Yếu tố đông máu VIII

Yếu tố đông máu VIII là một loại thuốc được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chảy máu ở những người bị bệnh hemophilia A và các nguyên nhân khác làm cho yếu tố VIII thấp.[2][3] Một số dạng chế phẩm được sử dụng ở những người mắc bệnh von Willebrand.[3] Chúng được tiêm chậm vào tĩnh mạch.[2]

Yếu tố đông máu VIII
Hình minh họa yếu tố đông máu VIII
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiAafact, octocog alfa, tên khác[1]
Dược đồ sử dụngTiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Các định danh
ChemSpider

Các tác dụng phụ có thể kể đến như đỏ bừng mặt, khó thở, sốt và ly giải hồng cầu.[2][3] Phản ứng dị ứng: sốc phản vệ. Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong khi mang thai không rõ ràng.[4] Yếu tố VIII tinh khiết nồng độ cao được tách chiết từ huyết tương người.[3] Một phiên bản tái tổ hợp cũng có sẵn.[2] Cơ thể khi nhận thuốc sẽ tạo ra kháng thể kháng yếu tố VIII nên làm cho thuốc này kém hiệu quả hơn.[4]

Yếu tố đông máu VIII lần đầu tiên được xác định vào những năm 1940 và trở thành thuốc có sẵn trong những năm 1960.[5][6] Yếu tố tái tổ hợp VIII lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 và được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1992.[7][8] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[9] Giá cả bán buôn ở các nước đang phát triển từ khoảng 119,61 đến 497,50 USD/chai 500 IU.[10]

Chú thích sửa

  1. ^ “Coagulation Factor VIII, Human - Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b c d WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 259–260. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b c d British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 171. ISBN 9780857111562.
  4. ^ a b “Alphanate - Summary of Product Characteristics (SPC) - (eMC)”. www.medicines.org.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ Potts, D. M. Queen Victoria's Gene: Haemophilia and the Royal Family (bằng tiếng Anh). The History Press. tr. Chapter five. ISBN 9780752471969. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Sibinga, Cees Smit; Das, P. C.; Overby, L. R. (2012). Biotechnology in blood transfusion: Proceedings of the Twelfth Annual Symposium on Blood Transfusion, Groningen 1987, organized by the Red Cross Blood Bank Groningen-Drenthe (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 224. ISBN 9781461317616. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ Buckel, P. (2012). Recombinant Protein Drugs (bằng tiếng Anh). Birkhäuser. tr. 79. ISBN 9783034883467. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Hillyer, Christopher D. Blood Banking and Transfusion Medicine: Basic Principles & Practice (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 353. ISBN 0443069816. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Factor Viii”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.