Nhóm ngôn ngữ Miến là nhóm ngôn ngữ bao gồm tiếng Miến Điện chuẩn, tiếng Arakan và các phương ngữ Miến khác như phương ngữ Tavoy cũng như các ngôn ngữ phi văn chương được nói trên khắp Myanmar và Hoa Nam như tiếng A Xương, tiếng Lãng Nga, tiếng Lặc Kìtiếng Tái Ngõa.

Nhóm ngôn ngữ Miến
Phân bố
địa lý
Myanmar
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
Ngôn ngữ con:
  • Cụm Miến
  • Cụm A Xương - Tái Ngõa
Glottolog:burm1266[1]
Người nói ngôn ngữ Miến bản ngữ và các ngôn ngữ Hán-Tạng khác theo Ethnologue

Tên gọi sửa

Có nhiều tên gọi khác nhau đặt cho nhóm ngôn ngữ này (Bradley 1997).

Tên của các ngôn ngữ Miến
Tên tự gọi Tên Cảnh Pha Tên Miến Điện Tên Trung Quốc
Lăngaw Moru မရူ Lãng Tốc 浪速
Tsaiwa Atsi ဇီး Tái Ngõa 载瓦
Lachik Lashi လရှီ Lặc Kì 勒期, Lạt Kì 喇期
Ngochang - မိုင်းသာ A Xương 阿昌
Pela - ဖော်လာ Ba Lạp 波拉

Tại Trung Quốc, người Tsaiwa (载瓦/Tái Ngõa, tên gọi tiếng Trung địa phương: 小山/Tiểu Sơn), Lăngaw (浪峨/Lãng Nga, tên gọi tiếng Trung địa phương: 浪速/Lãng Tốc), Lashi (喇期/勒期/Lạt Kì/Lặc Kì, tên gọi tiếng Trung địa phương: 茶山/Trà Sơn) và Pela (波拉/Ba Lạp) được phân loại chính thức là người Cảnh Pha (景颇/Jingpho, Bolayu Yanjiu). Tên gọi tiếng Trung địa phương cho nhóm sắc tộc Cảnh Pha thực sự là 大山 (Đại Sơn).

Dai Qingxia (2005:3) liệt kê các tên tự gọi và tên gọi từ phía ngoài cho các nhóm sắc tộc Miến khác nhau cũng như cho người Cảnh Pha không nói tiếng Miến, với cả tên gọi tiếng Trung và phiên âm IPA (trong ngoặc đơn).[2]

Tên tự gọi và tên gọi từ phía ngoài cho các sắc tộc Miến
Ngôn ngữ Người Lãng Nga 浪峨 Người Cảnh Pha 景颇 Người Tái Ngõa 载瓦 Người Lặc Kì 勒期 Người Ba Lạp 波拉
Tên Lãng Nga 浪峨语 Lang'e [lɔ̃˥˧˩vɔ˧˩] 浪峨 Lãng Nga Bowo [pʰauk˥vɔ˧˩] 波沃 Ba Ốc Zha'e [tsa˧˥vɔ˧˩] 杂蛾 Tạp Nga Lashi [lă˧˩tʃʰik˧˥] 勒期 Lặc Kì Buluo [pă˧˩lɔ˧˩] 布洛 Bố Lạc
Tên Cảnh Pha 景颇语 Moru [mă˧˩ʒu˧˩] 默汝 Mặc Nhữ Jingpho [tʃiŋ˧˩pʰoʔ˧˩] 景颇 Cảnh Pha Aji [a˧˩tsi˥] 阿纪 A Kỉ Leshi [lă˧˩ʃi˥] 勒施 Lặc Thi Boluo [po˧˩lo˧˩] 波洛 Ba Lạc
Tên Tái Ngõa 载瓦语 Lelang [lă˨˩la̠ŋ˥˩] 勒浪 Lặc Lãng Shidong [ʃi˥tu̠ŋ˥] 石东 Thạch Đông Zaiwa [tsai˧˩va˥˩] 载瓦 Tái Ngõa Lashi [lă˨˩tʃʰi˥] 勒期 Lặc Kì Buluo [pă˨˩lo˨˩] 布洛 Bố Lạc
Tên Lặc Kì 勒期语 Langwu [laŋ˧˩vu˥˩] 浪悟 Lãng Ngộ Puwu [pʰuk˥vu˥˩] 铺悟 Phô Ngộ Zaiwu [tsai˧˩vu˥˩] 载悟 Tái Ngộ Lashi [lă˧˩tʃʰi˥˩] 勒期 Lặc Kì Buluo [pă˧˩lɔ˥˩] 布洛 Bố Lạc
Tên Ba Lạp 波拉语 Longwa [lõ˧˩va˧˩] 龙瓦 Long Ngõa Baowa [pʰauk˧˩va˧˩] 泡瓦 Bào Ngõa Diwa [ti˧˩va˧˩] 氐瓦 Để Ngõa Lashi [lă˧˩tʃʰi˥] 勒期 Lặc Kì Pela [po˧˩la˧˩] 波拉 Ba Lạp

Tên tự gọi của các dân tộc:[2]

  • Liao Vo 浪速 Lãng Tốc (Lang'e 浪峨 Lãng Nga): lɔ̃˥˧˩vɔ˧˩
  • Jingpho 景颇 Cảnh Pha: tʃiŋ˧˩pʰoʔ˧˩
  • Zaiwa 载瓦 Tái Ngõa: tsai˧˩va˥˩
  • Lashi 勒期 Lặc Kì: lă˧˩tʃʰi˥˩
  • Pela 波拉 Ba Lạp: po˧˩la˧˩

Người Trà Sơn tự gọi mình là ŋɔ˧˩tʃʰaŋ˥ (峨昌/Nga Xương) và gọi người Cảnh Pha là phuk˥, người Lạt Kì là tsai˧wu˧˩ (tsai˧wu˥˩), người Lãng Nga là lă˧˩laŋ˧˩, người Lật Túc là lji˧səu˧˩, và người Hán là la˧˩xɛ˧˩ (Đái 2010: 153).[3]

Ngôn ngữ sửa

Bradley (1997) sửa

David Bradley đặt tiếng Ugong khác thường ở miền tây Thái Lan với nhóm ngôn ngữ Miến chứ không phải với nhóm ngôn ngữ Lô Lô:

  • Ugong–Miến
    • Ugong (Gong)
    • Miến
      • Tiếng Miến
      • Nhóm ngôn ngữ Miến
        • Hpon/Hpun
        • Nhóm Miến lõi
          • Lãng Nga (Maru), Tái Ngõa (Atsi)
          • Lặc Kì (Lashi), A Xương (Achang); Ba Lạp (Bola); Tiên Đảo (Chintau, Xiandao)

Mann (1998) sửa

Mann (1998: 16, 137) thì khác, ông nhóm các tiếng Achang, Bela (có lẽ ông muốn nói đến tiếng Ba Lạp/Bola), Lashi, Maru và Atsi với nhau thành nhóm ngôn ngữ Miến Bắc.

Nishi (1999) sửa

Dựa trên sự xử lý khác biệt các khởi âm tiền thanh môn hoá từ ngôn ngữ Miến nguyên thủy, Nishi (1999: 68-70) chia nhóm ngôn ngữ Miến thành hai nhánh là Miến và Maru. Phân nhóm Miến biến các âm tắc tiền thanh môn hoá vô thanh thành các âm bật hơi vô thanh còn các âm vang tiền thanh môn hoá hữu thanh thành các âm vang vô thanh. Ngược lại, trong phân nhóm Maru, các âm tắc tiền thanh môn hoá vô thanh và các âm tắc xát vô thanh trở thành các âm tắc và tắc xát không bật hơi vô thanh với nguyên âm thanh quản hoá, còn các âm vang tiền thanh môn hoá hữu thanh trở thành các âm vang hữu thanh với nguyên âm thanh quản hoá. Phân nhóm Miến bao gồm tiếng Miến Điện, tiếng A Xương và tiếng Tiên Đảo (仙岛, Xiandao). Các ngôn ngữ Maru bao gồm tiếng Tái Ngõa (Atsi, Zaiwa), tiếng Lặc Kì (Lashi, Leqi), tiếng Lãng Nga (Lawngwaw, Maru, Langsu) và tiếng Ba Lạp (Bola). Nishi không phân loại tiếng Hpon và tiếng Nusu.

Lama (2012) sửa

Dựa trên những đổi mới trong hệ thống thanh điệu của chúng, Lama (2012: 177-179) phân loại các ngôn ngữ này như sau:

Tiếng Trà Sơn, một ngôn ngữ Miến Bắc được phát hiện gần đây, có liên quan chặt chẽ với tiếng Lặc Kì.

Tiếng Maingtha là một ngôn ngữ Miến Bắc mà những người nói thứ tiếng này được phân loại là một phân nhóm người Shan.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Burmish”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Dai Qingxia/戴庆厦/Đái Khánh Hạ, 2005. A study of Langsu [浪速语研究/Lãng Tốc ngữ nghiên cứu]. Beijing: Ethnic Publishing House.
  3. ^ Dai Qingxia [戴庆厦/Đái Khánh Hạ] (2010). The Chashan people of Pianma and their language [片马茶山人及其语言]. Beijing: The Commercial Press [商务印书馆].
  4. ^ Sawada Hideo. 2017. Two Undescribed Dialects of Northern Burmish Sub-branch: Gyannoʔ and Thoʔlhang. Trình bày tại International Conference of Sino-Tibetan Languages and Linguistics (ICSTLL) lần thứ 50, ngày 25-11-2017, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đọc thêm sửa

  • Bernot, D. (1958). "rapports phonetiques entre le dialecte marma et le birman." Bulletin de la Société de Linguistique de Paris 53: 273-294.
  • Bernot, D. (1965). "The vowel systems of Arakanese and Tavoyan." Lingua 15: 463-474.
  • Burling, Robbins (1967). Proto Lolo–Burmese. Bloomington: Indiana University.
  • Clerk, F. V. (1911). A manual of the Lawngwaw or Măru language, containing: the grammatical principles of the language, glossaries of special terms, colloquial exercises, and Maru-English and English-Maru vocabularies. Rangoon: American Baptist mission press.
  • Dai, Qing-xia (1981). "Zai-wa-yu shi-dong fan-chou di xing-tai bian-hua" (Morphological changes in the Zaiwa causative-verb category), in Min-zu yu-wen 1981.4:36-41.
  • Dai, Qing-xia (1986). Zaiwa-yu (the Atsi language). 中國大百科全書: 民族 Zhong-guo da-bai-ke quan-shu: Min-zu. (Magna Encyclopedia Sinica: Ethnology Volume). Beijing: 中國大百科全書出版社: 新華書店經銷 Zhongguo da bai ke quan shu chu ban she: Xin hua shu dian jing xiao
  • Edmondson, Jerold A. (1992) Trip Notebook and Tapes on Bela Language. Unpublished, cited by Mann 1998.
  • Henderson, Eugénie J. A. (1986). "Some hitherto unpublished material on Northern (Megyaw) Hpun." John McCoy and Timothy Light, eds. Contributions to Sino-Tibetan Studies: 101-134.
  • 黃布凡 (Huang Bufan, Hoàng Bố Phàm) biên tập (1992). 藏緬語族語言詞匯 (ZangMian yuzu yuyan cihui/Từ vựng của các ngôn ngữ ngữ tộc Tạng Miến. Bắc Kinh: 中央民族大學出版社 Zhongyang minzu daxue chubanshe, NXB Đại học Dân tộc Trung ương, 1992.
  • Luce, G. H. (1985). Phases of Pre-Pagán Burma: Languages and History. Oxford: Oxford University Press.
  • Mann, Noel Walter. 1998. A phonological reconstruction of Proto Northern Burmic. Unpublished thesis. Arlington: The University of Texas.
  • Maran, L. R. (1971a). "A note on the development of tonal systems in Tibeto-Burman." Occasional Publications of the Wolfenden Society on Tibeto-Burman Linguistics 2.
  • Maran, L. R. (1971b). "Burmese and Jingpho: a study of tonal linguistic processes." Occasional Publications of the Wolfenden Society on Tibeto-Burman Linguistics 4.
  • Müller, André (2016). Linguistic convergence within the 'Kachin' languages. The Newsletter: International Institute for Asian Studies, (75):34-35. doi:10.5167/uzh-127702
  • Pe Maung Tin (1933). "The dialect of Tavoy." Journal of the Burma Research Society 23.1: 31-46.
  • Okell, John (1988). "Notes on Tone Alternation in Maru Verbs". David Bradley, et al. eds. Prosodic Analysis and Asian Linguistics: to honour R.K. Sprigg. (Pacific Linguistics C-104). Canberra, A.C.T., Australia: Dept. of Linguistics, Research School of Pacific Studies, Australian National University:109-114.
  • Okell, John (1989). "Yaw: a dialect of Burmese". South East Asian linguistics: essays in honour of Eugénie J A Henderson. Ed. J H C S Davidson. London, SOAS:199-219.
  • Sawada Hideo (1999). "Outline of Phonology of Lhaovo (Maru) of Kachin State/". Linguistic & Anthropological Study of the Shan Culture Area, report of research project, Grant-in-Aid for International Scientific Research (Field Research):97-147.
  • Sprigg, R. K. (1963). "A comparison of Arakanese and Burmese based on phonological formulae." Shorto, H.L. (ed.) Linguistic Comparison in South East Asia and the Pacific: 109-132.
  • Taylor, L. F. (1922). "The dialects of Burmese." Journal of the Burma Research Society 11: 89-97.
  • Wannemacher, Mark W. (1995-7). Notes on Achang, Atsi, Jinghpaw, Lashi, and Maru. (unpublished manuscript cited by Mann 1998).
  • Wannemacher, Mark W. (1998) Aspects of Zaiwa Prosody: an Autosegmental Account. Summer Institute of Linguistics/University of Texas at Arlington.
  • 徐悉艱 (Xu Xijian, Từ Tất Gian) & 徐桂珍 (Xu Guizhen, Từ Quế Trân). 1984. 景頗族語言簡誌 (載瓦語) (Jingpozu yuyan jianzhi (Zaiwa yu)/ Giản lược về ngữ tộc Cảnh Pha (tiếng Tái Ngõa)) Bắc Kinh: 民族出版社 (Minzu chubanshe, NXB Dân tộc). 1984.
  • Yabu Shirō 藪 司郎 (1980). "ビルマ語ヨー方言の資料 Birumago Yō hōgen no shiryō / Linguistic Data of the Yaw Dialect of the Burmese Language." アジア・アフリカ言語文化研究 Ajia Afurika gengo bunka kenkyū / Journal of Asian and African Studies 19: 164-182.
  • Yabu Shirō 藪 司郎 (1981a). "ビルマ語タウンヨウ方言の資料 Birumago Taunyou hōgen no shiryō / Linguistic Data of the Taung'yo Dialect of the Burmese Language." アジア・アフリカ言語文化研究 Ajia Afurika gengo bunka kenkyū / Journal of Asian and African Studies 21: 154-187.
  • Yabu Shirō 藪 司郎 (1981b). "ビルマ語ダヌ方言の会話テキスト Birumago Danu hōgen no kaiwa tekisuto / Conversational Texts of the Danu Dialect of Burmese." アジア・アフリカ言語文化研究 Ajia Afurika gengo bunka kenkyū / Journal of Asian and African Studies 22: 124-138.
  • Yabu Shirō 藪 司郎 (1982). アツィ語基礎語彙集 / Atsigo kiso goishū / Classified dictionary of the Atsi or Zaiwa language (Sadon dialect) with Atsi, Japanese and English indexes. Tokyo: 東京外国語大学アジア・アフリカ言語文化研究所 Tōkyō Gaikokugo Daigaku Ajia Afurika Gengo Bunka Kenkyūjo.
  • Yabu Shirō 藪 司郎 (1988). A preliminary report on the study of the Maru, Lashi and Atsi languages of Burma. Trong Yoshiaki Ishizawa (chủ biên), Historical and cultural studies in Burma, 65-132. Tokyo: Institute of Asian Studies, Sophia University.