Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bị lỗi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 171:
 
Trước thềm bầu cử, hai tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu đều quyết định ra tranh cử riêng rẽ: Nguyễn Cao Kỳ liên danh cùng Luật sư [[Nguyễn Văn Lộc (thủ tướng)|Nguyễn Văn Lộc]] ([[Đạo Cao Đài|Cao Đài]]), trong khi Nguyễn Văn Thiệu liên danh cùng Trịnh Quốc Khánh của [[Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng|Đảng Dân Xã]] ([[Phật giáo Hòa Hảo]]), hứa hẹn cải cách xã hội, xây dựng một nền dân chủ hợp pháp và tuyên bố sẽ "mở rộng cánh cửa hòa bình [với phe cộng sản]".{{sfnp|Nelson|2020|p=69}} Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu tuy nhận được sự ủng hộ từ CIA và Đại sứ quán Hoa Kỳ, nhưng Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ lại được đánh giá là ở cửa trên do nắm trong tay guồng máy hành chính, đồng thời được nhóm tướng lĩnh trẻ đang nắm giữ những vị trí then chốt trong chính phủ ủng hộ.{{sfnp|Lovell|2013|p=42–45}}{{sfnp|Fear|2016|p=22}} Trong cuộc bầu cử lần này, ngoại trừ liên danh Kỳ–Lộc và Thiệu–Khánh thuộc phe quân sự, 10 liên danh còn lại đều là dân sự.{{sfnp|Nelson|2020|p=70}} Lo ngại một liên danh dân sự có thể sẽ giành chiến thắng do phe quân nhân sẽ phải chia phiếu vì có hai ứng cử viên tranh cử độc lập, giới tướng lĩnh gây áp lực thuyết phục hai người liên danh với nhau.{{sfnp|Fear|2016|p=24}} Nguyễn Cao Kỳ cuối cùng cũng chấp nhận đứng phó trong liên danh Thiệu–Kỳ song ông Thiệu bị buộc phải chấp nhận ký một thỏa thuận ngầm, đồng ý để ông Kỳ nắm giữ mọi quyền hành nếu hai người đắc cử.{{sfnp|Lovell|2013|p=46}}
 
{{Hộp bên|
| above = '''Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 1967'''
----
{{small|'''Nguồn:''' Kết quả sơ khởi toàn quốc bầu cử Tổng thống và Thượng viện, ''Chính Luận'', 6 tháng 9 năm 1967}}{{sfnp|Nelson|2020|p=73}}
| abovestyle = text-align:center
| text = {{Graph:Chart
| width=80
| height=80
| innerRadius=35
| type=pie
| legend=Ứng viên
| x=Nguyễn Văn Thiệu, Trương Đình Dzu, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Hà Thúc Ký, Khác
| y1=35,17,11,10,7,20
| colors=#000000,#FFD700,#0047AB,#00BFFF,#FF8C00,#A9A9A9
| showValues=
}}
| below =
}}
 
Trong ngày bầu cử 3 tháng 9 năm 1967, liên danh Thiệu–Kỳ giành chiến thắng với 35% phiếu – một tỷ lệ thấp hơn so với con số 45–50% mà các nhà quan sát chính trị dự đoán Nguyễn Văn Thiệu sẽ đạt được.{{sfnp|Nelson|2020|p=73}} Tuy được Washington công nhận, song kết quả bầu cử này đã gặp phải sự phản đối từ một bộ phận dân chúng khiến nhiều người xuống đường phản đối quốc hội lập hiến hợp thức hóa kết quả.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=115}} Trong vòng nhiều ngày, các dân biểu quốc hội lập hiến tranh luận nảy lửa về tính công bằng của cuộc bầu cử hôm 3 tháng 9. Một số dân biểu như [[Phan Khắc Sửu]] hay [[Lý Quí Chung]] bày tỏ mong muốn hủy bỏ kết quả, một số người thì cáo buộc những người khác nhận hối lộ từ Thiệu–Kỳ nhưng không đưa ra được bằng chứng xác thực.{{sfnp|Nelson|2020|p=75}} Quốc hội sau đó phê chuẩn kết quả bầu cử với tỷ lệ 58 phiếu thuận, 43 phiếu chống.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=117}}