Bệnh do Leishmania

bệnh do ký sinh trùng loại Leishmania

Bệnh do Leishmaniabệnh do ký sinh trùng đơn bào Leishmania gây ra và lây lan qua vết cắn của một số loài muỗi cát.[1] Bệnh có thể biểu hiện qua ba thể chính: bệnh leishmania ở da, niêm mạc, hay nội tạng.[1] Thể ở da có biểu hiện loét da, trong khi thể niêm mạc có biểu hiện loét ở da, miệng và mũi, và thể nội tạng khởi phát với loét da và sau đó có sốt và hồng cầu thấp,và gan và lách phình to.[1][2]

Bệnh do Leishmania
Bệnh do leishmania ở da tay của người trưởng thành Trung Mỹ
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10B55
ICD-9-CM085
DiseasesDB3266 29171 3266 7070
MedlinePlus001386
eMedicineemerg/296
Patient UKBệnh do Leishmania
MeSHD007896

Nguyên nhân và chẩn đoán sửa

Bệnh ở người do hơn 20 loài Leishmania gây ra.[1] Các yếu tố nguy cơ bao gồm: nghèo, dinh dưỡng kém, phá rừng, và đô thị hóa.[1] Tất cả ba thể bệnh có thể chẩn đoán dựa vào phát hiện ký sinh trùng dưới kính hiển vi.[1] Ngoài ra, thể nội tạng có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.[2]

Phòng ngừa và điều trị sửa

Bệnh do leishmania có thể ngăn ngừa được phần nào bằng cách ngủ có giăng mùng đã qua xử lý thuốc diệt côn trùng.[1] Các biện pháp khác gồm có phun thuốc diệt côn trùng nhằm diệt muỗi cát và điều trị sớm người bệnh để ngăn ngừa bệnh lây lan.[1] Việc điều trị cần phải xác định nơi bị nhiễm bệnh, loài Leishmania, và thể bệnh.[1] Một số thuốc được sử dụng để điều trị thể nội tạng gồm có: liposomal amphotericin B,[3] một dạng kết hợp pentavalent antimonialparomomycin,[3]miltefosine.[4] Đối với bệnh ở da, paromomycin, fluconazole, hoặc pentamidine có thể hiệu quả.[5]

Dịch tễ học sửa

Có khoảng 12 triệu người hiện mắc bệnh[6] tại khoảng 98 nước.[2] Có khoảng 2 triệu ca bệnh mới[2] và từ 20 đến 50 ca tử vong mỗi năm.[1][7] Có khoảng 200 triệu người ở châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ, và Nam Âu sống ở vùng có bệnh lưu hành.[2][8] Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận được giảm giá ở một số thuốc điều trị bệnh này.[2] Bệnh có thể xảy ra ở một số động vật khác, trong đó có chóloài gặm nhấm.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k “Leishmaniasis Fact sheet N°375”. World Health Organization. tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f Barrett, MP; Croft, SL (2012). “Management of trypanosomiasis and leishmaniasis”. British medical bulletin. 104: 175–96. doi:10.1093/bmb/lds031. PMC 3530408. PMID 23137768.
  3. ^ a b Sundar, S; Chakravarty, J (tháng 1 năm 2013). “Leishmaniasis: an update of current pharmacotherapy”. Expert opinion on pharmacotherapy. 14 (1): 53–63. doi:10.1517/14656566.2013.755515. PMID 23256501.
  4. ^ Dorlo, TP; Balasegaram, M; Beijnen, JH; de Vries, PJ (tháng 11 năm 2012). “Miltefosine: a review of its pharmacology and therapeutic efficacy in the treatment of leishmaniasis”. The Journal of antimicrobial chemotherapy. 67 (11): 2576–97. doi:10.1093/jac/dks275. PMID 22833634.
  5. ^ Minodier, P; Parola, P (tháng 5 năm 2007). “Cutaneous leishmaniasistreatment”. Travel medicine and infectious disease. 5 (3): 150–8. doi:10.1016/j.tmaid.2006.09.004. PMID 17448941.
  6. ^ “Leishmaniasis Magnitude of the problem”. World Health Organization. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ Lozano, R (15 tháng 12 năm 2012). “Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”. Lancet. 380 (9859): 2095–128. doi:10.1016/S0140-6736(12)61728-0. PMID 23245604.
  8. ^ Ejazi, SA; Ali, N (tháng 1 năm 2013). “Developments in diagnosis and treatment of visceral leishmaniasis during the last decade and future prospects”. Expert review of anti-infective therapy. 11 (1): 79–98. doi:10.1586/eri.12.148. PMID 23428104.