Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8.7
Dòng 54:
Tại [[Hoa Kỳ|Mỹ]] đầu [[thập niên 1950]], các thế lực chống cộng cực đoan lên nắm quyền. Chỉ huy các cơ quan an ninh và tình báo (McCarthy và Hoover) thực hiện các chiến dịch [[chủ nghĩa chống cộng|chống cộng]] gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là đảng viên cộng sản hoặc ủng hộ [[chủ nghĩa cộng sản]]<ref>Schrecker, Ellen (2002). The Age of McCarthyism: A Brief History with Documents (2d ed.). Palgrave Macmillan. ISBN 0-312-29425-5. p. 63–64</ref><ref>Ellen Schrecker, THE AGE OF MCCARTHYISM: A BRIEF HISTORY WITH DOCUMENTS, [http://www.english.illinois.edu/maps/mccarthy/schrecker3.htm The State Steps In: Setting the Anti-Communist Agenda], trích "''These actions--most important the inauguration of an anti-Communist loyalty-security program for government employees in March 1947 and the initiation of criminal prosecutions against individual Communists--not only provided specific models for the rest of the nation but also enabled the government to disseminate its version of the Communist threat.''", Boston: St. Martin's Press, 1994</ref><ref>Ellen Schrecker, THE AGE OF MCCARTHYISM: A BRIEF HISTORY WITH DOCUMENTS, [http://www.english.illinois.edu/maps/mccarthy/schrecker3.htm The State Steps In: Setting the Anti-Communist Agenda], trích "''Communist defendants were arrested, handcuffed, fingerprinted, and often brought to their trials under guard if they were being held in jail for contempt or deportation.''", Boston: St. Martin's Press, 1994</ref>. Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với [[Đảng Cộng sản Hoa Kỳ|Đảng Cộng sản Mỹ]]. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt<ref>Schrecker, Ellen (1998). Many Are the Crimes: McCarthyism in America. Little, Brown. ISBN 0-316-77470-7. p. 4</ref>. [[Chính quyền liên bang Hoa Kỳ|Chính phủ Mỹ]] khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.<ref>Ellen Schrecker, THE AGE OF MCCARTHYISM: A BRIEF HISTORY WITH DOCUMENTS, [http://www.english.illinois.edu/maps/mccarthy/schrecker3.htm The State Steps In: Setting the Anti-Communist Agenda], trích "''The major trials of the period got enormous publicity and gave credibility to the notion that Communists threatened the nation's security.''", Boston: St. Martin's Press, 1994</ref>
 
Theo [[Chính quyền liên bang Hoa Kỳ|Chính phủ Mỹ]], sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố [[đế quốc]] đối với các thuộc địa cũ của họ. [[Chiến tranh Lạnh]] chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa được bù lại bằng mối quan tâm của họ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại châu Âu. Một số đồng minh [[NATO]] khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng [[thuộc địa]] sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm của họ, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu.<ref>[http://history.state.gov/milestones/1945-1952/AsiaandAfrica Decolonization of Asia and Africa, 1945-1960, Office of the Historian, Bureau of Public Affairs, United States Department of State] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20130524022108/http://history.state.gov/milestones/1945-1952/AsiaandAfrica |date=2013-05-24 }}, trích:"While the United States generally supported the concept of national self-determination, it also had strong ties to its European allies, who had imperial claims on their former colonies. The Cold War only served to complicate the U.S. position, as U.S. support for decolonization was offset by American concern over communist expansion and Soviet strategic ambitions in Europe. Several of the NATO allies asserted that their colonial possessions provided them with economic and military strength that would otherwise be lost to the alliance. Nearly all of the United States' European allies believed that after their recovery from World War II their colonies would finally provide the combination of raw materials and protected markets for finished goods that would cement the colonies to Europe."</ref>
 
Từ năm [[1943]], Washington đã có một số hành động ở [[Đông Nam Á]] nhằm chống lại quân Nhật đóng ở đây. Hồ Chí Minh nhận thấy Mỹ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực [[Thái Bình Dương]], ông đã làm tất cả để thiết lập mối quan hệ với Mỹ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp các tin tức tình báo cho Mỹ, tuyên truyền chống Nhật. Đổi lại, cơ quan tình báo Mỹ [[Cơ quan Tình báo chiến lược|O.S.S]] (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.<ref>Maurice Isserman, John Stewart Bowman (2003, 1992), ''Vietnam War'', trang 4-5, ISBN 0-8160-4937-8.</ref>
Dòng 62:
Hơn nữa, ngay từ năm [[1949]], sau khi [[Nội chiến Trung Quốc]] kết thúc, tiếp đó là [[chiến tranh Triều Tiên]] bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước [[Thế giới Ả Rập|Ả Rập]], giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản tại các nước [[thế giới thứ ba]]. Mỹ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở [[châu Âu]] sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Mỹ đưa ra [[Thuyết domino]], theo đó Mỹ cho rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ "bị đe dọa". Từ lập luận đó, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại [[Việt Minh]] (chỉ nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, trước năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được Liên Xô và Trung Quốc công nhận<ref>[http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ Thông tin cơ bản về các nước, khu vực và quan hệ với Việt Nam], Bộ Ngoại giao Việt Nam</ref> và cũng không nhận được sự hỗ trợ nào từ 2 nước này.
 
Sự cạnh tranh chiến tranh lạnh với Liên Xô là mối quan tâm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Truman và Eisenhower ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các đảng cộng sản được Liên Xô ủng hộ sẽ giành được quyền lực trong những quốc gia mới. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực kinh tế từ đồng minh của Mỹ. Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của [[Indonesia]] (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954) và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của [[Ai Cập]] (1952) và [[Iran]] (1951) đã khiến Mỹ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Mỹ đã sử dụng các gói cứu trợ, hỗ trợ kỹ thuật và đôi khi là cả can thiệp quân sự trực tiếp để hỗ trợ các lực lượng chống Cộng thân phương Tây tại các quốc gia mới độc lập ở [[thế giới thứ ba]].<ref>[{{Chú thích web |url=http://history.state.gov/milestones/1945-1952/AsiaandAfrica |ngày truy cập=2013-05-21 |tựa đề=Decolonization of Asia and Africa, 1945-1960, Office of the Historian, Bureau of Public Affairs, United States Department of State] |archive-date=2013-05-24 |archive-url=https://web.archive.org/web/20130524022108/http://history.state.gov/milestones/1945-1952/AsiaandAfrica |url-status=dead }}</ref>
 
Để thi hành chính sách chống cộng, [[Hoa Kỳ|Mỹ]] lập ra nhiều tổ chức quân sự liên quốc gia như ([[NATO]], CENTO, [[Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á|SEATO]]), các tổ chức và hiệp ước phòng thủ song phương và khu vực. Bên cạnh đó là một hệ thống [[căn cứ quân sự]] dày đặc để bao vây các nước Xã hội chủ nghĩa. Tại những khu vực có tính địa chiến lược cao, Mỹ sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự, thậm chí khi chưa có sự đồng ý của [[Liên Hợp Quốc]] như Việt Nam, Lào, Campuchia (1954<span>–</span>1975), Cuba (1961), Dominica (1965). Mặc dù thất bại tại nhiều nơi đặc biệt là ở Việt Nam, Lào, Cuba nhưng Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách này nhưng với những hình thức khác. Từ [[thập niên 1980]], Mỹ chuyển sang chính sách "Vượt lên ngăn chặn", có nghĩa là can thiệp trực tiếp vào nội bộ các nước Xã hội chủ nghĩa<ref>[http://nghiencuuquocte.org/2015/12/05/chinh-sach-ngan-chan-containment-policy/ Chính sách ngăn chặn (Containment policy)Nghiên cứu quốc tế<!-- Bot generated title -->]</ref>.
Dòng 386:
Năm 1990, đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]] chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của [[chiến dịch Mậu Thân]]: ''"Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ".''<ref>{{Chú thích web|url=http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dai-tuong-vo-nguyen-giap-nguoi-thuc-thoi-143399.html|tiêu đề=Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người thức thời|ngày tháng=10/05/2013|website=Báo điện tử Vietnamnet|tác giả 1=Đình Ngân (tổng hợp theo New York Times)}}</ref>
 
Trong thực tế vào tháng 1 năm 1968, tình báo của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của Quân Giải phóng. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. [[William Westmoreland]], tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị và [[Khe Sanh]].<ref>{{Chú thích web | url = http://web.archive.org/web/20070706222856/http://vietnamnet.vn/psks/2007/10/748985/ | tiêu đề = VietNamNet | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 17 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = | archive-date = 2007-07-06 | archive-url = https://web.archive.org/web/20070706222856/http://vietnamnet.vn/psks/2007/10/748985/ | url-status = live }}</ref> Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này.
 
[[Tập tin:Moods, President Lyndon B. Johnson, Secretary of Defense Robert McNamara in Cabinet Room meeting - NARA - 192612.tif|nhỏ|250px|trái|Vẻ thất thần của Tổng thống Mỹ [[Lyndon B. Johnson]] và Bộ trưởng Quốc phòng [[Robert McNamara]]. Ảnh chụp ngày 7 tháng 2 năm 1968]]