Viêm da cơ địa

loại viêm da

Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng, là một loại viêm da[1] gây ngứa, đỏ, sưng và bị nứt da.[1] Những vùng da bị bệnh thì dày lên theo thời gian và chúng có thể sản sinh ra các chất lỏng[1]. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, điển hình nó thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ ấu thơ với sự thay đổi nghiêm trọng qua các năm.[1][2] Ở trẻ em dưới một năm tuổi, phần lớn cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng.[2] Khi trẻ lớn lên, phía sau đầu gối và trước mặt các khuỷu tay là những vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.[2] Với người lớn thì tay và chân mới là vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.Gãi làm các triệu chứng nặng nề hơn và chỗ tổn thương có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da.[1] Nhiều người trong đợt tiến triển của viêm da cơ địa thường hay có sốt hoặc có cơn hen suyễn.[1]

Viêm da cơ địa
Viêm da dị ứng của nếp nhăn bên trong khuỷu tay.
Khoa/NgànhKhoa da liễu
Biến chứngNhiễm trùng da, sốt cỏ khô, hen phế quản[1]
Nguyên nhânKhông xác định[1][2]
Yếu tố nguy cơTiền sử gia đình, sống ở thành phố, khí hậu khô[1]
Chẩn đoán phân biệtViêm da tiếp xúc, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn[2]

Nguyên nhân là không rõ nhưng được cho là liên quan đến di truyền học,rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, phơi nhiễm môi trường và rối loạn tính thấm của da.[1] Nếu một người có chị em song sinh mà bị bệnh, thì có đến một 85% người còn lại có nguy cơ bị bệnh tương tự.[3] Những người sống trong thành phố, sống trong khí hậu khô thường dễ bị ảnh hưởng hơn.[1] Tiếp xúc với một số chất hóa học nhất định nào đó hoặc rửa tay thường xuyên làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.[1] Trạng thái căng thẳng cũng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn mặc dù nó không phải là một nguyên nhân.[1] Các rối loạn này không gây truyền nhiễm.[1] Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các dấu hiệu và các triệu chứng.[2] Các bệnh cần phải được loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bao gồm viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến, và viêm da tiết bã.[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “Handout on Health: Atopic Dermatitis (A type of eczema)”. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NIH2013” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b c d e f g h i j Tollefson MM, Bruckner AL (tháng 12 năm 2014). “Atopic dermatitis: skin-directed management”. Pediatrics. 134 (6): e1735-44. doi:10.1542/peds.2014-2812. PMID 25422009.
  3. ^ Williams, Hywel (2009). Evidence-Based Dermatology. John Wiley & Sons. tr. 128. ISBN 9781444300178. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.

hôm nay