Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bánh đa đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 8:
Loại bánh đa đỏ tươi thường có chất lượng tốt hơn loại bánh đa đỏ khô khi dùng để chế biến các món ăn đặc trưng trong [[ẩm thực Hải Phòng]]. Lý do bởi vì bánh đa tươi có độ mềm, dẻo, dai và thơm mùi [[gạo]] mới trong khi loại bánh đa khô do để được lâu nên thường có mùi bột ẩm (càng để lâu càng nặng mùi), khi trần qua nước sôi thường bị bở, mất độ dai và hay vón cục (chỗ cứng chỗ mềm). Nói chung các quán ăn hay nhà hàng tại Hải Phòng thường sử dụng bánh đa tươi thay vì bánh đa khô để đảm bảo chất lượng tốt nhất của món ăn. Thực tế thì các món ăn có thể dùng bánh đa đỏ để chế biến đa dạng hơn cả các món ăn chế biến từ [[bánh phở]] (nếu không tính mức độ phổ biến). Không chỉ người Hải Phòng mà còn nhiều người địa phương khác cũng thích các món ăn chế biến từ bánh đa đỏ bởi hương vị, màu sắc, độ dai nhưng lại mềm dẻo rất đặc trưng của nó. Bánh đa đỏ có thể dùng chế biến (hoặc ăn kèm) trong các món ăn như [[bánh đa cua]] (cả cua đồng lẫn cua bể), canh bánh đa đỏ (tương tự như món [[bún tôm Hải Phòng]]), bánh đa đỏ trộn (tương tự như món miến trộn kiểu Hải Phòng), [[lẩu cua đồng]]... Cũng tùy cách chế biến mà bánh đa đỏ có thể được thái sợi to bản (như trong chế biến [[bánh đa cua]]) hoặc thái sợi nhỏ như sợi [[miến]]. Để bánh đa đỏ có độ mềm và dai vừa ý thì trước khi ăn, bánh đa nên được sơ chế qua hai công đoạn: ngâm bánh một lúc trong nước lạnh rồi trần qua nước sôi. Một điều đặc biệt ở bánh đa đỏ là loại bánh đa này rất thích hợp khi dùng để chế biến các món ăn có thành phần hải sản như [[tôm]], [[phân thứ bộ Cua|cua]]... Có thể một phần lý do bởi hương vị độc đáo của bánh đa đỏ đã át bớt mùi tanh đặc trưng của [[hải sản]].
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
[[Thể loại:Ẩm thực Hải Phòng]]