Zimmermannsches Kaffeehaus

quán cà phê của Gottfried Zimmermann ở Leipzig

Quán cà phê Zimmermann, tiếng Đức là Zimmermannsches Kaffeehaus, là một quán cà phê của Gottfried Zimmermann ở Leipzig, nơi làm tiền đề cho các buổi công diễn đầu tiên của nhiều cantata thế tục của Bach, ví dụ như Cantata cà phê và các tác phẩm khí nhạc khác.

Café Zimmermann, chi tiết từ bản khắc của Johann George Schreiber (de), k. 1720

Năm 1723, Bach chuyển đến Leipzig, và nơi đây đây là quán cà phê lớn nhất và hiện đại nhất ở Leipzig, cũng là trung tâm dành cho tầng lớp trung lưu và quý ông thường lui tới. Trong khi phụ nữ bị cấm lui tới các quán cà phê, họ có thể tham dự các buổi hòa nhạc cộng đồng tại đây của chủ quán Zimmermann.[1][2] Quán cà phê nằm ở số 14 phố Katharinenstrasse, khi đó là con phố sang trọng nhất của Leipzig, nối con phố Brühl với một khu chợ. Tên của con phố được lấy từ Nhà nguyện Thánh Catherine cũ đã bị phá dỡ vào năm 1544. Vào thời của Telemann và Bach thì chỉ còn lại tên đường được nhớ tới.[3] Trong những tháng mùa hè, Zimmermann cũng điều hành một khu vườn cà phê ngoài trời ở Grimmaischer Steinweg (de) bên ngoài tường thành, gần Cửa Đông.[4]

Tòa nhà được thiết kế theo phong cách Baroque bốn tầng rưỡi được Doering xây dựng vào khoảng năm 1715. Kiến trúc của toà nhà bao gồm hai phòng liền kề, một phòng khoảng 8 nhân 10 mét (26 ft × 33 ft), phòng còn lại khoảng 5,5 nhân 10 mét (18 ft × 33 ft). Toàn bộ công trình đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của quân Đồng minh vào Leipzig vào tháng 12 năm 1943.[5]

Biểu diễn âm nhạc sửa

Từ năm 1720, quán cà phê tổ chức Collegium Musicum (một loại hình tổ chức âm nhạc) do Georg Philipp Telemann thành lập khi còn là sinh viên ngành luật vào năm 1702.[6] Sau đó nơi đây được chỉ đạo bởi Johann Sebastian Bach trong khoảng thời gian từ 1729 đến 1741, với thời gian gián đoạn năm 1737 và 1739 trong khi học trò cũ của ông là Carl Gotthelf Gerlach thay thế Bach. Các buổi hòa nhạc do Bach chỉ huy kéo dài khoảng hai giờ bao gồm các vở opera, nhạc thính phòng, cantata thế tục của Đức và Ý cùng các tác phẩm cho dàn nhạc.[7] Zimmermann không thu phí Collegium Musicum khi tổ chức các buổi hòa nhạc của họ, cũng như khán giả không phải trả phí mà thay vào đó chi phí thuê của Zimmermann được hoàn trả bằng việc bán cà phê.[8] Nơi đây không còn tổ chức các buổi hoà nhạc sau khi Zimmermann qua đời vào năm 1741.

Một nhóm nhạc thính phòng cổ điển đến từ Pháp đã lấy tên đặt theo quán cà phê này.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Schweigt stille, plaudert nicht”. bach-cantatas.com. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ “Zimmermann's Coffeehouse and Garden”. Early Music Vancouver (bằng tiếng Anh). 20 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Wolfgang Hocquél (de); Peter Franke (1998). Leipzig. Stadtansichten. p. 59. "Die Katharinenstraße hat ihren Namen von der mittelalterlichen Katharinen-Kapelle erhalten, die sich einst an der Ostecke Brühl/Katharinenstraße 24 befunden hat und im Zuge der Reformation im Jahre 1544 abgebrochen wurde."
  4. ^ Stauffer, George B. (2008). “Music for "Cavaliers et Dames": Bach and the Repertoire of His Collegium Musicum”. Trong Butler, Gregory G.; Stauffer, George B.; Greer, Mary Galton (biên tập). About Bach. University of Illinois Press. tr. 135–156. ISBN 0-252-03344-2.
  5. ^ George B. Stauffer, "Civic Life and Secular Music Making, Leipzig: a Cosmopolitan Trade Centre" in Music and Society: The Late Baroque Era, From 1680s to 1770 (Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall, 1993
  6. ^ Bruce Haynes – The eloquent oboe: a history of the hautboy 1640–1760, p. 364 (2001) "Telemann became director in 1702, and members of the Collegium Musicum he founded in that year supplied many of the musicians. The Collegium Musicum was one of a number of concert series in Leipzig, a city with a large music-loving [population]."
  7. ^ Kelly, Thomas Forrest (2012). Music Then and Now. Harvard University. tr. 154–155.
  8. ^ Iso Camartin, Bin ich Europäer?: Eine Tauglichkeitsprüfung, pp. 75, 2006. "Gottfried Zimmermann war ein Kaffeehausbesitzer, der seine Räumlichkeiten von 1720 bis zu seinem Tod 1741 gern den musikalischen Ensembles der Stadt zur Verfügung stellte. Die Zuhörer bezahlten keinen Eintritt, sie tranken dafür Kaffee."