Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bánh chưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Lamb2 (thảo luận | đóng góp)
++
Dòng 1:
[[Hình:Banh chung vuong.jpg|nhỏ|phải|250px|Một cặp bánh chưng vuông chưa luộc, mặt lá màu thẫm quay vào trong áp với bề mặt gạo để tạo màu xanh cho bánh]]
'''Bánh chưng''' là một loại [[bánh (ẩm thực)|bánh]] truyền thống của [[dân tộc Việt]] nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm [[gạo nếp]], [[đậu xanh]], [[Lợn|thịt lợn]], [[lá dong]] và bánh thường được làm vào các dịp [[Tết]] cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ [[Hùng Vương]]) (mùng 10 tháng 3 [[âm lịch]]).
 
==Sự tích==
Dòng 34:
 
==Chuẩn bị==
*Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
*Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
*Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào [[chõ]] đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào đỗ.
*Thịt lợn: thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút [[muối]], hạt [[tiêu]] bột, hành củ trong 1 giờ, không dùng nước mắm khi ướp vì bánh để lâu sẽ bị thiu, hỏng.
 
Dòng 52:
*Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
*Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo
*Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh
*Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
*Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng
Dòng 65:
 
===Luộc bánh===
Lấy [[xoong]] to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị [[''lại gạo]]'' sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
 
===Ép bánh và bảo quản===
Dòng 75:
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
 
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, [[nước mắm]] rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với [[dưa góp]].
 
==Biến thể==
Một số vùng không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài", hay "bánh Tày". Ta có thể thấy sự thay đổi qua thời gian của quan niệm "trời tròn đất vuông", với bánh dầy tròn và bánh chưng vuông trên chính vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, như [[Phú Thọ]], [[Vĩnh Phúc]]. Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ, và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể dùng lá chuối, lá [[chít]] thay cho lá dong, và lạt giang thì thường được nối bằng phương thức đặc biệt.
 
Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, [[đường trắng]] được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với [[gấc]], cho màu đỏ đẹp. Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong.