Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Aristoteles”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2404:7A84:51A0:C500:CCA3:6EB8:E770:674C (thảo luận) quay về phiên bản cuối của InternetArchiveBot
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 94:
}}
 
'''Aristoteles''' Thằng ngu({{lang-grc|Ἀριστοτέλης}} {{IPA-grc|aristotélɛːs}}, ''Aristotélēs''; chính tả tiếng Anh: '''Aristotle''', phiên âm tiếng Việt: '''A-rit-xtốt'''; [[384 TCN|384]] – [[322 TCN]])<ref>Ingemar Düring, ''Aristotle in the Ancient Biographical Tradition'', Göteborg, 1957, tr. 253.</ref> là một nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển. Ông là một trong những môn sinh ưu tú của triết gia [[Platon]], đã có công sáng lập [[Trường phái tiêu dao|trường phái triết học tiêu dao]] trong khuôn viên [[Lyceum (cổ điển)|Lyceum]] cũng như [[chủ nghĩa Aristoteles]] rộng lớn hơn. Ông quan tâm đến đa dạng các lĩnh vực học thuật; bao gồm vật lý, sinh học, động vật học, siêu hình học, logic, luân lý, mỹ học, thơ ca, kịch nghệ, âm nhạc, hùng biện, tâm lý học, ngôn ngữ học, kinh tế, chính trị, khí tượng, địa chất và chính phủ. Từ vựng trí thức cũng như các vấn đề và phương pháp truy vấn suy tưởng của phương Tây ngày nay phần lớn bắt nguồn từ những di huấn của Aristoteles. Triết lý của ông, vì vậy, có một tầm ảnh hưởng độc đáo đối với mọi dạng tri thức ở phương Tây và vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế đáng kể của nó trong các cuộc đàm luận triết học đương đại.
 
Ta có rất ít thông tin về cuộc đời Aristoteles ngoại trừ một số manh mối sau: Ông sinh ra và lớn lên tại thị quốc Stagira ở [[Bắc Hy Lạp]]. Cha Aristoteles là [[Nicomachus (cha của Aristoteles)|Nicomachus]], người qua đời khi ông còn bé. Năm 17 hoặc 18 tuổi, ông gia nhập [[Học viện Platon]] ở [[Athens]] và cư trú tại đây cho đến năm 37 tuổi (khoảng năm 347 TCN).{{sfn|Humphreys|2009}} Sau khi người thầy Platon tạ thế, ông rời Athens sang xứ Macedonia kèm cặp con trai của Vua [[Philippos II của Macedonia|Philippos II]] là [[Alexandros Đại đế|Alexandros III]] kể từ năm 343 TCN.{{sfn|Russell|1972}} Aristoteles đã thành lập một thư viện tại Lyceum, nơi ông cho ra đời hàng trăm cuốn sách bằng chất liệu [[giấy cói]]. Mặc dù Aristoteles viết rất nhiều luận thuyết và đối thoại tao nhã nhằm xuất bản, song chỉ có khoảng một phần ba tác phẩm ban đầu của ông còn sót lại, chưa từng có ý định xuất bản.{{sfn|Barnes|1995|p=9}}