Trang này không mang tính quy định hay hướng dẫn, mà chỉ dành để mô tả một số khía cạnh về quy phạm, thông lệ, kỹ thuật, hoặc thực tiễn của Wikipedia. Trang có thể phản ánh nhiều mức độ đồng thuận mang tính bất đồng với nhau.
Bách khoa toàn thư được thiết kế nhằm giới thiệu độc giả đến một chủ đề, chứ không phải là điểm tham khảo cuối cùng. Giống như các bách khoa toàn thư khác, Wikipedia là một nguồn hạng ba và cung cấp cái nhìn tổng quan về chủ đề qua việc chỉ ra nguồn đáng tin cậy chứa thông tin phong phú hơn.
Mục tiêu của một bài viết Wikipedia là cung cấp kiến thức chính thống sẵn có một cách trung lập, chính xác cho người đọc. Bài viết phải mang văn phong bách khoa với giọng điệu phù hợp thay vì cách viết kiểu luận, quảng bá hoặc nặng ý kiến cá nhân.
Thật vậy, mục đích của một bách khoa toàn thư là thu thập kiến thức được phổ biến trên toàn cầu; đặt ra hệ thống chung cho những người mà chúng ta đang sống cùng, và truyền lại cho những người đến sau chúng ta, để công việc của các thế kỷ trước không trở nên vô ích cho các thế kỷ sau; và để thế hệ con cháu của chúng ta, từ việc được giáo dục tốt hơn, sẽ trở nên có đạo đức và hạnh phúc hơn, và rằng chúng ta không nên chết nếu không phục vụ loài người.—Denis Diderot trưởng ban biên tập, cộng tác viên của Encyclopédie (Paris, 1755)[2]
Mục tiêu của chúng tôi với Wikipedia là tạo ra một bách khoa toàn thư mở; thực sự là bộ bách khoa toàn thư lớn nhất trong lịch sử, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chúng tôi cũng muốn Wikipedia là một nguồn đáng tin cậy.—Larry Sanger[3]
”
“
Hãy tưởng tượng một thế giới mà ở đó tất cả mọi người trên hành tinh đều được tự do tiếp cận tổng thể kiến thức của nhân loại. Đó là những gì chúng ta đang làm.—Jimmy Wales[4]
”
“
Wikipedia trước hết là nỗ lực tạo ra và phân phối một bách khoa toàn thư mở với chất lượng cao nhất có thể cho mọi người trên hành tinh bằng ngôn ngữ của mình.—Jimmy Wales[5]
Wikipedia có một quy tắc quan trọng: đại khái là bạn nên viết bài không thiên vị, thể hiện tất cả các quan điểm một cách công bằng.—Larry Sanger[6]
”
“
Bách khoa toàn thư có mục đích chung là nơi tập hợp các kiến thức tổng hợp được trình bày theo quan điểm trung lập. Ở bất kỳ mức độ nào có thể, viết bài bách khoa nên tránh đưa ra bất kỳ lập trường cụ thể nào khác với lập trường của thái độ trung lập.—Jimmy Wales[7]
^Diderot, Denis và d'Alembert, Jean le Rond Encyclopédie. University of Michigan Library: Scholarly Publishing Office and DLXS. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2007