Woodrow Wilson
Thomas Woodrow Wilson (28 tháng 12 năm 1856–3 tháng 2 năm 1924), là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28. Là một người mộ đạo Giáo hội Trưởng Lão và là nhà trí thức hàng đầu của Thời kỳ tiến bộ, ông đã làm chủ tịch của Đại học Princeton và sau đó là một thống đốc cải tổ của tiểu bang New Jersey năm 1910. Với sự kiện Theodore Roosevelt và William Howard Taft chia nhau phiếu bầu của Đảng Cộng hòa, Wilson đã được bầu làm tổng thống thuộc Đảng Dân chủ vào năm 1912. Ông đã tỏ ra thành công lớn trong việc lãnh đạo Quốc hội với phe Dân chủ đa số để thông qua các đạo luật và các văn kiện pháp lý quan trọng, bao gồm Ủy ban Thương mại Liên bang, Luật Chống độc quyền Clayton, Luật Underwood, Luật Vay mượn nông trại Liên bang và nổi bật nhất là Hệ thống Dự trữ Liên bang.
Woodrow Wilson | |
---|---|
![]() | |
![]() Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ | |
Nhiệm kỳ 4 tháng 3 năm 1913 – 4 tháng 3 năm 1921 8 năm, 0 ngày | |
Phó Tổng thống | Thomas R. Marshall |
Tiền nhiệm | William Howard Taft |
Kế nhiệm | Warren G. Harding |
Thống đốc thứ 34 của New Jersey | |
Nhiệm kỳ 17 tháng 1 năm 1911 – 1 tháng 3 năm 1913 2 năm, 43 ngày | |
Tiền nhiệm | John Fort |
Kế nhiệm | James Fielder (Quyền) |
Chủ tịch thứ 13 của Đại học Princeton | |
Nhiệm kỳ 1902 – 1910 | |
Tiền nhiệm | Francis Patton |
Kế nhiệm | John Aikman Stewart (Quyền) |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Thomas Woodrow Wilson 28 tháng 12 năm 1856 Staunton, Virginia, Hoa Kỳ |
Mất | 3 tháng 2 năm 1924 (67 tuổi) Washington, D.C., Hoa Kỳ |
Nơi an nghỉ | Nhà thờ Quốc gia Washington |
Đảng chính trị | Đảng Dân chủ |
Phối ngẫu | |
Con cái | Margaret, Jessie, và Eleanor |
Giáo dục | |
Nhiệm vụ | |
Tặng thưởng | Giải Nobel Hoà bình |
Chữ ký | ![]() |
Được bầu lại với tỷ lệ sít sao vào năm 1916, nhiệm kỳ thứ hai của ông tập trung vào đệ nhất thế chiến. Ông đã cố gắng thương lượng hòa bình ở Âu châu, nhưng khi Đức bắt đầu chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, ông bắt đầu viết nhiều công hàm tới Đức. Ông đã kêu gọi Quốc hội Mỹ tuyên chiến khi các yếu tố dẫn đến một quyết định có lợi cho việc Mỹ tham chiến đã được tập hợp. Bỏ qua các sự việc quân sự, ông tập trung vào lĩnh vực ngoại giao và tài chính. Ở mặt trận đối nội, ông bắt đầu chế độ quân dịch hiệu quả vào năm 1917, thu được hàng tỷ Đô la thông qua các khoản vay tự do, áp dụng thuế thu nhập, thiết lập Ban các ngành chiến tranh, tăng cường sự phát triển của công đoàn lao động, giám sát nông nghiệp và sản xuất thực phẩm thông qua Luật Lever, kiểm soát đường ray, đàn áp các phong trào phản chiến. Ông ít để ý đến công tác binh bị nhưng đã cung ứng quỹ và lương thực góp phần giúp Đồng Minh giành chiến thắng năm 1918.
Cuối cuộc chiến, ông đã đàm phán riêng với Đức, đặc biệt là Mười bốn Điểm của Woodrow Wilson và hiệp ước đình chiến.[1] Ông đã đến Paris năm 1919 để thành lập nên Hội Quốc Liên và định hình nên Hiệp ước Versailles, với sự chú ý đặc biệt đến việc thành lập các tân quốc gia từ các đế quốc đã hết tồn tại. Wilson qua đời vì đột quỵ vào năm 1924, và trong nước đã dấy lên các cuộc bạo động chủng tộc và biểu tình hàng loạt và sự thịnh vượng thời chiến tranh trở thành tình trạng đình đốn thời hậu chiến. Ông đã từ chối thỏa hiệp với phe Cộng hòa kiểm soát Quốc hội sau năm 1918, trên thực tế đã hủy bỏ cơ may phê chuẩn Hiệp ước Versailles. Hội Quốc Liên vẫn đi vào hoạt động nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ gia nhập hội này. Chủ nghĩa quốc tế lý tưởng hóa của Wilson trong bối cảnh Hoa Kỳ tham gia vào sân khấu thế giới đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ và tự do đã là một quan điểm gây tranh cãi cao trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, tạo ra một mô hình cho "những người lý tưởng hóa" ganh đua với "những người hiện thực hóa" bác bỏ trong thời gian sau.
Tham khảoSửa đổi
- ^ Preclík, Vratislav. Masaryk a legie (Masaryk and legions), váz. kniha, 219 pages, first issue vydalo nakladatelství Paris Karviná, Žižkova 2379 (734 01 Karviná - Mizerov, Czech Republic) ve spolupráci s Masarykovým demokratickým hnutím (in association with the Masaryk Democratic Movement, Prague), 2019, ISBN 978-80-87173-47-3, pages 36 - 39, 41 - 42, 106 - 107, 111-112, 124–125, 128, 129, 132, 140–148, 184–199.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Woodrow Wilson. |