Wikipedia:Trợ giúp viết bài/Trợ giúp-Nguồn dẫn

4. Nguồn dẫn
5. Nội dung
6. Bắt đầu viết
Ví dụ về nguồn dẫn
Nguồn dẫn tốt:
  • Sách
  • Báo
  • Tạp chí có uy tín
  • Tập san học thuật

Nguồn dẫn tồi:

  • Blog
  • Trang MySpace, Facebook
  • "Kiến thức cá nhân"
  • Nguồn mà thành viên độc lập khác không thể kiểm chứng

Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải là thông tin tin cậy và có thể kiểm chứng được.

Bạn chỉ có thể đưa các lập luận, quan điểm, ý kiến và luận cứ vào một bài viết trên Wikipedia khi nó đã được công bố bởi một nguồn dẫn độc lập có uy tín và đáng tin cậy. Chú thích nguồn gốc là một trong những nguyên tắc cơ bản của Wikipedia áp dụng trên mọi bài viết. Bất kì thông tin nào không có nguồn dẫn đều sẽ bị nghi ngờ và xóa bỏ. Với các chủ đề mang tính học thuật, nguồn sử dụng nên là nguồn đã qua phản biện (peer review). Nguồn dẫn cần có giá trị thích đáng với thông tin, ví dụ các thông tin kỳ quặc, lạ lùng cần có nguồn rất mạnh để kiểm chứng. Nếu bạn không chắc chắn về chất lượng của nguồn dẫn, hay tham khảo kĩ Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy, và nếu sau đó bạn vẫn còn thắc mắc, hãy đặt câu hỏi tại Bàn giúp đỡ.

Chú ý: Bài viết Wikipedia không được coi là nguồn dẫn tin cậy (mặc dù bạn có thể sử dụng nguồn dẫn có sẵn bên trong các bài viết đó).


Nguồn dẫn tốt

  1. Là nguồn có uy tín về độ tin cậy của nó, hay nói theo ngôn ngữ Wikipedia thì đó là Nguồn đáng tin cậy
  2. Là nguồn độc lập với đối tượng của bài viết
  3. Là nguồn kiểm chứng được bởi các thành viên khác của Wikipedia

Nếu bài viết của bạn không có nguồn dẫn đáng tin cậy, chúng sẽ bị liệt vào dạng bài viết chất lượng kém và rất có thể sẽ bị xóa bỏ.


Bạn đã có những nguồn dẫn tốt cho bài viết?