Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 70635023 của Phjtieudoc (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại Thêm nội dung không nguồn
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.226.120.130 (thảo luận) quay về phiên bản cuối của Phjtieudoc
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 62:
 
Lê Bang Cơ là con thứ ba của [[Lê Thái Tông]], được Thái Tông lập làm [[thái tử]] chỉ 6 tháng sau khi sinh ra. Năm [[1442]], Lê Thái Tông đi tuần miền Đông, đột ngột qua đời. Các tể tướng theo di mệnh của Thái Tông lập Lê Nhân Tông Lê Bang Cơ lên ngôi Hoàng đế, lúc ấy mới 1 tuổi, nên mẹ là [[Nguyễn Thị Anh|Tuyên Từ Hoàng thái hậu]] buông rèm nhiếp chính. Trong vòng 10 năm đầu giữ ngôi, nhà vua nhờ sự giúp sức của Thái hậu và các tể tướng, đại thần như [[Trịnh Khả|Lê Khả]], [[Lê Thụ]], [[Đinh Liệt|Lê Liệt]],... đã giữ được sự yên ổn trong nước. Ở phía Nam, năm [[1444]]-[[1445]], [[Chiêm Thành]] hai lần đưa quân xâm lấn Hóa châu. Năm [[1446]], triều đình sai [[Trịnh Khả|Lê Khả]], Lê Thụ, [[Trịnh Khắc Phục|Lê Khắc Phục]] đem đại quân [[Chiến tranh Việt-Chiêm 1446|chinh phạt đất Chiêm]], hạ thành [[Đồ Bàn]] và bắt vua Chiêm là [[Bí Cai]]. Cũng vào thời Lê Nhân Tông, năm [[1448]] triều đình sáp nhập xứ [[Bồn Man]] vào [[Đại Việt]].<ref name="nhantong"/>
 
Lê Nhân Tông có thuyết cho rằng không phải là con ruột của vua Lê Thái Tông. Tả Tướng Quốc Đinh Liệt có hai bài thơ để miêu tả việc này:
 
"Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa,
 
Bất thức hà nhân chủng bảo đa.
 
Chủ kháo Tống Thai vi linh dược,
 
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa."
 
Dịch:
 
"Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa,
 
Dòng máu ai đây quý báu à?
 
Núp bóng Thái Tông làm linh dược,
 
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha."
 
Và bài thơ để miêu tả việc thời gian mang thai không đủ của Thái hậu Nguyễn Thị Anh:
 
"Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh,
 
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình.
 
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký,
 
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh."
 
Dịch:
 
"Nhân Tông không phải máu Thái Tông,
 
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng.
 
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép,
 
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm."
 
Năm [[1452]], Thái hậu cho Lê Nhân Tông tự coi chính sự. Hoàng đế ra sức khuyến khích [[nông nghiệp]] và tổ chức một số khoa thi Nho học tìm người có tài ra làm quan. Nhân Tông còn truy tặng cho các công thần khai quốc của Hoàng triều Lê, ban ruộng đất cho hậu duệ của họ và tăng lương cho quan lại, vương hầu. Năm [[1459]], anh khác mẹ của Nhân Tông là [[Lê Nghi Dân]] làm binh biến giết nhà vua và thái hậu. Sử sách mô tả Nhân Tông là vị hoàng đế đức độ, coi trọng [[Nho giáo|Nho học]], không đam mê tửu sắc, và biết nghe can gián. Cái chết sớm của nhà vua đã khiến cho quan lại ''"nuốt hận ngậm đau''" và thần dân ''"như mất cha mất mẹ"''.<ref name="nhantong"/>