Võ thuật tổng hợp hay Võ thuật tự do (Tiếng Anh: mixed martial arts, viết tắt MMA), đôi khi còn được gọi với cái tên đấu lồng,[1] là một môn thể thao đối kháng toàn diện, dựa trên các đòn đánh, vật lộn, và chiến đấu trên mặt đất, được kết hợp từ nhiều môn thể thao đối kháng cũng như võ thuật trên khắp thế giới.[2] Thuật ngữ mixed martial arts được nhắc đến lần đầu trong bài đánh giá sự kiện UFC 1 của nhà phê bình truyền hình Howard Rosenberg vào năm 1993.[3] Việc ai là người thực sự đặt ra thuật ngữ này vẫn còn đang là điều được tranh luận. Được biết võ thuật tổng hợp được sáng lập dựa trên ý tưởng tổng hợp mọi chiêu thức cơ bản của tất cả các môn võ thuật của Lý Tiểu Long nhất là từ khi Lý Tiểu Long sáng lập Tiệt quyền đạo. Có thể nói Lý Tiểu Long là tổ sư sáng lập võ thuật tổng hợp nếu xét trên vai trò người khởi xướng tổng hợp võ thuật. Ngoài ra có nhiều võ sư khác là các tổ sư khác của võ thuật tổng hợp vì đã xây dựng nên nền móng của võ thuật tổng hợp.[4]

Võ thuật tổng hợp
Junior dos Santos và Shane Carwin, trong trận đấu chính thức của UFC 131 tại Vancouver, British Columbia, ngày 11 tháng 6 năm 2011
Cơ quan quản lý cao nhấtInternational Mixed Martial Arts Federation
Đặc điểm
Va chạmToàn diện
Giới tính hỗn hợpCó, các sự kiện nam và nữ riêng biệt
Địa điểmOctagon, Cage, MMA Ring
Hiện diện
Quốc gia hoặc vùngToàn cầu
OlympicKhông được chấp thuận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế

Đầu thế kỷ 20, nhiều giải đấu võ tổng hợp khác nhau diễn ra trên khắp Nhật Bản và cả các quốc gia thuộc nhóm Tứ hổ châu Á. Tại Brasil, cũng tồn tại một môn thể thao mang tên Vale Tudo, có các võ sĩ từ rất nhiều môn phái khác nhau tham gia chiến đấu với ít hoặc không có luật lệ. Gia tộc Gracie được biết đến như những người tích cực quảng bá các trận đấu Vale Tudo, để giới thiệu rộng rãi môn phái nhu thuật Brasil của họ.[5] Một trận đấu võ tổng hợp nổi tiếng sớm được tổ chức vào năm 1951, giữa võ sĩ judo Masahiko Kimura và đại sư môn nhu thuật Brasil Hélio Gracie tại Brasil. Ở phương Tây, ý tưởng kết hợp yếu tố của nhiều môn võ thuật đã được Lý Tiểu Long truyền bá qua môn triệt quyền đạo của ông từ những năm 1960 đến đầu những năm 1970. Tiền thân cho MMA hiện đại là trận đấu của tay đấm quyền anh Muhammad Ali và đô vật Antonio Inoki ở Nhật Bản vào năm 1975, khi nó truyền cảm hứng cho sự ra đời của hai giải đấu: Pancrase năm 1993 và Pride Fighting Championships năm 1997.

Năm 1980, CV Productions, Inc. đã sáng lập giải đấu MMA được quy định đầu tiên ở Hoa Kỳ, mang tên Tough Guy Contest và sau này đổi tên thành Battle of the Superfighters. Công ty được đồng ý tổ chức 10 tua đấu tại Pennsylvania. Tuy nhiên, tới năm 1983, Thượng viện bang Pennsylvania đã thông qua dự luật cấm môn thể thao này.[6][7] Năm 1993, gia tộc Gracie đem nhu thuật Brasil, vốn được phát triển tại quê hương từ những năm 1920 tới Hoa Kỳ, thông qua việc thành lập công ty quảng bá MMA, Ultimate Fighting Championship (UFC). Công ty này ban đầu tổ chức một vài sự kiện thi đấu gần như không quy tắc, do ảnh hưởng của Art Davie và Rorion Gracie khi họ cố gắng nhân rộng các trận đấu Vale Tudo ở Brasil[5] và sau đó mới thực hiện bổ sung một bộ điều luật mới (chẳng hạn như nghiêm cấm đá đối thủ khi đã đo sàn), khác với các giải đấu thiên về tính thực chiến.[8]

Những sự kiện kể trên ban đầu được quảng cáo là cuộc thi để tìm ra môn võ thuật hiệu quả nhất trong thực chiến không vũ khí, các đấu thủ từ các môn phái khác nhau sẽ đọ sức trong môi trường thi đấu tương đối ít luật lệ.[9] Sau đó, các võ sĩ bắt đầu kết hợp nhiều môn võ khác nhau vào phong cách chiến đấu của bản thân. Những nhà tổ chức MMA đã gặp những áp lực nhất định khi phải chấp nhận những điều luật bổ sung nhằm tăng độ an toàn cho các đấu thủ, để phù hợp với những quy tắc của một môn thể thao và để mở rộng sự đón nhận chính thống từ công chúng.[10] Theo sau những thay đổi này, MMA ngày càng trở nên phổ biến với hình thức kinh doanh trả tiền cho mỗi lượt xem, cạnh tranh với cả quyền anh lẫn đấu vật chuyên nghiệp.[11]

Lịch sử

sửa

Cổ đại

sửa
 
Một võ sĩ Trung Quốc chuẩn bị ném đối thủ của mình trong một trận Lôi đài vào thời cổ đại.

Tại Trung Quốc cổ đại, thể thao đối kháng được xuất hiện dưới hình thức Lôi đài, một loại hình thể thao chiến đấu tổng hợp tự do, kết hợp giữa kung fu, quyền anh và đấu vật.[12]

 
The Pancrastinae: Một bức tượng mô tả pancratium, sự kiện diễn ra ở Đấu trường La Mã. Thậm chí vào cuối thời Trung Cổ, các bức tượng đã được đặt ở Rome và các thành phố khác để tôn vinh những pankratiast. Bức tượng này, hiện là một phần của bộ sưu tập Uffizi, là một bản sao La Mã của một bản gốc Hy Lạp bị mất, vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
 
Cảnh chiến đấu của các pankratiast thời Hy Lạp cổ đại. Xuất hiện trên một chiếc bình Panathenaic amphora trong bộ sưu tập Lamberg.

Tại Hy Lạp cổ đại, cũng có một bộ môn mang tên pankration, với các kỹ thuật vật và đòn đánh tương tự như trong MMA ngày nay. Pankration là sự kết hợp của môn đấu vật sẵn có với quyền anh truyền thống. Ở Olympic, nó lần đầu được giới thiệu vào kỳ Olympiad thứ 33, năm 648 TCN. Điều luật của pankration quy định các đòn đánh và khóa đều được chấp nhận, và nghiêm cấm các hành vi cắn hoặc chọc vào mắt. Các võ sĩ được gọi là pankratiast, chiến đấu cho đến khi có một người không thể tiếp tục hoặc ra hiệu đầu hàng bằng cách giơ ngón trỏ, mỗi trận thi đấu không chia hiệp.[13][14] Theo nhà sử học E. Norman Gardiner, "Không có môn thể thao nào phổ biến hơn môn pankration."[15] Cũng có nhiều bằng chứng liên quan tới các môn thể thao đối kháng tổng hợp khác ở Ai Cập cổ đại, Ấn ĐộNhật Bản.[12]

Tiền đề cho MMA hiện đại

sửa

Giữa thế kỷ 19, savate ra đời và sớm trở nên nổi bật trong làng thể thao đối kháng. Các savateur người Pháp thời đó luôn muốn so kè kỹ thuật với các môn phái truyền thống khác. Vài người trong số họ chạm trán với các võ sĩ quyền anh tự do người Anh trong một giải đấu tại quê nhà vào năm 1852, khi đó Rambaud với biệt danh la Resistance đã đánh bại Dickinson người Anh bằng các đòn đá của mình. Tuy nhiên, đội Anh vẫn giành chiến thắng trong bốn trận đấu khác của giải đấu.[16] Những cuộc so tài tương tự giữa savateur bản địa với võ sĩ từ nhiều môn phái khác cũng tiếp tục diễn ra trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Chẳng hạn như trận đấu năm 1905 giữa savateur Geogre Dubois và judoka Re-nierand, kết quả chung cuộc là Re-nierand giành chiến thắng sau khi ép đối thủ phải đầu hàng hoặc như trận đấu công khai rộng rãi giữa savateur kiêm võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp, Jacques Cayron, với karateka trẻ người Nhật Mochizuki Hiroo vào năm 1957, kết thúc khi Cayron hạ gục Hiroo bằng một cú đấm móc.[16]

Bộ môn vật catch wrestling xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, là sự kết hợp từ nhiều phong cách đấu vật trên khắp thế giới bao gồm pehlwani của Ấn Độ và vật kiểu Anh.[17][18] Đến lượt catch westling có những ảnh hướng to lớn tới MMA hiện đại.[19] Các trận đấu tự do diễn ra phổ biến vào cuối những năm 1880, khi các đô vật đại diện cho trường phái catch wrestling và nhiều trường phái khác đối đầu với nhau tại các giải đấu cũng như trên các võ đài khiêu chiến ở khắp châu Âu. Tại Mỹ, lần chạm trán lớn đầu tiên giữa một võ sĩ quyền anh và một đô vật trong thời hiện đại diễn ra vào năm 1887, khi nhà vô địch quyền anh thế giới hạng nặng, Joh L. Sullivan, bước lên võ đài với chính huấn luyện viên của mình là nhà vô địch đấu vật William Muldoon và bị đánh gục chỉ trong vòng hai phút. Trận đấu công khai tiếp theo diễn ra vào cuối những năm 1890, khi Bob Fizsimmons, người sau này trở thành nhà vô địch quyền anh hạng nặng, đối đầu với nhà vô địch đấu vật châu Âu Ernest Roeber. Tháng 9 năm 1901, Frank "Paddy" Slavin, từng là ứng cử viên cho danh hiệu quyền anh của Sullivan, đã hạ gục Frank Gotch, người sau này vô địch đấu vật thế giới tại thành phố Dawson, Canada.[20] Ren-nierand nổi tiếng sau khi đánh bại Geogre Dubois, tiếp tục tái tham gia một cuộc đấu tương tự khác, nơi anh để thua đô vật catch wrestling người Ukraina, Ivan Poddubny.[16]

Bartitsu do Edward William Barton-Wright sáng tạo vào năm 1899 sớm là một ví dụ cho võ thuật tổng hợp. Tổng hòa giữa catch wrestling, judo, quyền anh, savate, jujutsu và canne de combat (đánh gậy kiểu Pháp), bartisu được biết đến như là môn võ đầu tiên kếp hợp nhiều môn phái từ cả châu Á lẫn châu Âu.[21] Và cũng chính từ đây người ta được chứng kiến những trận đấu theo hơi hướng MMA trên khắp nước Anh, khi các đô vật catch westling với nhiều lối đánh khác nhau từ khắp châu Âu, tới so tài với các nhà vô địch judo Nhật Bản.[21]

Trong số các tiền thân nhưng chưa phải là tổ tiên của MMA hiện đại, có các giải đấu võ tổng hợp từ khắp châu Âu, Nhật Bản, Vành đai Thái Bình Dương được tổ chức vào đầu những năm 1900.[22] Tại Nhật Bản, những giải đấu này được gọi là merikan, trong tiếng lóng bản địa có nghĩa là "[Đánh kiểu] người Mỹ". Merikan được tổ chức với nhiều điều luật đa dạng, võ sĩ có thể giành chiến thắng bằng chấm điểm, quật ngã (hoặc đánh gục) đối phương ba lần, hạ nốc ao và ép đầu hàng.[23]

Sambo phát triển ở Nga vào đầu những năm 1920, cũng là một môn võ thuật và thể thao đối kháng độc đáo, khi pha trộn nhiều hình thức chiến đấu khác nhau từ quyền cước, đấu vật cho tới judo.[24][25] Sau Thế Chiến thứ nhất, môn đấu vật chuyên nghiệp vốn được xây dựng dựa trên nhiều quy tắc của môn catch wrestling, đã không còn thịnh hành, khi bị phân thành hai thể loại: "shoot", trong đó các võ sĩ thực sự phải thi đấu với nhau hoặc "show", phát triển thành đấu vật chuyên nghiệp hiện đại.[26] Năm 1936, trận đấu tổng hợp giữa võ sĩ quyền anh hạng nặng Kingfish Levinsky và đô vật chuyên nghiệp Ray Steele đã diễn ra, với phần thắng dành cho Steele sau 35 giây thi đấu.[26]

 
Masahiko Kimura vs. Hélio Gracie, trận đấu năm 1951 giữa judoka Masahiko Kimura và người sáng lập Jiu-Jitsul, Hélio Gracie ở Brazil, là một trong những trận thi đấu võ tổng hợp đỉnh cao đầu tiên.

Năm 1951, Brasil trở thành nơi tổ chức một trận so tài võ thuật tổng hợp đỉnh cao giữa võ sĩ judo Masahiko Kimura với cha đẻ của nhu thuật Brasil, Hélio Gracie. Kimura đánh bại Gracie bằng đòn khóa gyaku-ude-garami, sau này được đặt tên là đòn "Kimura" trong nhu thuật Brasil.[27] Năm 1963, đô vật catch westling kiêm judoka, "Judo" Gene Lebell, gặp tay đấm quyền anh chuyên nghiệp Milo Savage trong một trận đấu tự do. Lebell dùng một đòn Harai Goshi quật ngã đối thủ rồi tiếp tục xiết cổ từ phía sau, làm Savage bất tỉnh và qua đó giành chiến thắng. Đây là trận võ tổng hợp đầu tiên được lên sóng truyền hình ở Bắc Mỹ. Đám đông đồng hương đã phẫn nộ đến mức bắt đầu la ó và ném ghế về phía Lebell.[28]

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1963, ba karateka từ võ đường Oyama (sau này là kyokushin) đã đến Nhà thì đấu quyền anh Lumpinee ở Thái Lan để giao đấu với ba võ sĩ Muay Thái. Các karateka kyokushin lần lượt là Tadashi Nakamura, Kenji Kurosaki và Akio Fujihira (còn được biết đến với cái tên Noboru Osawa), phía Thái Lan thì chỉ có một võ sĩ là người bản địa.[29] Nhật Bản thắng 2-1: Tadashi Nakamura và Akio Fujihira đều hạ nốc ao đối thủ của mình bằng những cú đấm, trong khi Kenji Kurosaki, người thi đấu với võ sĩ Thái Lan duy nhất thì bị hạ gục bằng một đòn cùi chỏ. Kenji Kurosaki vốn là một huấn luyện viên kyokushin chứ không phải một võ sĩ thực thụ, và ông chỉ là người thay thế cho võ sĩ được chọn ban đầu. Tháng sáu cùng năm, karateka kiêm võ sĩ quyền anh tương lai, Tadashi Sawamura, chạm trán với võ sĩ hàng đầu Thái Lan, Samarn Sor Adisorn. Kết quả, Sawamura đo sàn tới 16 lần trước khi thua cuộc.[29] Sau trận đấu này, Sawamura đã rút ra được nhiều bài học để áp dụng vào các giải đấu kickboxing.

 
Lý Tiểu Long đã phổ biến khái niệm võ thuật tổng hợp thông qua hệ thống kết hợp của Triệt quyền đạo trong suốt những năm cuối thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970.

Cuối những năm 1960 tới đầu những năm 1970, khái niệm kết hợp các yếu tố của nhiều môn võ thuật đã được Lý Tiểu Long phổ biến ở phương Tây, thông qua hệ thống triệt quyền đạo của ông. Lý Tiểu Long tin rằng, "võ sĩ giỏi nhất không phải là võ sĩ quyền anh, karate hay judo. Võ sĩ giỏi nhất là người có thể thích nghi với mọi môn phái, tự áp dụng môn phái riêng của bản thân và không tuân theo bất cứ hệ thống môn phái nào." Năm 2004, Chủ tịch UFC Dana White gọi Lý Tiểu Long là "cha đẻ của võ thuật tổng hợp", ông nói rằng: "Hãy nhìn vào cách anh ấy tập luyện, cách anh ấy ra đòn, những gì anh ấy viết. Với Lý Tiểu Long, môn phái hoàn hảo là chẳng có môn phái nào cả. Bạn học được từ mỗi thứ một chút. Kết hợp những điểm mạnh của nhiều môn phái khác nhau và rồi có thể đánh bại tất cả đối thủ."[30]

Một nhân vật cùng thời với Lý Tiểu Long, Hoàng Thuần Lương của phái Vịnh Xuân quyền, đã trở nên nổi tiếng vì tham gia từ 60 đến 100 trận tỉ võ bất hợp pháp với các võ sĩ Trung Quốc từ đủ các võ phái khác nhau. Ông cũng từng thi đấu và giành chiến thắng trước cả những người phương Tây, chẳng hạn như trận đấu với tay đấm quyền anh người Nga Giko,[31] hay với một kiếm sĩ trên truyền hình.[32] Ngoài ra, còn có thể kể đến lần chạm trán được ghi chép rõ ràng giữa ông và bậc thầy kung-fu người Đài Loan, Ngô Minh Triết.[33] Cũng như Lý Tiểu Long, Hoàng Thuần Lương kết hợp quyền anh và kickboxing vào kỹ thuật kung-fu của mình.

Trận đấu kinh điển giữa tay đấm chuyên nghiệp Muhammad Ali và đô vật chuyên nghiệp Antonio Inoki, diễn ra tại Nhật Bản vào năm 1976, có diễn biến thảm họa khi cả hai võ sĩ đều từ chối nhập trận theo phong cách thi đấu của đối thủ và kết thúc với kết quả hòa sau 15 hiệp đấu bế tắc. Muhammad Ali đã phải nằm viện ba ngày tiếp theo vì dính nhiều chấn thương chân do Antonio Inoki liên tục tung ra các cú đá trong suốt thời gian thi đấu.[34] Trận đấu trên vẫn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử võ thuật tổng hợp.[35] Tại Nhật Bản, nó đã truyền cảm hứng cho các học trò của Inoki là Masakatsu Funaki và Minoru Suzuki tạo ra giải Pancrase vào năm 1993, từ đó là cơ sở cho sự ra đời của Pride Fighting Championships vào năm 1997. Năm 2007, Pride Fighting Championships bị đối thủ Ultimate Fighting Championship mua lại.[36][37]

Một trận đấu được ghi nhận giữa tay đấm quyền anh vô địch Golden Glover, Joey Hadley và karateka vô địch Arkansas, David Valovich diễn ra vào ngày 22 tháng 6 năm 1976 ở Memphis Blues Baseball Park, có các quy tắc tổng hợp sau: karateka được phép sử dụng nắm đấm, chân và đầu gối trong khi tay đấm quyền anh chỉ được dùng mình nắm đấm. Hadley giành chiến thằng ngay trong hiệp đầu khi hạ nốc ao đối thủ.[38]

Năm 1988, Rick Roufus thách đấu với Changpuek Kiatsongrit, không vì danh hiệu, trong một siêu trận đấu giữa Muay Tháikickboxing. Rick Roufus vào thời điểm đó đang bất bại, giữ cả hai danh hiệu KICK Super Middleweight World và PKC Middleweight U.S. Trong khi đó, Changpuek Kiatsongrit thì đang ngày càng khó có cơ hội thượng đài ở Thái Lan vì trọng lượng của anh (70 kg) không phải là điển hình ở nước này, nơi các trận đấu thường ở mức hạng cân thấp hơn. Ngay hiệp đầu tiên, Roufus đánh gục Changpuek hai lần bằng những cú đấm, làm gãy xương hàm của Changpuek, nhưng rồi thua cuộc vì không thể tiếp tục trận đấu ở hiệp thứ tư, sau khi nhận những đòn đá thấp từ đối thủ mà anh không lường trước được. Trận đấu này đã lần đầu tiên cho khán giả, chủ yếu là người phương Tây được chứng kiến sức mạnh của những đòn đá thấp.[39]

Dòng thời gian của những sự kiện lớn

sửa
2,000+ năm trước – Lôi đài
– Pankration
Cuối thế kỷ 19 – Hybrid martial arts
– Catch wrestling
Cuối 1880s – Những giải đấu hỗn hợp môn phái đầu tiên
1899 – Barton-Wright và Bartitsu
Đầu 1900s – Giải Merikan
1920s Vale Tudo và Gracie Challenge những năm đầu
1951 – Masahiko Kimura vs. Hélio Gracie
1960s và 1970s Lý Tiểu LongTriệt quyền đạo
1976 – Muhammad Ali vs. Antonio Inoki
1970s – Antoni Inoki và Ishu Kakutōgi Sen
1985 – Shooto được thành lập
1989 – Giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên do Shooto tổ chức
1991 – Sự kiện Desafio (BJJ vs. Luta Livre) đầu tiên
1993 – Pancrase được thành lập
1993 UFC được thành lập
Giữa/cuối

1900s

– Vale Tudo vươn tầm quốc tế
1997–2007 – Kỷ nguyên của PRIDE FC và UFC
1999 – International Sport Combat Federation được thành lập
2000 – New Jersey SACB phát triển Unfied Rules
2001 – Zuffa mua UFC
2005 – The Ultimate Fighter ra mắt
2005 Quân đội Hoa Kỳ phê chuẩn MMA
2006 – UFC giành ưu thế và tăng trưởng toàn cầu
2006 – Zuffa mua WFA và WEC
2006 – UFC 66 thu hút 1 triệu lượt trả phí
2007 – Zuffa mua PRIDE FC
2008 – EliteXC: Primetime có 6.5 triệu lượt xem trên CBS
2009 – StrikerForce tổ chức giải đấu MMA đầu tiên cho nữ
2011 – WEC sát nhập UFC
2011 – Zuffa mua Strikeforce
2011 – UFC on Fox có 8.8 triệu lượt xem trên Fox
2012 – International Mixed Martial Arts Federation được thành lập dưới sự hỗ trợ của UFC
2016 – WMG/WME-IMG mua UFC với giá 4 tỷ đô la Mỹ
2017 – WMG/WME-IMG đổi tên công ty thành Endeavor

Môn thể thao hiện đại

sửa

Phong trào dẫn tới sự ra đời môn võ thuật tổng hợp nhưng chúng ta thấy ngày nay bắt nguồn từ nhu thuật Brasil và các giải đấu Vale Tudo tại Brasil.

Vale Tudo xuất hiện từ đầu những năm 1920 và trở nên nổi tiếng vì mối liên kết với "Gracie Challenge", một sự kiện được đề ra bởi Carlos Gracie và Hélio Gracie, sau đó tiếp tục được duy trì bởi các thành viên gia tộc Gracie. "Gracie Challange" thường được tổ chức trong ga ra hoặc phòng tập của các thành viên trong gia tộc. Khi ngày càng phổ biến, những cuộc đấu tổng hợp kiểu này trở thành một phần thu hút trong các lễ hội ở Brasil.[40] Còn ở Nhật Bản, những trận đấu tổng hợp đấu vật chuyên nghiệp sớm được tổ chức với cái tên Ishu Kakutōgi Sen (異種格闘技戦) (nghĩa đen là "các trận đấu thể thao đối kháng không đồng nhất") và chỉ trở nên phổ biến với Antonio Inoki trong những năm 1970. Inoki là đệ tử của Rikidōzan, nhưng cũng là học trò của Karl Gotch, người đã huấn luyện cho rất nhiều đô vật catch wrestling Nhật Bản.

Những trận đấu võ thuật tổng hợp đầu tiên tại Hoa Kỳ được tổ chức bởi CV Productions, Inc.. Giải đấu đầu tiên mang tên Tough Guy Contest diễn ra vào ngày 20 tháng 3 năm 1980, tại New Kensington, Pennsylvania, Holiday Inn. Trong cùng năm, công ty đổi tên giải đấu thành Super Fighters và được phê duyệt tổ chức 10 tua đấu tại Pennsylvania. Thế nhưng tới năm 1983, Thượng viện bang Pennsylvania thông qua một dự luật kêu gọi: "Cấm các giải đấu Tough Guy hoặc Battle of the Brawlers", và cấm luôn môn thể thao này.[6][7][41] Nó một lần nữa quay trở lại Hoa Kỳ thông qua Ultimate Fighting Championship (UFC) vào năm 1993.[42] Võ thuật tổng hợp được cả thế giới biết đến và trở nên phổ biến khi võ sĩ jiu-jitsu Royce Gracie giành chiến thắng trong giải Ultimate Fighting Championship đầu tiên, khuất phục ba võ sĩ thách đấu trong tổng thời gian 5 phút,[43] châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong giới võ thuật.[44][45]

Shooto, thể thức võ thuật tổng hợp của riêng người Nhật, được phát triển từ môn shoot wrestling năm 1985, cũng như môn shoot wrestling bắt nguồn từ Pancrase, một chương trình quảng bá ra đời vào năm 1993. Rickson Gracie vô địch hai giải đấu Vale Tudo Nhật Bản (VTJ) đầu tiên, được tổ chức vào các năm 1994 và 1995. Cùng thời gian đó, Vale Tudo Quốc tế bắt đầu phát triển thông qua các giải đấu như Giải vô địch Valte Tudo thế giới (WVC), VTJ, UVF, v.v. Pride Fighting Championships (Pride) được thành lập năm 1997 là kết quả của việc người ta ngày càng quan tâm tới võ thuật tổng hợp trong vai trò một môn thể thao, Rickson một lần nữa tham gia và vô địch giải đấu năm đó.[46]

Tại Bắc Mỹ, môn thể thao này đạt tới tầm cao mới về sự phổ biến vào tháng 12 năm 2006, khi trận tái đấu giữa nhà vô địch hạng nhẹ UFC Chuck Liddell và nhà cựu vô địch Tito Ortiz đã thu về doanh số PPV sánh ngang với một số sự kiện quyền anh lớn nhất mọi thời đại[47], và giúp cho tổng doanh thu PPV năm 2006 của UFC vượt qua tất cả chương trình quảng bá trong lịch sử. Năm 2007, Zuffa LLC, chủ sở hữu của UFC, đã mua lại thương hiệu của đối thủ Nhật Bản là Pride FC, và hợp nhất các võ sĩ đã ký hợp đồng dưới một chương trình quảng bá duy nhất.[48] Đã có những cân nhắc về vấn đế hợp nhất giải đấu, điều đã từng xảy ra ở vài môn thể thao khác, chẳng hạn như trường hợp của AFL-NFL Merger trong môn bóng đá Mỹ.[49]

Nguồn gốc của thuật ngữ "MMA"

sửa

Thuật ngữ mixed martial arts được nhắc đến lần đầu trong bài đánh giá sự kiện UFC 1 của nhà phê bình truyền hình Howard Rosenberg vào năm 1993.[3][50] Nó trở nên phổ thông hơn khi một trong những trang web lớn nhất về thể thao, newfullcontact.com, tiến hành lưu trữ và tái bản các bài báo. Cụm từ mixed martial arts lần đầu tiên được sử dụng trong một chương trình quáng bá là vào năm 1995, bởi Rick Blume, chủ tịch và giám đốc của Battlecade Extreme Fighting, chỉ sau sự kiện UFC 7.[51] Quan chức của UFC, Jeff Blatnick, chịu trách nhiệm về Ultimate Fighting Championship là người chính thức áp dụng tên gọi môn thể thao mixed martial arts. Trước đây nó được biết đến trên thị trường với cái tên "Ultimate Fighting" hoặc "No Holds Barred (NHB)" cho tới khi Blatnick và John McCarthy đề xuất thuật ngữ "MMA" tại cuộc họp điều luật UFC 17 để đáp lại sự chỉ trích ngày càng tăng của công chúng.[52] Việc ai là người thực sự đặt ra thuật ngữ này vẫn còn đang là điều được tranh luận.[4]

Quy định

sửa

Sự kiện MMA do một tiểu bang quy định đầu tiên được tổ chức tại Biloxi, Mississippi vào ngày 23 tháng 8 năm 1996, khi Ủy ban Thể thao Mississippi dưới sự chỉ đạo của William Lyons, cấp phép cho chương trình IFC's Mayhem ở bang này.[53] Điều luật được sử dụng chủ yếu là luật kickboxing đã được điều chỉnh, được hầu hết các ủy ban thể thao cấp tiểu bang chấp thuận. Những điều luật kickboxing đã tinh chỉnh này cho phép đánh gục đối thủ và tiếp tục chiến đấu dưới mặt sàn, đồng thời không phân chia hiệp đấu. Các võ sĩ có quyền đứng lên và bắt đầu lại khi có sự cho phép của trọng tài nếu không có thêm hành động nào dưới sàn. Những điều luật kể trên chính là những quy tắc nền tảng để xác định lỗi, khu vực giao đấu, và việc sử dụng lồng trong môn MMA ngày nay.

Tháng 3 năm 1997, Ủy ban Thể thao Iowa đã chính thức cấp phép cho Battlecade Extreme Fighting với điều luật được sửa đổi từ môn shootfighting. Điều luật quy định trận đấu được chia làm 3 hiệp đấu, mỗi hiệp 5 phút, với thời gian nghĩ giải lao 1 phút, võ sĩ phải mang găng tay shootfighting bắt buộc cũng như phân chia các hạng cân. Các đòn đánh bất hợp pháp được liệt kê là đánh vào háng, húc đầu, cắn, khoét mắt, giật tóc, đánh đối thủ bằng cùi chỏ khi đã đo sàn, đánh vào thận và đánh vào sau đầu bằng nắm đấm. Bám chặt vào võ đài hoặc lồng đấu vì bất kỳ lý do gì đều được coi là phạm lỗi.[54][55] Mặc dù có những khác biệt nhỏ so với bộ luật Unified Rules, đặc biệt là về các đòn đánh bằng cùi chỏ, các điều luật đặt ra tại Iowa cho phép những nhà quảng bá võ thuật tổng hợp tiến hành các sự kiện hiện đại một cách hợp pháp, tại bất cứ nơi nào trên tiểu bang. Vào ngày 28 tháng 3 năm 1997, Extreme Fighting 4 được tổ chức theo các điều luật kể trên, khiến nó trở thành chương trình đầu tiên áp dụng một phiên bản điều luật hiện đại.

Vào tháng 4 năm 2000, Ủy ban Thể thao Tiểu bang California (CSAC) đã bỏ phiếu nhất trí ủng hộ các điều luật mà sau này trở thành nền tảng cho bộ luật Unified Rules của MMA. Tuy nhiên, khi luật được gửi đến thủ phủ của California ở Sacramento để xem xét, người ta xác định rằng môn thể thao này nằm ngoài thẩm quyền của CSAC, khiến cuộc bỏ phiếu trước đó trở nên vô nghĩa.[56]

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2000, Ủy ban Kiểm soát Thể thao Tiểu bang New Jersey (NJSACB) bắt đầu cho phép các đơn vị quảng bá võ thuật tổng hợp tiến hành các sự kiện tại New Jersey. Sự kiện đầu tiên có tên Battleground 2000, do IFC tổ chức tại Thành phố Atlantic. Mục đích là giúp cho NJSACB có thể quan sát thực tế và thu thập dữ liệu để xây dựng một bộ luật toàn diện nhằm điều chỉnh môn thể thao một cách hiệu quả.[57]

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2001, NJSACB tổ chức một cuộc họp để thảo luận về quy định của các sự kiện MMA. Cuộc họp này đã cố gắng thống nhất vô số điều luật được sử dụng bởi các tổ chức võ thuật tổng hợp khác nhau. Tại đây, các quy tắc về đồng phục thi đấu đã được NJSACB, một số cơ quan quản lý, cùng nhiều nhà quảng bá võ thuật tổng hợp và các bên quan tâm thông qua. Cuối cuộc họp, tất cả các bên tham dự đã có thể thống nhất về một bộ luật chung để quản lý môn thể thao võ thuật tổng hợp.[57]

Trên thực tế, các điều luật của NJSACB đã trở thành tiêu chuẩn cho võ thuật tổng hợp chuyên nghiệp trên khắp Bắc Mỹ. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2009, một kiến ​​nghị đã được đưa ra tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội các ủy ban quyền anh để gọi bộ luật này là "Unified Rules of Mixed Martial Arts" và được nhất trí thông qua.[58]

Vào tháng 11 năm 2005, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu chấp thuận võ thuật tổng hợp, và cho tổ chức giải Army Combatives Championships thường niên tại Trường Chiến đấu Lục quân Hoa Kỳ.[59]

Canada chính thức hợp pháp hóa võ thuật tổng hợp sau cuộc bỏ phiếu dự luật S-209 vào ngày 5 tháng 6 năm 2013. Dự luật cho phép các tỉnh có quyền thành lập ủy ban thể thao để điều chỉnh và cấp phép các trận đấu võ thuật tổng hợp chuyên nghiệp.[60]

Các tổ chức MMA

sửa

Chương trình quảng bá

sửa

Theo danh sách của cổng thông tin MMA Tapology.com, đã có hàng trăm chương trình quảng bá MMA trên khắp thế giới, đứng ra tổ chức các sự kiện MMA.[61]

Kể từ khi UFC trở nên nổi bật trên các phương tiện truyền thông chính thống vào năm 2006, và với việc hợp nhất Pride FC năm 2007 cũng như mua lại WEC và Strikeforce, không có công ty nào có thể cạnh tranh với UFC,[62] và đây cũng là nơi quy tụ nhiều ngôi sao trong làng MMA nhất.[63] Các võ sĩ thường được ký hợp đồng với UFC sau khi thi đấu thành công tại các chương trình quảng bá MMA từ khắp nơi trên thế giới.

Một vài chương trình quảng bá MMA tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng, một số khác thì có sự pha trộn giữa khách hàng tiềm năng và kỳ cựu.[64] Một số thì trở thành giải đấu cấp trung cho các chương trình quảng bá lớn hơn (ví dụ: LFA, CWFC),[65] số khác thì quyết tâm để trở thành chương trình tốt nhất thế giới (ví dụ: ACB, ONE Championship).[66][67] Có những chương trình chỉ tổ chức bốn buổi thi đấu một năm, nhưng cũng có những chương trình tổ chức hàng tháng.

Theo ScorecardMMA.com, một trong những dịch vụ thống kê xếp hạng hàng đầu thế giới về MMA,[68] và là nơi duy nhất hiện đang xếp hạng các chương trình quảng bá MMA trên toàn cầu; "Để xếp hạng chương trình, chúng tôi sử dụng chỉ số Promotion Score, được tính toàn từng tuần. Promotion Score của một chương trình vào một thời điểm, phụ thuộc ở độ tin cậy của sự kiện và võ sĩ mà nó đang có. Promotion Score được cấu thành từ ba thành phần chính:

  • Event Index: dựa trên chất lượng của các sự kiện trong quý trước và trong năm trước.
  • Owned Fighter Index: được tính toán dựa trên chất lượng của võ sĩ mà chương trình quảng bá hiện đang sở hữu (đã ký hợp đồng hoặc được sử dụng gần đây).
  • Utilized Fighters Index: dựa trên các võ sĩ mà chương trình đã sử dụng trong bốn tháng vừa qua và trong ba quý vừa qua."

Tính đến ngày 26 tháng 5 năm 2018, 15 chương trình quảng bá MMA hàng đầu trên thế giới (trong số 41 chương trình được xếp hạng) là:[69]

  1. Ultimate Fighting Championship (UFC). Có trụ sở tại Las Vegas, Hoa Kỳ. Phát sóng các trận đấu cục bộ trên ESPN (Fox Sports, trước năm 2019) và trên các mạng khác trên toàn thế giới.
  2. Bellator MMA. Có trụ sở tại Newport Beach, California, Hoa Kỳ. Phát các trận đấu cục bộ trên Paramount Network và các mạng khác trên khắp thế giới.
  3. Absolute Championship Berkut (ACB). Có trụ sở tại Grozny, Nga. Phát các trận đấu cục bộ trên Match TV và phát trực tuyến trên YouTube (với bình luận tiếng Nga) và Facebook (với bình luận tiếng Anh).
  4. Fight Nights Global (FNG). Có trụ sở ở Moscow, Nga. Phát trực tiếp các trận đấu trên Match TV và phát trực tuyến trên VKontakte.
  5. ONE Championship. Có trụ sở tại Kallang, Singapore. Phát các trận đấu trong khu vực trên Fox Sports Asia và phát trực tuyến trên ứng dụng Di động của họ (không có tính năng chặn địa lý).
  6. Rizin Fighting Federation (Rizin FF). Có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Phát các trận đấu cục bộ trên Fuji Television và thu phí cho mỗi lần xem trên SKY PerfecTV! (Chỉ ở Nhật Bản) và FITE TV (quốc tế).
  7. Invicta FC (dành cho nữ). Có trụ sở tại Enka, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Phát các trận đấu trên UFC Fight Pass.
  8. Pancrase. Có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Phát trực tuyến các trận đấu trên Tokyo MX, tAbemaTV (với bình luận tiếng Nhật) và UFC Fight Pass (với bình luận tiếng Anh).
  9. M-1 Global. Có trụ sở ở St.Petersburg, Nga. Phát trực tiếp các trận đấu cục bộ trên Russia-2 và phát trực tuyến trên ứng dụng di động của họ (với bình luận bằng tiếng Anh).
  10. Legacy Fighting Alliance (LFA). Có trụ sở tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Phát các trận đấu cục bộ trên AXS TV Fights.
  11. World Fighting Championship Akhamat (WFCA). Có trụ sở tại Grozny, Nga. Truyền hình cục bộ các trận đấu trên Grozny TV (cũng phát trực tuyến trên Grozny.tv).
  12. Konfrontacja Sztuk Walki (KSW). Có trụ sở tại: Warsaw, Ba Lan. Phát sóng trận đấu cục bộ trên Polsat Sport và trên Fight Network quốc tế.
  13. Deep. Có trụ sở tại Nagoya, Nhật Bản. Phát sóng trận đấu cục bộ của họ trên SKY PerfecTV! (Kênh Fighting TV Samurai) và phát trực tuyến trên AbemaTV.
  14. Road Fighting Championship (Road FC). Có trụ sở tại Wonju, Hàn Quốc. Phát các trận đấu cục bộ trên MBC Sports + và phát trực tuyến trên afreecaTV (với bình luận tiếng Hàn) và YouTube (với bình luận tiếng Anh).
  15. Cage Warriors (CWFC). Có trụ sở tại London, Anh, Vương quốc Anh. Phát các trận đấu cục bộ trên BT Sport và trên UFC Fight Pass.

Phòng tập

sửa

Có hàng trăm cơ sở đào tạo MMA trên khắp thế giới.[70][71]

Đây là danh sách những phòng tập MMA tốt nhất hiện nay trên toàn cầu, dựa vào số lượng các võ sĩ MMA hàng đầu mà họ đang huấn luyện. Thống kê trên 160 võ sĩ, tập luyện tại hơn 80 phòng tập khác nhau, nằm trong top 15 của 10 hạng cân UFC. Hệ thống điểm như sau: một nhà vô địch mang về cho phòng tập của mình 25 điểm, xếp hạng 1 mang về 15 điểm, hạng 2 mang về 10 điểm, sau đó giảm dần một điểm với mỗi thứ hạng sâu hơn, cho tới hạng 10. Như vậy, các phòng tập có thứ hạng từ 11 đến 15 đều chỉ có 1 điểm (cập nhật tháng 7 năm 2015):[72]

  1. Nova União nằm ở Rio de Janeiro, Brazil
  2. Jackson-Winkeljohn MMA nằm ở Albuquerque, New Mexico
  3. American Kickboxing Academy (AKA) nằm ở San Jose, California.
  4. Team Alpha Male nằm ở Sacramento, California.
  5. American Top Team (ATT) nằm ở Coconut Creek, Florida.
  6. Kings MMA nằm ở Huntington Beach, California.
  7. Blackzilians nằm ở Boca Raton, Florida.
  8. Serra-Longo nằm ở Long Island, New York.
  9. Glendale Fighting Club nằm ở Glendale, California.
  10. Black House (Team Nogueira) trụ sở tại Rio de Janeiro, Brazil.
  11. Teixeira MMA & Fitness (Teixeira MMA) nằm ở Bethel, Connecticut.

Phương tiện truyền thông

sửa

Trang cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập website Alexa Internet thống kê 40 phương tiện truyền thông trực tuyến thuộc dang mục trang web "MMA news and media". Tính đến ngày 13 tháng 11 năm 2017, 10 trang web phổ biến nhất về môn thể thao này là:[73]

  1. Sherdog.com
  2. MMAFighting.com (SB Nation)
  3. UFC.com
  4. MMAjunkie.com
  5. MMAmania.com (SB Nation)
  6. BloodyElbow.com (SB Nation)
  7. Mixedmartialarts.com
  8. ESPN.com/mma
  9. MMAWeekly.com
  10. Lowkickmma.com

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ https://www.bbc.co.uk/news/magazine-35927669
  2. ^ “Mixed martial arts”.
  3. ^ a b Rosenberg, Howard (ngày 15 tháng 11 năm 1993). 'Ultimate' Fight Lives Up to Name”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ a b Kirik Jenness (ngày 4 tháng 2 năm 2012). “Did LA reporter coin the term Mixed Martial Arts?”. Mixed Martial Arts News. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ a b Grant, T.P. “History of Jiu-Jitsu: Coming to America and the Birth of the UFC”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ a b Nash, John S. (ngày 23 tháng 5 năm 2012) The Martial Chronicles: Before Fighting Was Ultimate It Was Super Lưu trữ 2014-09-03 tại Wayback Machine, SB Nation (bloodyelbow.com) Retrieved ngày 31 tháng 8 năm 2014
  7. ^ a b Werner, Sam (ngày 24 tháng 6 năm 2011) MMA roots were planted in New Kensington Lưu trữ 2015-01-29 tại Wayback Machine, Pittsburgh Post-Gazette Retrieved ngày 1 tháng 9 năm 2014
  8. ^ Sonmez, Can. “UFC 1: The Beginning”. Mixed Martial Arts.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ Plotz, David (ngày 16 tháng 11 năm 1997). “Fight Clubbed”. Slate. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  10. ^ McFarland, Matt (ngày 6 tháng 5 năm 2008). “Ultimate Fighting wants to come to NY”. WNYT.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
  11. ^ Trembow, Ivan (ngày 1 tháng 3 năm 2007). “UFC PPV Revenue Tops $200 Million in 2006”. MMA Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2007.
  12. ^ a b Brownell, Susan Elaine (1990). The olympic movement on its way into Chinese culture. University of California, Santa Barbara. tr. 29, 63. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2018. In both ancient China and Greece, the most popular sports were probably wrestling, boxing, and combinations thereof (Greek pankration, Chinese leitai). The same might be argued for ancient Egypt, India and Japan. [...] In both ancient China and Greece, the no-holds-barred combat sport (Greek pankration, Chinese leitai) was probably the most popular one.
  13. ^ Gardiner, E. Norman, 'The Pankration' in Greek Athletic Sports and Festivals, London:MacMillan, 1910, p.435
  14. ^ Green, Thomas A., 'Pankration' in Martial Arts of the World: An Encyclopedia of History and Innovation, California:ABC-CLIO, 2010, p.237
  15. ^ Gardiner, E. Norman, 'The Pankration' in Greek Athletic Sports and Festivals, London:MacMillan, 1910, pp.436-437
  16. ^ a b c Green, Thomas A. Martial Arts of the World [2 volumes]: An Encyclopedia of History and Innovation. ABC-CLIO (ngày 11 tháng 6 năm 2010). pp. 259-260. ISBN 978-1598842432.
  17. ^ “Pitting catch wrestling against Brazilian jiu-jitsu”. The Manila Times. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  18. ^ Nauright, John; Zipp, Sarah (2020). Routledge Handbook of Global Sport. Routledge. tr. 179. ISBN 978-1-317-50047-6.
  19. ^ Nauright, John; Zipp, Sarah (2020). Routledge Handbook of Global Sport. Routledge. tr. 179. ISBN 978-1-317-50047-6.
  20. ^ Graeme Kent (1968). A Pictorial History of Wrestling. Spring Books; 1 edition.
  21. ^ a b Noble, Graham (tháng 3 năm 2001). “An Introduction to E. W. Barton-Wright (1860–1951) and the Eclectic Art of Bartitsu”. Journal of Manly Arts. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2007.
  22. ^ “Journal of Combative Sport: Jujitsu versus Boxing”. Journal of Combative Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  23. ^ “Fighting Spirit: An Introductory History of Korean Boxing, 1926–1945”. Journal of Combative Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
  24. ^ “MMA Fan's Guide to Grappling: Sambo”. Bloody Elbow. ngày 8 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  25. ^ Adams, Andy (ngày 22 tháng 3 năm 2013). “Classic Black Belt Article From 1967: Russia Prepares to Export Sambo (Part 2) – - Black Belt”. Blackbeltmag.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  26. ^ a b Willoughby, David P. (1970). The Super Athletes. A.S. Barnes & Co., Inc. tr. 376–380. ISBN 0-498-06651-7.
  27. ^ Roberto Pedreira (ngày 16 tháng 2 năm 2015). Choque: The Untold Story of Jiu-Jitsu in Brazil Volume 2, 1950-1960 (History of Jiu-Jitsu in Brazil 1856-1999). Clube de Autores. ISBN 978-1505487169.
  28. ^ “Judo vs. Boxing: "Judo" Gene LeBell Defeats Boxer Milo Savage in First MMA Fight”. blackbeltmag.com.[liên kết hỏng]
  29. ^ a b Sylvie von Duuglas-Ittu (ngày 28 tháng 12 năm 2015). “Origins of Japanese Kickboxing – The Karate vs Muay Thai Fight That Started It All”. 8 Limbs. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2016. ngày 28 tháng 12 năm 2015
  30. ^ Wickert, Marc. 2004. Dana White and the future of UFC. kucklepit.com. See Wikiquotes for the text.
  31. ^ Peterson, D.: Wong Shun Leung: The Legend behind the Legend; Recalling the life of Bruce Lee's teacher Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine Retrieved on ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  32. ^ Lam, G., & LeBlanc, G. E.: The Wing Chun double knife training: Baat Jaam Do Lưu trữ 2012-02-17 tại Wayback Machine Retrieved on ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  33. ^ Longley, K.: Dave Lacey 'Lai Dai Wai': Buck Sing Choy Lay Fut's unrepentant 'Black Panther' Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine (originally published in Impact International Martial Arts Magazine). Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  34. ^ Bull, Andy (ngày 11 tháng 11 năm 2009). “The forgotten story of... Muhammad Ali v Antonio Inoki”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  35. ^ Gross, Josh (2016). Ali vs. Inoki: The Forgotten Fight That Inspired Mixed Martial Arts and Launched Sports Entertainment. BenBella Books. ISBN 9781942952190.
  36. ^ “What role did boxer Muhammad Ali play in early MMA? Let 'Ali vs. Inoki' author Josh Gross explain”. MMAjunkie. ngày 13 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  37. ^ Grant, T. P. (ngày 2 tháng 5 năm 2013). “MMA Origins: Fighting For Pride”. BloodyElbow. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  38. ^ Kelley, Steve. Karate's Prestige Takes a Nosedive (ngày 22 tháng 6 năm 1976). Press Scimitar Sports
  39. ^ Black Belt Apr 1999 (Rick Roufus interview - mentions fight). tháng 4 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
  40. ^ “MMA Origins: Vale Tudo and The Original MMA Rivalry”. Bloody Elbow. ngày 1 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  41. ^ “MMA History, myths, facts, rumorsPittsburgh MMA”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  42. ^ Sánchez Garcia, R.; D. Malcolm (2010). “Decivilizing, civilizing or informalizing? The international development of mixed martial arts”. International Review for the Sociology of Sport. 45 (1): 39–58. doi:10.1177/1012690209352392.
  43. ^ “Fight Finder – UFC 1 The Beginning”. Sherdog.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2008.
  44. ^ Peligro, Kid (2003). The Gracie Way: An Illustrated History of the World's Greatest Martial Arts Family. Invisible Cities Press. tr. 79–84. ISBN 1-931229-28-7.
  45. ^ “What is MMA (Mixed Martial Arts)?”. Allout Fight Shop. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  46. ^ “What is Pride?”. Pride. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2006.
  47. ^ Sievert, Steve (ngày 29 tháng 12 năm 2006). “UFC 66 to make MMA history”. Houston Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2007.
  48. ^ Doyle, Dave (ngày 4 tháng 4 năm 2000). “UFC scores TKO on its business rival”. Fox Sports, MSN. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2007.
  49. ^ “Source: UFC buys Pride for less than $70M”. Associated Press, ESPN. ngày 27 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2007. "This is really going to change the face of MMA. Literally creating a sport that could be as big around the world as soccer. I liken it somewhat to when the NFC and AFC came together to create the NFL" —Lorenzo Fertitta, one of the UFC's majority owners
  50. ^ “JRE MMA Show #26 with Big John McCarthy” – qua www.youtube.com.
  51. ^ Umstead, R. Thomas (ngày 18 tháng 9 năm 1995). “Operators struggle again with UFC time overrun. (multiple-systems operators; Ultimate Fighting Championships)”. Multichannel News. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014 – qua HighBeam Research.
  52. ^ “Jeff Blatnick's funeral and how the term MMA came to be”. MMA Fighting. ngày 27 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  53. ^ NO HOLDS BARRED:The complete history of Mixed Martial Arts in America by Clyde Gentry
  54. ^ Eddie Goldman. “EXTREME FIGHTING 4 RULES MEETING GOES ON AS PLANNED”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 1998. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  55. ^ “Chapter 74: Professional Shoot Fighting” (PDF). Legis.iowa.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  56. ^ Gross, Josh (ngày 22 tháng 2 năm 2005). “MMA Vote Takes Place Today in California”. Sherdog.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  57. ^ a b “Mixed Martial arts Unified Rules of Conduct”. New Jersey State Athletic Control Board. ngày 5 tháng 9 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2006.
  58. ^ SUMMARY REPORT Discussion and Review of UNIFIED RULES OF MIXED MARTIAL ARTS, ABCBoxing.com, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2012, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011
  59. ^ “Army Embraces MMA for Inaugural Combatives Tournament”. Sherdog.com. ngày 3 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2011.
  60. ^ “Members of Parliament Vote to Give MMA Legal Framework in Canada!”. TopMMANews.com. ngày 5 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  61. ^ “MMA Promotions Index”. Tapology.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  62. ^ “UFC's Dana White Talks Competition”. BloodyElbow.com. ngày 14 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
  63. ^ “Current MMA Rankings”. Fightmatrix.com. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  64. ^ “Out of Obscurity: FNG 71, 1RC 4 and Rizin World GP 2017”. CombatPress.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2018.
  65. ^ “New Feeder Leagues Jockey to Be the UFC's NCAA”. Vice (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.
  66. ^ 'UFC puts money ahead of everything, we don't' – ACB founder Mairbek Khasiev (VIDEO)”. RT (TV network). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.
  67. ^ “Rival's threat: 'we will swallow up UFC'. news.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  68. ^ “Combat Press 2016 MMA Awards: Promotion of the Year – Absolute Championship Berkut”. Combat Press. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.
  69. ^ “Promo Score and Ranking”. ScoreCardMMA.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.
  70. ^ “MMA Gyms and Academies Directory”. Tapology.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  71. ^ “Gyms”. MMATraining.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  72. ^ Hutchinson, Michael (ngày 29 tháng 7 năm 2015) UFC Gyms fight camp rankings Lưu trữ 2015-10-04 tại Wayback Machine, SB Nation (BloodyElbow.com) retrieved ngày 22 tháng 9 năm 2015
  73. ^ “Alexa - Top Sites by Category: Sports/Martial Arts/Submission Fighting and MMA/News and Media”. alexa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa