một cách tự do khái niệm ở hai lĩnh vực này.[8]

Beeckman và triết học cơ học sửa

Lý thuyết triết học cơ học của Isaac Beeckman được mô tả trong các cuốn sách CenturiaJournal, lấy vật chất và chuyển động làm nền tảng. Để giải thích cho vật chất, Beeckman đã dựa vào triết học nguyên tử, giải thích rằng vật chất là tập hợp các hạt nhỏ không thể tách rời, tương tác với nhau để tạo ra các vật thể nhìn thấy được trong cuộc sống. Để giải thích chuyển động, ông ủng hộ lý thuyết quán tính do Isaac Newton khởi xướng.[9]

Triết học cơ học của Newton sửa

Isaac Newton đã mở ra một khái niệm về ảnh hưởng của khoảng cách lên tương tác hấp dẫn. Công trình nghiên cứu huyền bí của Newton cho rằng vũ trụ không hoàn toàn tuân theo cơ học, mà thay vào đó nó bị chi phối nhờ sức mạnh thần linh bí ẩn và được điều khiển bởi Chúa và các thiên thần.[10] Các thế hệ triết gia sau này chịu ảnh hưởng của ví dụ Newton, trong số đó có Julien Offray de La MettrieDenis Diderot.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Merchant, Carolyn (1990). “Chapters 4, 9, 10”. The Death of Nature: Women, Ecology, and the Scientific Revolution. Harper Collins. ISBN 0062505955.
  2. ^ Josephson-Storm, Jason (2017). “Chapter 2”. The Myth of Disenchantment: Magic, Modernity, and the Birth of the Human Sciences. University of Chicago Press. ISBN 0-226-40336-X.
  3. ^ Margaret J. Osler (ngày 7 tháng 6 năm 2004). Divine Will and the Mechanical Philosophy: Gassendi and Descartes on Contingency and Necessity in the Created World. Cambridge University Press. tr. 6. ISBN 978-0-521-52492-6. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ S. Fisher (2005). Pierre Gassendi's Philosophy And Science: Atomism for Empiricists. BRILL. tr. 205 with note 1–6. ISBN 978-90-04-11996-3. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ Roy Porter; Katharine Park; Lorraine Daston (ngày 3 tháng 7 năm 2006). The Cambridge History of Science: Volume 3, Early Modern Science. Cambridge University Press. tr. 46. ISBN 978-0-521-57244-6. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ Patricia Springborg (biên tập). The Cambridge Companion to Hobbes's Leviathan. Cambridge University Press. tr. 92. ISBN 978-0-521-54521-1.
  7. ^ Daniel Garber (2003). The Cambridge history of seventeenth-century philosophy: Volume I. Cambridge University Press. tr. 581. ISBN 978-0-521-53720-9. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ Andrew Janiak; Eric Schliesser (ngày 12 tháng 1 năm 2012). Interpreting Newton: Critical Essays. Cambridge University Press. tr. 34 with note 3. ISBN 978-0-521-76618-0. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Berkel, Klaas (2013). Isaac Beeckman on Matter and Motion: Mechanical Philosophy in the Making. Johns Hopkins University Press. tr. 76–77. ISBN 978-1421409368.
  10. ^ Josephson-Storm (2017), p. 43

Liên kết ngoài sửa