Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Đã cứu 4 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.2
Dòng 91:
Trong chính quyền thuộc địa, tri thức, tài năng, đạo đức không được xem trọng bằng sự trung thành và phục tùng đối với người Pháp. Thuật lãnh đạo không được truyền lại, khả năng lãnh đạo quốc gia của người Việt bị thui chột, đạo đức và năng lực của giới công chức nhà nước người Việt suy đồi. Người Pháp không có ý định trao trả độc lập cho người Việt nên họ không đào tạo một tầng lớp tinh hoa người Việt đủ sức lãnh đạo, quản trị quốc gia.<ref name="chinhde2"/> Đa số người Việt thiếu trưởng thành về mặt chính trị do bị loại ra khỏi đời sống chính trị quốc gia cùng chính sách ngu dân của người Pháp<ref>Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 96-100</ref>. Nhà vua mất vai trò là người quyết định và giám sát tối cao mọi hoạt động nhà nước còn người Pháp không có những biện pháp hữu hiệu chống tệ quan liêu, tham nhũng, cường hào ác bá<ref>Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 67-73</ref>.
 
Người dân thuộc địa mất liên kết với nhà nước, bất mãn với cách cai trị của người Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Chỉ 1 nhóm nhỏ quan chức tham nhũng trục lợi bằng cách phục vụ cho Pháp cảm thấy thỏa mãn còn đa số dân chúng thuộc mọi tầng lớp cả viên chức nhà nước cũng như người bản xứ đều bất mãn. Người Việt không thể hy vọng vào những cải cách của người Pháp cũng như không thể giành quyền tự trị bằng các biện pháp hợp pháp. Người Việt nhận thức rằng chế độ thuộc địa không thể cải cách mà chỉ có thể dùng bạo lực lật đổ. Họ không thấy một tương lai nào cho bản thân và đất nước ngoài việc làm cách mạng giành độc lập để mở ra con đường phát triển quốc gia.<ref>Paris - Saigon - Hanoi, trang 48-49, Philippe Devillers, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2003</ref> Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống Pháp phát triển mạnh.<ref>Phong trào cách mạng ở Đông Dương, Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 227-233</ref> Trong bối cảnh đó, những tư tưởng cách mạng du nhập từ phương Tây, được phổ biến rộng rãi thông qua sự truyền bá của chủ nghĩa cộng sản cũng như qua hệ thống giáo dục của người Pháp<ref>[http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=6945&rb= Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20210918052910/http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=6945&rb= |date=2021-09-18 }}, Nguyễn Kiến Giang, talawas</ref>.
 
Trong suốt thời kỳ từ khi [[Pháp]] bắt đầu xâm chiếm [[Việt Nam]], đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống [[Pháp]] do vua, quan, sỹ phu hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại. Năm [[1927]], những người Việt cấp tiến đã thành lập [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] (giống [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Trung Hoa Quốc dân Đảng]]). Đến năm [[1930]], sau khi cuộc [[khởi nghĩa Yên Bái]] thất bại, Việt Nam Quốc dân Đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, những người Việt theo [[chủ nghĩa Marx-Lenin]] thành lập [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]], nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của [[Pháp]] khi bùng nổ cao trào cách mạng năm [[1930]]-[[1931]] mặc dù tổ chức của họ thân thiện với [[Mặt trận Bình dân (Pháp)|Mặt trận Bình dân]] trong chính quyền [[Pháp]] (khi [[Mặt trận Bình dân (Pháp)|Mặt trận Bình dân]] nắm quyền tại [[Pháp]] đã ân xá các tù nhân chính trị).
Dòng 187:
[[Tháng năm|Tháng 5]] năm [[1945]], các thành viên của các đảng [[Đại Việt Quốc dân Đảng]], [[Đại Việt Dân chính Đảng]] thân Nhật và [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] (Việt Quốc) gặp nhau tại Trung Quốc để thành lập 1 liên minh đặc biệt nhằm phối hợp hoạt động giữa các nhóm trong nước và nhóm lưu vong trong trường hợp Trung Quốc đưa quân vào Đông Dương. Đại Việt Dân chính Đảng sáp nhập vào Việt Nam Quốc dân Đảng. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng vào [[Tháng tám|tháng 8]] năm [[1945]], ở Việt Nam chỉ có lực lượng vũ trang của Đại Việt còn lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn còn ở Trung Quốc. Ngày [[17 tháng 8]] năm [[1945]], [[Trương Tử Anh]], Đảng trưởng Đại Việt Quốc dân Đảng, dẫn đầu 1 đơn vị 250 người hành quân vào Hà Nội. Tuy nhiên ngày [[19 tháng 8]] năm [[1945]], lực lượng này đã không ngăn cản Việt Minh cướp chính quyền của phát xít Nhật tại Hà Nội. Tối hôm đó, các đảng viên Đại Việt và Việt Quốc tổ chức họp nhưng không thống nhất được kế hoạch chống Việt Minh giành chính quyền. Các đơn vị khác của Đại Việt ở các tỉnh không thể tiến về Hà Nội do lũ sông Hồng. Quân đội của Đại Việt rút về phía Đông và phía Tây Hà Nội chờ diễn biến tình hình.<ref>David G. Marr, [http://books.google.com.vn/books?id=Y0TBgbhSYuEC&pg=PA406&lpg=PA406&dq=It+was+the+competition+for+recruits,+donations,+and+Chinese+patronage&source=bl&ots=YdNcmFcmBE&sig=UwF4_R_ZfosPP3tgVTx3SGKLJIY&hl=vi&sa=X&ei=lvtBVOShNobOmwXrn4G4Bg&ved=0CCIQ6AEwAA#v=onepage&q=It%20was%20the%20competition%20for%20recruits%2C%20donations%2C%20and%20Chinese%20patronage&f=false Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946)], page 406 - 407, California: University of California Press, 2013</ref>
 
Tại Huế, Chính phủ Đế quốc Việt Nam đồng loạt từ chức và chuyển giao quyền lực cho phong trào Việt Minh. Theo lời thuật của [[Phan Anh]], Bộ trưởng Bộ Thanh niên thì ''"với tư cách bộ trưởng, chúng tôi trăm phần trăm ủng hộ Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]]. Tất cả, kể cả Thủ tướng Trần Trọng Kim, đã có sự nhất trí toàn vẹn, sâu sắc về sự chuyển tiếp ấy."''<ref name="PhanAnh">Phan Anh trả lời sử gia Na Uy Stein Tonnesson. Dẫn lại bởi Phạm Cao Dương trong bài viết trên [http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11249&rb=0302 Tạp chí Khởi Hành số 129, tháng 7.2007, tr. 26-28] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20140515180203/http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11249&rb=0302 |date=2014-05-15 }}</ref>
 
Sáng ngày [[23 tháng 8]] năm [[1945]], 2 phái viên của Việt Minh là [[Trần Huy Liệu]] và [[Huy Cận|Cù Huy Cận]] đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày [[25 tháng 8]] năm [[1945]], Bảo Đại đã đọc [[Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại|Tuyên ngôn Thoái vị]] trước hàng ngàn người tụ họp trước [[cửa Ngọ Môn]] và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông [[Trần Huy Liệu]]. Ông thoái vị với lý do "''Hạnh phúc của dân Việt Nam, độc lập của nước Việt Nam, muốn đạt mục đích ấy, Trẫm đã sẵn sàng hy sinh hết tất cả mọi phương diện, và cũng vì mục đích ấy nên Trẫm muốn sự hy sinh của Trẫm phải có lợi cho Tổ quốc. Xét thấy điều bổ ích nhất cho Tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng trong giờ nghiêm trọng này rằng đoàn kết là sống mà chia rẽ là chết. Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc bộ lên quá cao, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi Quốc hội thì không thể nào tránh khỏi nạn Nam Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân lại thuận tiện cho người ngoài lợi dụng, cho nên mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao Liệt Thánh vào sinh ra tử trong gần bốn trăm năm để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hóa đến Hà Tiên, mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua trong hai mươi năm mới gần gũi quốc dân được mấy tháng chưa làm được gì ích lợi cho quốc dân như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một Chính phủ dân chủ Cộng hòa...''". Ông cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "''Đối với các đảng phái đã từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia, nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng Chính phủ dân chủ cộng hòa nước ta đã xây đắp ở trên sự đoàn kết của toàn thể nhân dân.''". Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản [[Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại|Tuyên ngôn Thoái vị]], ông có câu nói "''Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị''".<ref>Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, trang 186-188</ref> Ngày [[28 tháng 8]] năm [[1945]] thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên cáo cho biết "''Chính phủ lâm thời không phải là chính phủ riêng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng. Thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ cộng hòa chính thức''".
Dòng 413:
Nhiều thành viên Việt Quốc tức giận khi Vũ Hồng Khanh ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946). Học viên và hiệu trưởng trường đảng Nguyễn Thái Học của Việt Quốc kéo đến trụ sở đảng chất vấn Khanh. Tại cuộc họp khẩn cấp [[Ban chấp hành Trung ương Việt Quốc]], nhiều đảng viên chỉ trích Khanh là kẻ độc tài vì ra quyết định quan trọng như vậy mà không thảo luận trước. một số chi bộ Việt Quốc cách xa Hà Nội cắt đứt quan hệ với lãnh đạo trung ương và phản đối chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hợp tác với Pháp. Ban chấp hành Trung ương Việt Quốc cử [[Lê Khang]] tới các địa phương để giải thích hoàn cảnh chính trị và lập lại kỷ luật đảng.<ref name="Marr421">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 421, California: University of California Press, 2013</ref>
 
Thời điểm đó, nhiều người Việt hoang mang về việc Hiệp định sơ bộ đã mở đường cho quân Pháp quay trở lại miền Bắc. Trong 1 buổi họp Quốc hội, Hồ Chí Minh đã giải thích mục đích của bản hiệp định này là để nhanh chóng loại bỏ nguy cơ lớn và lâu dài hơn từ 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc của [[Tưởng Giới Thạch]]<ref>[http://tuanbaovannghetphcm.vn/chuyen-nguoi-chuyen-ta/ Chuyện người chuyện ta] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20171205094540/http://tuanbaovannghetphcm.vn/chuyen-nguoi-chuyen-ta/ |date=2017-12-05 }}, Nguyễn Văn Thịnh, Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM, số 456</ref>:''“Các vị quên lịch sử đất nước ta rồi sao? Nếu quân Tưởng ở lại thì chúng nó sẽ ở lại luôn hàng ngàn năm!”''
 
Trước đó, ngày [[28 tháng 2]] năm [[1946]], chính phủ Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch đã ký kết 1 Hiệp định tại [[Trùng Khánh]] (Trung Quốc), theo đó quân Pháp sẽ được thay thế quân Trung Hoa ở miền Bắc Việt Nam (từ ngày [[1 tháng 3|1]] đến [[31 tháng 3]] năm [[1946]]), bù lại Pháp sẽ trả lại một số [[tô giới]] ở Trung Quốc. Dù không có Hiệp định sơ bộ thì quân Pháp vẫn sẽ tiến ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa. Do vậy, việc ký Hiệp định sơ bộ theo Hồ Chí Minh nhận định thì sẽ chẳng gây tổn hại gì, mà còn ''“mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta, sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế”''<ref>[https://vov.vn/the-gioi/ho-so/hiep-dinh-so-bo-631946-nuoc-co-sac-sao-cua-ho-chu-tich-va-dang-ta-486107.vov Hiệp định sơ bộ 6/3 năm 1946 nước cờ sắc sảo của Hồ chủ tịch và đảng ta], VOV</ref>.
Dòng 474:
 
====Trấn áp Đại Việt====
Từ tháng 9 năm 1945, rải rác khắp ba miền, [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] đã cho thành lập chiến khu ở [[Kép]] ([[Bắc Giang]]), Lạc Triệu ([[Bắc Giang]]), [[Yên Bái]], Di Linh (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), An Điền (huyện Thủ Đức, [[tỉnh Gia Định]]), An Thành ([[Vĩnh Long]]), và Ba Rài ([[Mỹ Tho]]) để xây dựng các căn cứ và xây dựng lực lượng quân sự mạnh chống Pháp và chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] do [[Việt Minh]] lãnh đạo. Riêng ở Lạc Triệu và Yên Bái còn có trường huấn luyện sĩ quan. Chiến khu ở [[Kép]] ([[Bắc Giang]]) được Đại Việt Quốc dân Đảng đánh giá là một áp lực mạnh mẽ đối với Việt Minh, có thể ''"sẵn sàng chuyển quân nhanh chóng về Hà Nội, "dọn dẹp" sạch sẽ Bắc Bộ Phủ (trụ sở của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)"''<ref name=daiviet>[{{Chú thích web |url=http://www.daivietquocdandang.com/lichsudang.htm |ngày truy cập=2015-07-12 |tựa đề=Lược sử Đại Việt Quốc dân Đảng 1939-63] |archive-date=2011-10-16 |archive-url=https://web.archive.org/web/20111016032653/http://www.daivietquocdandang.com/lichsudang.htm |url-status=dead }}</ref>.
 
Ngày [[5 tháng 9]] năm [[1945]], Bộ trưởng Nội vụ [[Võ Nguyên Giáp]] đã ký Sắc lệnh số 8 giải thể [[Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng]] và Đại Việt Quốc dân Đảng với lý do ''"Đại Việt quốc gia xã hội Đảng đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam và Đại Việt Quốc dân Đảng đã âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam"''<ref>[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=7&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945]</ref><ref>Ý chỉ việc cộng tác với người Nhật.</ref>