Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân Uyên (thành phố)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thêm bổ sung
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của Riosama206 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 103.199.27.163
Thẻ: Lùi tất cả Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 158:
=https://soyte.binhduong.gov.vn/_layouts/LacVietBio/LacViet.DichVuCong/Pages/DownloadFilePage.aspx?FileUrl=https://soyte.binhduong.gov.vn/hethongvanban/Lists/VanBanChiDaoDieuHanh/Attachments/8574/157-BC-SYT.signed.pdf|title = Dân số đến 03 tháng 11 năm 2021 - tỉnh Bình Dương |author = Công văn số 157/TB-SYT: Đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến 18g00’ ngày 03 tháng 11 năm 2021)}}</ref>
|}
 
== Kinh tế ==
Thành phố Tân Uyên là một trong những đô thị trung tâm ở phía Đông Bắc của [[Bình Dương|tỉnh Bình Dương]]. Tình hình kinh tế Tân Uyên liên tục tăng trưởng tốt trong vài năm trở lại đây và duy trì ổn định ở mức cao, trung bình đạt trên 13%. Tính đến năm 2020, Tân Uyên đã thu hút gần 4 tỷ USD vốn FDI. Trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, tỷ trọng công nghiệp chiếm hơn 70%, thương mại – dịch vụ chiếm khoảng 27%. Bình quân mỗi năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%.
 
Sự phát triển của nền kinh tế Tân Uyên gắn liền với hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn như Nam Tân Uyên, VSIP II, [[Phú Khánh (phường)|Phú Chánh]], [[Uyên Hưng]]… với khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động. Dự án khu công nghiệp VSIP III với tổng diện tích dự kiến 1.000 ha sắp được triển khai sẽ thu hút lượng lớn doanh nghiệp, người lao động đến sinh sống, làm việc. Dự án hiện đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản.
 
Lợi thế gần cảng cũng cho phép Tân Uyên phát triển mạnh công nghiệp. Hiện cảng ICD Thạnh Phước và cảng Sà Lan cách cảng Cát Lái 32km, cách KCN Nam Tân Uyên khoảng 8km về phía Đông, cách cụm cảng quốc tế nước sâu Cái Mép, Phú Mỹ 90km cho phép Tân Uyên thu hút đáng kể lượng hàng hóa trung chuyển của khách hàng tại các khu công nghiệp [[Bình Dương]] và [[Bình Phước|Bình Phước.]]
 
== Hạ tầng - Giao thông ==
Tân Uyên có hơn 64 tuyến đường kết nối tới các khu vực trọng điểm của tỉnh Bình Dương và các trung tâm kinh tế của vùng [[Thành phố Hồ Chí Minh|TP.HCM]] cùng các tỉnh [[Tây Nguyên|Tây Nguyên.]] Ngoài các tuyến đường hiện hữu DT 747, DT 746, DT 746B… được nâng cấp, mở rộng, Tân Uyên còn đầu tư thêm nhiều công trình trọng điểm như đường vành đai 4, đường vành đai trong, đường 30-4, phố đi bộ Tân Uyên, tuyến metro Dĩ An – Tân Uyên, metro [[thành phố mới Bình Dương]] – Uyên Hưng – Tân Thành… Cùng với đó, trong tương lai, cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước (tổng chiều dài khoảng 69km, quy mô 6-8 làn xe cao tốc) đi ngang qua Tân Uyên sẽ được triển khai trong giai đoạn trước năm 2030. Đặc biệt, tuyến giao thông huyết mạch 13 từ sẽ được nâng cấp từ 6 lên 8 làn xe. Tuyến đường này kết nối Tân Uyên với TP.HCM và Bình Phước qua tuyến đường DT 746. Những công trình này đóng vai trò tạo động lực cho thị xã Tân Uyên phát triển mạnh về mọi mặt.
 
Về đường sắt, tuyến đường sắt [[Dĩ An]] – Lộc Ninh đi qua thị xã Tân Uyên ở phía Đông Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương, giao cắt với nhiều tuyến đường ngang của thị xã.
 
Về đường thủy, cảng sông [[Thạnh Phước (phường)|Thạnh Phước]] thuộc địa bàn có quy mô 64ha, gồm 16 cầu cảng có khả năng tiếp nhận sà lan và tàu từ 1.000-2.000 tấn, công suất bốc dỡ đạt khoảng 5 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có các bến thủy chở khách tại cù lao [[Thạnh Hội]] và cù lao [[Bạch Đằng, thành phố Tân Uyên|Bạch Đằng]] đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch của người dân.
 
==Chú thích==