Đạo đức kinh doanh của người Do Thái

Đạo đức kinh doanh của người Do Thái (Jewish business ethics) là một hình thức đạo đức Do Thái được áp dụng để xem xét điều chỉnh các vấn đề đạo đức nảy sinh trong môi trường kinh doanh hay đạo đức kinh doanh. Theo truyền thống, người Do Thái được dạy dỗ cách kinh doanh một cách trung thực và đạo đức. Nền tảng đạo đức kinh doanh của người Do Thái được ghi nhận trong Kinh Torah với hơn 100 Mitzvot liên quan đến Kashrut (sự hợp quy) về tiền bạc của một người, trên thực tế, còn nhiều hơn nữa so với luật lệ Kashrut trong việc ăn uống[1]. Do đó, chủ đề đạo đức kinh doanh nhận được sự quan tâm có chiều sâu trong văn học Rabbinic, cả từ quan điểm đạo đức (phong trào Mussar) và quan điểm pháp lý (Halakha).

Thánh thư Talmud một bộ cổ thư của người Do Thái có đề cập đến các lề luật về đạo đức kinh doanh

Sức hút tổng quát mà đạo đức kinh doanh được xem xét trong tư tưởng của người Do Thái được minh họa bằng câu nói được trích dẫn nhiều lần[2] tại Talmud Shabbat[3] rằng trong Kiếp sau, khi ngày phán xét đến thì câu hỏi đầu tiên được cật vấn là "liệu bạn có trung thực trong kinh doanh không?". Tương tự, hình phạt phải nhận đối với hành vi kinh doanh không trung thực được coi là nghiêm khắc hơn các loại tội lỗi khác[4]. Các tổ chức bao gồm Đại học Harvard[5], cao đẳng Brooklyn College[6], và Học viện Do Thái Rohr đều có các khóa học giảng dạy về Đạo đức kinh doanh của người Do Thái cho sinh viên và các chuyên gia[7][8][9][10][11][12][13][14][15]. Trong văn hóa Do Thái thì người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi được, dân Do Thái chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, cùng nhau làm giàu nơi xứ người.

Dẫn luận sửa

 
Một thương gia người Do Thái Ashkenazi da trắng mắt xanh
 
Một doanh nhân Do Thái da trắng

Đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc, rất chú trọng nguyên tắc làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có. Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có”. Cựu Ước có chép: “Vàng ở xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có. Khái niệm tài sản xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc” (Genesis 13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật. Những người xuất thân gia đình giàu như Jacob, Saul, David đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, tài năng, lập công và trở thành lãnh đạo, vua chúa[16].

Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác, nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo nên cộng đồng Do Thái hay giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ. Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận vì người giàu có trách nhiệm không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Người Do Thái dù sống lưu vong các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ như buôn bán, dành dụm tiền để cho vay lãi. Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh như[17]:

  • Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà đẻ ra trứng;
  • Bán nhiều lãi ít tức là bán ba cái (lãi) chỉ bằng bán một cái;
  • Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;
  • Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
  • Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; keo kiệt chỉ làm nghèo đi;
  • Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
  • Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền.

Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái, họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và dân họ, họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan như tiệm cầm đồcho vay lãi nặng là sáng tạo độc đáo của người Do Thái, sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào. Người Do Thái có bản năng kiếm tiền và làm cho tiền đẻ ra tiền, chính là thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay. Sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý do khiến người Do Thái bị chê bai. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị đập phá. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.Karl Marx từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái[18].

Tham khảo sửa

  • You Shall Strengthen Them: A Rabbinic Letter on the Poor, Elliot N. Dorff with Lee Paskind, The Rabbinical Assembly, NY
  • The Business Bible: 10 New Commandments for Bringing Spirituality & ethical values into the workplace, Wayne Dosick, Jewish Lights Publishing
  • Free Enterprise and Jewish Law: Aspects of Jewish Business Ethics, Aaron Levine, Ktav Publishing House, 1980. ISBN 0-87068-702-6
  • Case Studies in Jewish Business Ethics, Aaron Levine, Ktav Publishing House, 1999. ISBN 0-88125-664-1
  • Business Halachah: A Practical Halachic Guide To Modern Business, Ari Marburger, Mesorah Publications, 2008. ISBN 1422605477.
  • The Jewish Ethicist, Asher Meir, Ktav Publishing House, 2005. ISBN 0-88125-809-1
  • Business Ethics: A Jewish Perspective, Moses L. Pava, Ktav Publishing House, 1997. ISBN 0-88125-582-3
  • The Challenge of Wealth, Meir Tamari, Jason Aronson Inc., 1995. ISBN 1-56821-280-1
  • With All Your Possessions: Jewish Ethics and Economic Life, Meir Tamari, Free Press, 1987. ISBN 0-02-932150-6
  • Al Chet: Sins in the marketplace, Meir Tamari, Jason Aronson, 1986. ISBN 1-56821-906-7
  • Torah Guide for the Businessman, S. Wagschal, Philipp Feldheim Inc, 1990. ISBN 1-58330-139-9
  • Money: A Practical Halachic Guide for Business and the Home, S. Wagschal, Judaica Press, 2010. ISBN 160763032X
  • Pava, M. (24 tháng 10 năm 2011). Jewish Ethics in a Post-Madoff World: A Case for Optimism (bằng tiếng Anh). Springer. ISBN 978-0-230-33957-6.

Chú thích sửa

  1. ^ Dr. Meir Tamari The Challenge of Wealth - Introduction Lưu trữ 2014-02-24 tại Wayback Machine
  2. ^ Mentioned, for example, in the popular Halachik work Kitzur Shulchan Aruch (ch 62 Lưu trữ 2012-03-23 tại Wayback Machine).
  3. ^ Talmud 31a
  4. ^ Maimonides, Mishneh Torah, Hilchos Genevah 7:12
  5. ^ “Jewish Law and Marketplace Ethics”. BUSINESS ACROSS RELIGIOUS TRADITIONS, Harvard Divinity School. 31 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023. The legal dimension of the Jewish religious tradition emerged as an all-encompassing system of law that did not conceive of anything outside its purview. Thus, the tradition is replete with reflections on, and regulations governing, business practices of all kinds, from the credit markets to the labor markets. This discussion focused on a passage of Talmud—the primary source of almost all Jewish law—that deals with many aspects of unjust enrichment and ill-gotten gains. In the process, participants learned about the tradition's views on pricing, interest, wages, and the ethics of the marketplace more generally. The seminar also afforded the opportunity to focus on the patterns of reasoning that produce some startling conclusions. This led, in turn, to a broader conversation regarding the religious framework for regulating human behavior and its effectiveness (or lack of same).
  6. ^ Friedman, Hershey H. “Business Practices and the Jewish Tradition (Jud 20.5/Business 50.6)”. Brooklyn CUNY. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ “Jewish business ethics to be topic for course”. Toledo, Ohio: The Blade. 29 tháng 1 năm 2012. The recent failures in the financial industry have drastically changed the way we think about business," said Rabbi Yossi Shemtov, JLI instructor and rabbi at Toledo's Chabad House-Lubavitch. "At JLI, we deeply believe that business should be a force for good and that's why we're presenting students with timeless Talmudic insights into real-world ethical dilemmas.
  8. ^ “Economic crisis from a Jewish perspective”. The Naperville Sun (Chicago Tribune). The Sun - Naperville (IL). 27 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Money Matters has been developed by the Rohr Jewish Learning Institute and will be taught in 300 locations throughout the world
  9. ^ “Chabad plans courses on Judaism's relevance today, business ethics”. St. Louis Jewish Light. St. Louis, Missouri.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Faith Briefs”. Thousand Oaks, California: THE THOUSAND OAKS ACORN. J.Bee NP Publishing, Ltd. 26 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015. Chabad offers course on biz ethics The Rohr Jewish Learning Institute will present a new course, "Money Matters: Jewish Business Ethics,"
  11. ^ “Wisdom of the Ages for Today's Economic Dilemmas”. Jewish St Louis. Original Article at Jewishinstlouis.org. 23 tháng 1 năm 2012. Chabad 's Jewish Learning Institute (JLI) will be partnering with the Jewish Community Center to present a new accredited six-session course, Money Matters: Jewish Business Ethics
  12. ^ “Little Star students shine on big stage at Eltingville Jewish preschool performance”. Staten Island, New York: SILive.com., Advance Digital. Staten Island Advance. 20 tháng 1 năm 2012. The Rohr Jewish Learning Institute (JLI) will present a new course, "Money Matters: Jewish Business Ethics," led by Rabbi Shmuli Bendet of Chabad Lubavitch of Staten Island,
  13. ^ “Jewish Learning Institute presents course on business ethics”. San Francisco, California: San Francisco Jewish Community Publications Inc. Jewish News Weekly of Northern California. 19 tháng 1 năm 2012. Local chapters of the Jewish Learning Institute will present a six-part course, "Money Matters: Jewish Business Ethics," later this month.
  14. ^ Brackman, Benjy. “Capitalism, Socialism....Judaism?”. Boulder, Colorado. Boulder Jewish News. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014. one of JLI's (Jewish Learning Institute) most exciting courses, Money Matters.
  15. ^ “Chabad of East Boca Raton To Offer Business Ethics Course”. BOCA RATON, Florida. Boca News Now, A Division Of MetroDesk Media LLC. 9 tháng 1 năm 2012. The Rohr Jewish Learning Institute (JLI) will present the new course Money Matters: Jewish Business Ethics. Rabbi Ruvi New of Chabad of East Boca....Spanning a wide range of intriguing subjects, Money Matters discusses the personal ethics of bankruptcy and freeloading asking questions such as: After purchasing a ticket for a ball game, can you move to an unoccupied, higher-priced seat? If you ever have the money are you morally obliged to repay discharged debt? Questions regarding topics in social ethics such as living wages, insider trading, CEO compensation, and collective bargaining are also addressed.
  16. ^ Kinh Thánh và sự Thông minh của người Do thái
  17. ^ Kinh Thánh và sự Thông minh của người Do thái
  18. ^ Kinh Thánh và sự Thông minh của người Do thái