Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Phật Lớn (An Giang)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n nhỏ
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
'''Chùa Phật Lớn''' được xây dựng năm [[1912]], trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển)<ref>Theo ''Kỷ lục An Giang 2009''. Nxb Thông Tấn, 2010, tr. 99.</ref>. Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng [[Phật]] cao 1,8 [[m]]. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với ''chùa Phật Nhỏ'' ở hướng đông, cũng trên núi này.
Sau khi ông [[Bảy Do]] ([[Cao Văn Long]]), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị [[thực dân Pháp]] bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm [[1914]], ông cựu hương quản làng An Khánh <ref>Làng An Khánh tổng Hòa Quới, quận An Hóa, tỉnh [[Mỹ Tho]]</ref> đến [[núi Cấm]] thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn ([[Sài Gòn]]) nhờ Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng ''Hội [[Nam Kỳ]] Nghiên cứu Phật học'') đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.
 
Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật báo với Chủ tỉnh [[Châu Đốc]], ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn thì nhận được công văn của tỉnh buộc phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: ''Theo tục lệ [[An Nam]], không thể để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dãi nắng như thế...'' Chủ tỉnh lại gởi công văn lần nữa, lần này Cò mi Chấn đáp: ''Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên không dám dỡ!''... Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật được bảo quản tốt cho đến nay.