Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Phật Lớn (An Giang)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Di chuyển một phần đến bài Cao Văn Long
Dòng 11:
Hiện nay ([[tháng 7]] năm [[2008]]), chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ có mở rộng diện tích lên đến 13,6 [[ha]] gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước... để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.
 
==Bảy Do==
[[Hình:Cầu đá dẫn lên chùa Phật Lớn.jpg|nhỏ|phải|220px| Cầu bê tông bắc qua hồ Thủy Liêm dẫn đến chùa Phật Lớn]]
'''Bảy Do''', tên thật '''Cao Văn Long''' (? - ?) khi khoác áo tu hành lấy hiệu '''Ngọc Thanh''', quê làng An Hội, tỉnh [[Bến Tre]], cháu của lãnh tụ kháng Pháp [[Thủ Khoa Huân]] ([[1830]] - [[1875]]). Sau khi cùng với chú Huân khởi nghĩa rồi nhận thất bại, ông tới lui hầu hết các tỉnh [[Nam Kỳ]]. Cuối cùng ông đến núi Cấm, chọn nơi hoang vắng xây chùa, để rồi ''khoác áo tràng đen, đi chân đất, đầu búi tóc, ngày hai buổi ngồi thiền, đến đêm lại luyện võ dưới bóng trăng, thu nhận môn đồ, gặp gỡ những người chung chí hướng và lấy đó làm trụ sở cho Hội kín (Thiên Địa hội) do [[Phan Xích Long]] lãnh đạo...''
 
Theo G.Coulet, ông bị bắt ngày 17 [[tháng 3]] năm [[1917]], sau khi quân Pháp ruồng bố núi Cấm và chùa Phật Lớn. Dù chẳng tìm được tang chứng gì, ngoài một số lượng lớn chén bát, nhưng quân Pháp dựa vào mớ chén bát đó để qui tội ông làm ''quốc sự''...<ref>Les sociétés secrètes en terre d’Annam. S, Ardrin, [[1926]].</ref>
 
Theo bài viết "Đức Trung Tôn trên núi Cấm...<ref>"Đức Trung Tôn trên [[núi Cấm]] ([[Châu Đốc]]) hết cái nạn dầm mưa dang nắng” trên báo ''Từ Bi Âm'' số 92 ra ngày 15 [[tháng 10]] năm [[1935]].</ref> thì: ''Nguyên thuở trước, ước chừng ba bốn chục năm nay, có một ông thầy tu theo đạo trên, tên là Bảy Do, lên choán chỗ đó mà cất một cảnh chùa bằng ngói rất nguy nga. Trong chùa ấy, ông lại mướn thợ lên cốt một vị Phật bằng ciment (xi măng) rất to, tục kêu “Đức Trung Tôn”, bề cao được một thước tám tây, ngồi kiết già trên cái bàn cũng bằng [[xi măng]] và cao trên hai thước. Chùa vừa cất xong thì ông Bảy Do lại bị ở tù, kế từ trần trong ngục thất...''.
 
Nhà văn [[Sơn Nam]] cho biết thêm: '' Thực dân bắt ông Bảy Do nhưng chúng đành chịu thua, chẳng tìm ra được hệ thống tổ chức. Năm 1917, trước tòa án quân sự, khi Pháp hăm dọa, lên án 5 năm cấm cố, ông vẫn bình thản với câu trả lời khiến dư luận bấy giờ thán phục: "Tôi là kẻ tu hành, ở đâu cũng tu được vậy thôi"''<ref>''Lịch sử An Giang'', Nxb Tổng hợp An Giang, 1988, tr. 127.</ref>.
==Ảnh==
<gallery>