Chu Bách (chữ Hán: 朱柏; 12 tháng 9 năm 137118 tháng 5 năm 1399), được biết đến với tước hiệu Tương Hiến vương (湘獻王), là hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh.

Tương Hiến vương
湘獻王
Hoàng tử nhà Minh
Thông tin chung
Sinh12 tháng 9 năm 1371
Mất18 tháng 5 năm 1399 (28 tuổi)
Phối ngẫuTương Vương phi Ngô thị
Hậu duệ2 con gái
Tên húy
Chu Bách
朱柏
Thụy hiệu
Tương Hiến vương
湘獻王
Tước vịTương vương (湘王)
Hoàng tộcnhà Minh
Thân phụMinh Thái Tổ
Thân mẫuHồ Thuận phi

Cuộc đời sửa

Chu Bách sinh năm Hồng Vũ thứ 4 (1371), là hoàng tử thứ 12 của Minh Thái Tổ, mẹ là Hồ Thuận phi (胡順妃), con gái trưởng của Lâm Xuyên hầu Hồ Mỹ. Trong vụ án Hồ Duy Dung, Hồ Mỹ vì cậy có con gái làm phi mà cho con trai và con rể làm càn trong cung cấm nên cả đám đều bị xử tử vào năm Hồng Vũ thứ 17 (1384).[1]

Năm Hồng Vũ thứ 11 (1378), Chu Bách được phong làm Tương vương (湘王), năm thứ 18 (1385) ban cho thái ấp ở phủ Kinh Châu (nay thuộc Hồ Bắc). Khi Thái Tổ chuẩn bị phong vương cho các hoàng tử đã ban cho mỗi người một chiếc thắt lưng bằng ngọc, duy chỉ có Chu Bách là không quay người ra sau để đeo. Thái Tổ ngạc nhiên bèn hỏi lý do, Bách tâu rằng: "Phụ hoàng không phải là lưng!", Thái Tổ rất đắc ý.[2]

Tương vương Chu Bách là người ham học, giỏi thư pháp, hội họathơ ca. Ông đã lập "Tĩnh Nguyên các" để chiêu mộ nhân tài cùng biên soạn và luận bàn về sách. Chu Bách thể lực cường tráng, giỏi bắn cung, đấu kiếmcưỡi ngựa, thường lãnh đạo quân đội tham gia nhiều cuộc viễn chinh dưới thời Thái Tổ. Nhưng dù đi đâu thì ông vẫn luôn mang theo bên mình một chiếc túi đựng sách. Chu Bách cũng say mê Đạo giáo, lấy hiệuTử Hư Tử.[3]

Từ khi Thái Tổ băng hà, Chu Bách đau buồn không màng đến thiên hạ. Năm Kiến Văn thứ nhất (1399), Tương vương Chu Bách bị buộc tội mưu phản, làm giả tiền giấy và giết người. Huệ Đế vì vậy lệnh cho Chu Bách vào triều để thẩm tra. Tuy nhiên, triều đình trước đó đã cho binh lính đóng giả thương nhân lên đường đến Kinh Châu, ra lệnh bao vây dinh thự của Chu Bách. Ông nghe tin thì vô cùng sửng sốt, uất hận mà than khóc, rồi tự tay phóng hỏa toàn bộ vương phủ, thiêu sống các phi tần. Chu Bách cưỡi ngựa trắng, tay cầm cung tên, nhảy vào biển lửa tự sát.[4][5]

Minh Huệ Đế cho Tương vương Chu Bách là người không phải đạo, lại không con thừa tự nên cho thụy là Liệt (戾), nghĩa là "ngang trái". Vào những năm đầu của Vĩnh Lạc, Chu Đệ thương em vô tội mà phải chết nên cho khôi phục tước vị của Chu Bách, cải thụy thành Hiến (獻), cho làm một tấm bia trong lăng mộ của ông.[6]

Gia quyến sửa

Tương Vương phi Ngô thị (吳氏), chánh thất của Tương vương Chu Bách, là con gái của Tĩnh Hải hầu Ngô Trinh. Ngô Vương phi sinh được 2 con gái nhưng đều chết yểu.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ Minh sử, quyển 129: "二十三年,李善長敗,帝手詔條列奸黨,言美因長女為貴妃,偕其子婿入亂宮禁,事覺,子婿刑死,美賜自盡雲。"
  2. ^ Tội duy lục, liệt truyện quyển 4: "時十王陛辭之國,上各賜玉带一命服之,上欲觀其後銙,諸王皆回身,王獨旋带以觀,上問之,曰君父不可背也,上大喜。"
  3. ^ Minh sử, quyển 117: "湘獻王柏,太祖第十二子。洪武十一年封。十八年就藩荊州。性嗜學,讀書每至夜分。開景元閣,招納俊乂,日事校讐,志在經國。喜談兵,膂力過人,善弓矢刀槊,馳馬若飛。三十年五月,同楚王楨討古州蠻,每出入,縹囊載書以隨,遇山水勝境,輒徘徊終日。朱柏尤善道家言,自號紫虛子。"
  4. ^ Tội duy lục, liệt truyện quyển 4: "朝命將士偽為商旅,藏兵器於輿薪,直造王都,圍王宮。王度事不成,與宮人痛飲泣別,縱火焚其宮室美人。乘白馬,執弓躍入火中死。"
  5. ^ Tương Hiến vương thần đạo bi văn (văn khắc trên bia mộ Tương Hiến vương): "自太祖賓天,哭踴幾絕因忽忽內傷,有棄人間意……王仰天嘆曰:「嗟乎!吾觀前世大臣,遇昏暴之朝,將詔獄下吏,便自引決身。親太祖皇帝子,南面而王,太祖賓天,疾不及視,葬不及會,抱茲沉痛,有何樂於世!今又將辱於奴婢之人乎?苟求生活吾不能也!」因復痛哭,灑地沾濕,繼之以血,具衣冠赴火死,闔宮皆從之。"
  6. ^ Minh thực lục, Thái Tông Văn hoàng đế thực lục, quyển 10: "丙戌改謚故湘王曰獻妃吳氏曰獻妃遣官齎謚冊及寶祭於荊州墳園......當時謚王曰戾至是上憫其非辜詔改今謚而親制碑於墓"
  7. ^ Tương Hiến vương thần đạo bi văn: "王諱柏......妃吳氏靖海侯禎之女生二女皆夭無子墓在荆之江陵縣"