Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử dịch máy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:07.1809633
Dòng 9:
== Những năm đầu tiên ==
 
Sang kỷ nguyên máy tính, dịch máy trở thành một lĩnh vực được đầu tư lớn và nghiên cứu sôi nổi. Những đề xuất đầu tiên của chương trình dịch tự động bằng máy tính được đưa ra bởi [[Warren Weaver]] vào tháng 7 năm 1949.<ref>{{chú thích web|url=http://ourworld.compuserve.com/homepages/WJHutchins/Weaver49.htm|title=Weaver memorandum|date=March 1949|archiveurl=https://web.archive.org/web/20061005232830/http://ourworld.compuserve.com/homepages/WJHutchins/Weaver49.htm|archivedate =2006- ngày 5 tháng 10-05 năm 2006}}</ref> Những đề xuất ban đầu này dựa trên lý thuyết thông tin và các phán đoán về nguyên lý cơ bản của mọi ngôn ngữ tự nhiên.
 
Một vài năm sau những đề xuất này, các nghiên cứu nghiêm chỉnh bắt đầu ở nhiều trường đại học trong nước Mỹ. Ngày 7 tháng 1 năm 1954, thử nghiệm Georgetown-IBM, lần trình diễn công khai đầu tiên của một hệ thống dịch máy, được tổ chức ở văn phòng của IBM ở New York. Thử nghiệm đã được giới truyền thông đón nhận và thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Mặc dù còn rất đơn giản, nó động viên khuyến khích những dự cảm tốt đẹp về dịch máy và kích thích dòng tiền đổ vào nghiên cứu, không chỉ trong nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Kết quả là trong những năm 1950 và 1960, nhiều hệ thống đã được cài đặt và hoạt động.
Dòng 27:
Sang đến thập niên 80 và đầu 90 của thế kỷ trước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính lớn và sau đó là vi tính, các hệ thống dịch máy ngày càng phát triển đa dạng. Các nghiên cứu được diễn ra ở nhiều nước khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là [[Nhật Bản]] với dự án máy tính thế hệ thứ năm.
 
Nghiên cứu trong những năm 1980 thường dựa vào dạng biểu diễn ngôn ngữ trung gian đa dạng bao gồm hình thái, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Cuối thập kỷ này, một làn sóng các phương pháp mới đã nổi lên. Một hệ thống được phát triển ở IBM dựa trên các phương pháp thống kê. [[Makoto Nagao]] và nhóm của ông sử dụng lượng lớn các bản dịch ví dụ, phương pháp này hiện nay được gọi là dịch dựa trên ví dụ. Đặc điểm chung của cả hai cách tiếp cận là sự thiếu vắng các luật ngữ pháp và ngữ nghĩa mà thay vào đó là việc xử lý những bộ ngữ liệu lớn.<ref>{{cite conference | last=Nagao | first=Makoto | title=A Framework of a Mechanical Translation Between Japanese and English by Analogy Principle | booktitle=Procedures Of the International NATO Symposium on Artificial and Human Intelligence | location=New York | date=1984 | publisher=Elsevier North-Holland, Inc. | pages=173–180 | isbn=0-444-86545-4 | url=http://mt-archive.info/Nagao-1984.pdf}}</ref><ref>{{chú thích web | url = http://www.aclweb.org/index.php?option=com_content&task=view&id=36&Itemid=30 | title = the Association for Computational Linguistics – 2003 ACL Lifetime Achievement Award | publisher = Association for Computational Linguistics | accessdate = 2010-03-ngày 10 tháng 3 năm 2010}}</ref>
 
Cũng trong thời gian này, được khích lệ bởi những thành công trong nhận dạng và tổng hợp tiếng nói, các nghiên cứu bắt đầu thâm nhập lãnh địa dịch tiếng nói với dự án [[Verbmobil]] của Đức.