Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hiến Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 9635264 của 123.26.33.67 (Thảo luận)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 5:
| tên thật = Nguyễn Hiến Lê
| birth_date = [[8 tháng 1]], [[1912]]
| birth_place = [[Quảng Oai]], [[Sơn Tây (tỉnh)|Sơn Tây]]
| death_date = {{ngày mất và tuổi|1984|12|22|1912|1|8}}
| death_place = [[Thành phố Hồ Chí Minh]]
Dòng 17:
:''"...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày [[8 tháng 1]] năm [[1912]]). Đổi ra bát tự để lấy lá số [[Tử Bình]] hay [[Bát tự Hà Lạc|Hà Lạc]] thì tôi sinh năm [[Tân Hợi]], tháng [[Tân Sửu]], ngày [[Quý Mùi]], giờ [[Tân Dậu]]"<ref>Sách ''Hồi ký Nguyễn Hiến Lê'', NXb Văn học, 1993, tr. 16.</ref>.''
 
Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ [[Quảng Oai]], tỉnh [[Sơn Tây]] (nay thuộc huyện [[Ba Vì (định hướng)|Ba Vì]], [[Hà Nội]]). Xuất thân từ một gia đình [[nho giáo|nhà Nho]], ông học tại [[Hà Nội]], trước ở trường Yên Phụ, sau lên [[trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội|trường Bưởi]].
 
Năm [[1934]], ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh [[đồng bằng sông Cửu Long|miền Tây Nam Bộ]], bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với [[Miền Nam (Việt Nam)|Nam bộ]], gắn bó với [[Hòn ngọc Viễn Đông]].
 
Sau [[Cách mạng tháng Tám]] năm [[1945]], ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở [[Long Xuyên]]. Năm [[1952]] chuyển lên [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.
 
Những năm trước [[1975]] và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
Dòng 45:
 
#Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải tạo cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người.
#Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của [[Thượng đế]] hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên [[Niết-bàn|Niết bàn]] hay [[Thiên đàng]].
#Quan niệm thiện ác thay đổi tùy nơi, tùy thời. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện, cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội thời nông nghiệp; tới thời kỹ nghệ không còn lợi cho gia đình, xã hội nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tuy nhiên vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, từ hồi loài người bắt đầu văn minh, dân tộc nào cũng trọng, như đức nhân, khoan hồng, công bằng, tự do, tự chủ,...
#Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
#[[Nho giáo|Đạo Khổng]] thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
#Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
#Mỗi người đã phải đóng một vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống trong một gia đình êm ấm giữa sách và hoa, được lòng quý mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách mà được hàng vạn người hoan hô, mà còn có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn bạn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nhận một chức tước gì của chính quyền.
#Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh [[nghệ sĩ]] rồi.
#Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], thơ [[Lý Bạch]], văn [[Tô Đông Pha]] hay nhất. Ở nước ta, thơ [[Nguyễn Du]] tự nhiên, bình dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.
#Tôi khuyên con cháu đừng làm [[chính trị]] , nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.
#Một [[xã hội văn minh]] thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người.
#Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề [[luật sư]] không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội [[quyền tự do|tự do]] được.
#Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
#Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì sẽ mang họa vào thân.
#Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hợp ý mình; phải chung sống năm ba năm mới rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi thấy cuộc hôn nhân của ông bà [[Marie Curie|Curie]] là đẹp nhất, thành công nhất cho cả cá nhân ông bà lẫn xã hội. Hiện nay ở Mỹ có phong trang kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà có thể gây nhiều xáo trộn cho xã hội.
#Có những hoa hữu sắc vô hương mà ai cũng quý như hoa [[hải đường]], hoa [[đào]]; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường. Chơi hoa tôi thích nhất loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như [[chi Ngọc lan|ngọc lan]], [[hoàng lan]]. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.
#Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
#Cơ hồ không thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm; và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.