Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Shō Nei”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, General Fixes
n →‎Tiểu sử: AlphamaEditor, thêm ref thiếu nội dung, Excuted time: 00:00:28.1580000
Dòng 32:
Sau khi Hideyoshi chết vào năm 1598, và [[Tokugawa Ieyasu]] lên nắm quyền lực, Shō Nei được Satsuma hỏi về việc chính thức quy phục Mạc phủ mới song yêu cầu này cũng bị lờ đi.
 
Satsuma xâm lược Lưu Cầu vào năm 1609, và Shō Nei đã phải đầu hàng vào ngày 5 tháng 4 âm lịch.<ref name=Smits>Smits, Gregory (1999). ''Visions of Ryukyu: Identity and Ideology in Early-Modern Thought and Politics''. Honolulu: University of Hawai'i Press. pp15–19.</ref> Shō Nei bị bắt, cùng với một số quần thần khác đến [[Sunpu]] để gặp Mạc phủ đã lui về là [[Shōgun|Tướng Quân]] [[Tokugawa Ieyasu]], sau đó đến [[Edo]] để chính thức yết kiến Tướng Quân [[Tokugawa Hidetada]], và sau đó đến [[Kagoshima]], nơi ông bị buộc phải chính thức đầu hàng và tuyên một số lời thề với gia tộc Shimazu. Tại Edo, Tướng Quân nói rằng Shō Nei được phép duy trì quyền lực do lịch sử nắm quyền hòn đảo trong một thời gian dài của gia tộc mình.<ref name="Smits"/>
 
Điều này đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một nguyên thủ ngoại quốc đến Nhật Bản,<ref>Kerr. p160.</ref> và [[Shimazu Tadatsune]], lãnh chúa phiên Satsuma, chắc chắn đã tận dụng các biến động chính trị này để tạo cơ hội cho chính mình. Các hậu duệ của ông tiếp tục đuy trì vị thế là ''daimyō'' duy nhất có một vị vua ngoại quốc là chư hầu để bảo đảm cho mình vị thế chính trị, thu nhập và thứ hạng lớn hơn trong triều đình. Năm 1611, hai năm sau khi vương quốc bị xâm lược, nhà vua trở về thành [[Shuri, Okinawa|Shuri]] và nói rằng sẽ tôn trọng lời thề đã tuyên bố.
 
[[Tập tin:Stone sarcophagus of King Sho Nei.JPG|nhỏ|phải|200px|Thạch quách của vua Sho Nei]]
Mặc dù Satsuma ban đầu áp dụng một bàn tay sắt đối trong các chính sách đối với Lưu Cầu, và thanh trừng những quần thần được coi là không trung thành với Satsuma, năm 1616 cách tiếp cận này đã chấm dứt.<ref name="Smits"/> Phạm vi "Nhật hóa" thì diễn ra theo chiều ngược lại theo yêu cầu của Satsuma, và Shō Nei một lần nữa lại giành được vị trí đứng đầu chính thức trong vương quốc của mình. Trong giai đoạn còn lại của thời kỳ trị vì, Shō Nei tiếp tục trải qua các cạm bẫy quyền lực và thực thi quyền lực tối thượng của mình tại lãnh địa trong khuôn khổ phiên Satsuma.
 
Sau khi ông qua đời, Shō Nei không được chôn cất trong [[Tamaudun|lăng mộ vương tộc]] ở Shuri, mà là tại [[thành Urasoe]]. Tín ngưỡng dân gian nói rằng điều này là do ông đã bị thua trước cuộc xâm lược của Satsuma và cảm thất muôn phần hổ thẹn trước tổ tiên, và cảm thấy không thích hợp để được chôn cất cùng họ. Tuy nhiên, Shō Nei có nguồn gốc tại [[Urasoe, Okinawa|Urasoe]], và đây cũng có thể là một lý do.