Độc giả
Cách phản hồi về vấn đề trong bài viết, hoặc tìm thêm thông tin

Chủ thể của bài viết
Vấn đề trong bài viết về chính bạn, công ty của bạn hoặc người mà bạn đại diện

Cấp phép
Cách sao chép thông tin từ Wikipedia, đóng góp nội dung của chính bạn, hoặc khiếu nại về việc sử dụng trái phép nội dung của bạn

Nhà hảo tâm
Tìm hiểu về quy trình, cách thức quyên góp tài chính và đầu ra của các khoản quyên góp

Báo chí và đối tác
Nếu bạn là các tổ chức báo chí đang tìm cách liên hệ với Wikipedia, hoặc muốn đề xuất hợp tác với chúng tôi



Đây là ảnh được Không quân Hoa Kỳ cấp phép tự do.

Có phải bạn muốn sử dụng các nội dung trên Wikipedia? Wikipedia là một bách khoa toàn thư được cấp phép tự do: tức là ai cũng được phép sao chép và sử dụng cho mọi mục đích (kể cả mục đích thương mại).

  • Ngoại lệ duy nhất là các nội dung "sử dụng hợp lý" (SDHL), tức là ở trang tập tin có ghi "sử dụng hợp lý theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Các hình thức sử dụng khác, tại Wikipedia hay ở nơi khác, đều có thể vi phạm bản quyền" trong mục "Giấy phép". Văn bản theo diện SDHL chỉ được phép sử dụng ở dạng trích dẫn nguyên văn.
  • Tất cả những nội dung còn lại đều được cấp phép tự do: ai cũng có thể sử dụng, cắt ghép, kể cả cho mục đích thương mại mà không cần phải trả tiền tác quyền, miễn là bạn tuân thủ những điều khoản cấp phép. Để biết thêm chi tiết, hãy xem trang hướng dẫn của chúng tôi về việc sử dụng nội dung của Wikipedia. Thường thì chúng tôi cố gắng hết sức để xác định nguồn gốc và giấy phép của tất cả các văn bản, hình ảnh hay âm thanh được dùng trong các bài bách khoa. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đảm bảo rằng tất cả đều được sử dụng hợp lệ hay mọi thông tin về hình đều chính xác. Dẫu trang mô tả có ghi hình đã hết hạn bản quyền (tức thuộc phạm vi công cộng) đi chăng nữa, bạn vẫn nên tự kiểm tra lại và tự quyết định xem việc bạn sử dụng hình ảnh đó có phù hợp với pháp luật hiện hành hay chưa.

Hay bạn nghi ngại rằng có gì đó trong Wikipedia là nội dung vi phạm bản quyền? Nếu bạn nghĩ chúng tôi đang sử dụng trái phép tác phẩm có bản quyền của bạn, vui lòng gửi thư điện tử về permissions-vi@wikimedia.org hoặc info-vi@wikimedia.org *. Trong thư hãy cung cấp địa chỉ web hoặc tựa đề chính xác của bài viết và bằng chứng để chứng minh rằng bạn là người sở hữu bản quyền hợp pháp. Nếu bạn muốn dùng quy trình yêu cầu OCILLA chính thức để gửi kháng nghị gỡ xuống theo DMCA của luật bản quyền Hoa Kỳ, hãy liên lạc bằng tiếng Anh với cơ quan được chỉ định của Quỹ Wikimedia. Nếu bạn không phải là chủ sở hữu bản quyền, chúng tôi vẫn hoan nghênh đề nghị của bạn. Trang Wikipedia:Vi phạm bản quyền có hướng dẫn cách giải quyết vấn đề này. Hoặc bạn cũng có thể liên lạc qua địa chỉ thư điện tử ở trên.

Ảnh chụp Huế từ trên cao, ban đầu tác giả đăng lên Facebook nên cần phải được xác nhận cấp phép qua thư điện tử

Bạn cũng có thể hiến tặng nội dung, chẳng hạn như các bức ảnh chụp cho Wikipedia. Bạn có thể:

  • Tự tải lên rồi thêm ảnh vào bài
  • Hoặc gửi về thư điện tử permissions-vi@wikimedia.org (tiếng Việt hay tiếng Anh đều được) hoặc photosubmission@wikimedia.org (cần viết bằng tiếng Anh) *. Trong thư hãy đính kèm bức ảnh bạn muốn hiến tặng, khẳng định bạn chính là chủ sở hữu quyền tác giả duy nhất của bức ảnh và đồng ý phát hành bức ảnh theo một giấy phép tự do. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0. Hoặc bạn cũng có thể ghi theo mẫu thư có sẵn. Xin lưu ý rằng quy trình xử lý có thể mất vài tuần.
  • Nếu nội dung đó đã có sẵn trên Internet, bạn cũng có thể hiến bằng cách gửi thư điện tử về permissions-vi@wikimedia.org *. Trong thư ghi địa chỉ web và bằng chứng chứng minh rằng bạn là người sở hữu bản quyền hợp pháp (có thể công khai ghi một câu cấp phép theo một giấy phép tự do ngay bên cạnh hình). Để biết thêm thông tin về việc hiến tặng các nội dung do bạn sở hữu bản quyền, xin đọc hướng dẫn Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền.

*Địa chỉ liên lạc không chính thức, người trả lời là các tình nguyện viên, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật.