Witherit là một khoáng vật cacbonat bari, có công thức hóa học BaCO3, thuộc nhóm aragonit.[1] Witherit kết tinh theo hệ thoi.[1]

Witherite
Witherit trong hốc đá (kích thước: 4,9 x 3,7 x 3,2 cm)
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật cacbonat
Công thức hóa họcBaCO3
Phân loại Strunz05.AB.15
Hệ tinh thểthoi
Nhóm không giantháp đôi trực thoi (2/m 2/m 2/m)
Ô đơn vịa = 5.31 Å, b = 8.9 Å, c = 6.43 Å; Z = 4
Nhận dạng
Màukhông màu, trắng, xám nhạt, có thể vàng nhạt, nâu nhạt, hoặc lục nhạt
Dạng thường tinh thểtinh thể trục, sợi kim, hạt, khối.
Song tinhtrên {110}, universal
Cát khaitồn tại trên {010}, kém trên {110}, {012}
Vết vỡbán vỏ sò
Độ cứng Mohs3,0 - 3,5
Ánhthủy tinh, nhựa trên vết vỡ
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờbán trong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng4,3
Thuộc tính quanghai trục (-)
Chiết suấtnα = 1.529 nβ = 1.676 nγ = 1.677
Khúc xạ képδ = 0.148
Góc 2Vđo: 16°, tính: 8°
Tán sắcyếu
Huỳnh quanghuỳnh quang và lân quang, UV ngắn =trắng xanh, UV dài=trắng xanh
Tham chiếu[1][2][3]

Nguy hiểm đến sức khỏe

sửa

Nhà tự nhiên học thế kỷ 18, Dr. Leigh ghi nhận những ảnh hưởng chết người của nó sau khi có cái chết của vợ và con của một người nông dân. James Watt Jnr. đã thí nghiệm với khoáng vật này trên động vật và ông đã ghi nhận những đặc điểm gây chết tương tự.[4] Cho đến thế kỷ 18, những người nông dân ở Anglezarke đã sử dụng khoáng vật làm thuốc diệt chuột.[5]

Dùng trong công nghiệp

sửa

Witherit đã được dùng làm tăng độ cứng của thép, và làm chất kết dính, thủy tinh, xà phòng, thuốc nhuộm và chất nổ.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Witherite mindat.org
  2. ^ Handbook of Mineralogy
  3. ^ Webmineral data
  4. ^ Watt, James Jr. (1789). Memoirs and Proceedings of the Manchester Philosophical Society. tr. 598.
  5. ^ The Mining Magazine, March 1963, Vol 108, pages 133–139
  6. ^ 'Looking Back' p10 Hexham Courant ngày 10 tháng 1 năm 2014 featuring a photograph of Settlingstones miners in 1905

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Witherite tại Wikimedia Commons